Giải đáp hổ trợ ae chơi cá vàng chữa bệnh cho những chú cá thân yêu của mình

ARONAWA

Thành Viên Tích Cực
Cá chép thông thường hay cá chép châu Âu (Cyprinus carpio) là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Tên gọi của nó cũng được đặt cho một họ là họ cá chép (Cyprinidae). Có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét (4 ft) và cân nặng tối đa 37,3 kg (82,2 pao) cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% các kích cỡ và khối lượng cực đại.



Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Là một loại cá sống thành bầy, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Nguyên thủy, chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hay nước lợ với pH khoảng 7,0 - 7,5, độ cứng của nước khoảng 10,0 - 15,0 d GH và khoảng nhiệt độ lý tưởng là 3-24 °C (37,4 - 75,2°F).

Cá chép, cũng giống như các biến thể khác của nó, như cá chép kính (không vảy, ngoại trừ một hàng vảy lớn chạy dọc theo thân; có nguồn gốc ở Đức), cá chép da (không vảy, trừ phần gần vây lưng) và cá chép nhiều vảy, là những loại cá ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác (bao gồm cả động vật phù du) hoặc cá chết.

Tại một số quốc gia, do thói quen sục sạo dưới bùn của chúng để tìm mồi nên chúng bị coi là nguyên nhân gây ra sự phá hoại thảm thực vật ngầm cũng như sự phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa. Tại Úc có các chứng cứ mang tính giai thoại và các chứng cứ khoa học cho thấy việc đưa cá chép vào đây là nguyên nhân gây ra nước đục vĩnh cửu và giảm sút thảm thực vật ngầm trong hệ thống sông Murray-Darling, với hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái của sông, chất lượng nước và các loài cá bản địa. Do điều này, nó được những người đánh cá trong những khu vực này gọi là 'pig' (lợn) của cá nước ngọt. Tuy nhiên, ở những nơi khác nó được những người câu cá đánh giá cao do kích thước và chất lượng thịt. Ngoài ra, loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực phẩm. Người ta hiện nay đánh bắt chúng cả trong tự nhiên lẫn trong môi trường nuôi thả. Thịt của nó được dùng cả ở dạng tươi và dạng đông lạnh.

Là loài cá đẻ trứng nên một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ. Cá bột bị nhiều loài cá ăn thịt khác săn bắt, chẳng hạn cá chó (Esox luciusMicropterus salmoides).

Tại Cộng hòa Czech, cá chép là một món ăn truyền thống trong bữa ăn tối vào dịp lễ Nô en.

Đặc điểm

Thân cá hình thoi, mình dây, dẹp bên. Viền lưng cong, thuôn hơn viền bụng. Đầu cá thuôn, cân đối. Mõm tù. Có hai đôi râu: Râu mõm ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên về phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng và lồi. Miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình cung khá rộng; rạch miệng chưa tới viền trước mắt. Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang rộng gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu phía trong là răng cấm, mặt nghiền có vân rãnh rõ.

Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần mõm hơn tới gốc vây đuôi, gốc vây lưng dài, viền sau hơi lõm, tia đơn cuối là gai cứng rắn chắc và phía sau có răng cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn chưa tới các gốc vây sau nó. Vây hậu môn viền sau lõm, tia đơn cuối hoá xương rắn chắc và phía sau có răng cưa. Hậu môn ở sát gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ hơi tầy và tương đối bằng nhau.

Vẩy tròn lớn. Đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống đuôi. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới đường bên vàng xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây đuôi và vây hậu môn đỏ da cam.

Phân bố

Trên thế giới: Cá chép phân bố rộng khắp các vùng trên toàn thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc.

Ở Việt Nam: Cá phân bố rộng trong sông ngòi, ao hồ, ruộng ở hầu hết các tính phía Bắc Việt Nam. Cá có nhiều dạng hình như: Cá chép trắng, chép cẩm, chép hồng, chép đỏ, chép lưng gù, chép thân cao, chép Bắc Kạn v.v... là loài cá có giá trị kinh tế cao.

Năm 1984 cá được thu từ tự nhiên và đưa về lưu giữ tại Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1.

Tập tính

Cá chép sống ở tầng đáy cá vực nước, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn đáy và cỏ nước. Cá có thể sống được trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, chịu đựng được nhiệt độ từ 0-400C, thích hợp ở 20-270C. Cá có thể sống trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt.

Sinh sản

Cá chép là loài có kích cỡ trung bình, lớn nhất có thể đạt tới 15-20kg. Cấu trúc thành phần tuổi của cá chép ở sông Hồng trước đây có tới 7 nhóm tuổi. Sinh trưởng chiều dài hàng năm của cá chép như sau: 1 tuổi là 17,3cm, 2 tuổi là 20,6cm, 3 tuổi là 30,2cm, 4 tuổi là 35,4cm, 5 tuổi là 41,5cm và 6 tuổi là 47,5cm. Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo trọng lượng.

Cá chép thành thục ở 1+ tuổi. Sức sinh sản của cá lớn, khoảng 150.000-200.000trứng/kg cá cái. Mùa vụ sinh sản kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tập trung nhất vào các tháng xuân-hè khoảng tháng 3-6 và mùa thu khoảng tháng 8-9. Trứng cá chép ở dạng dính.Trứng cá sau khi đẻ bám vào thực vật thuỷ sinh. Ở các sông cá thường di cư vào các bãi ven sông, vùng nhiều cỏ nước. Cá thường đẻ nhiều vào ban đêm, nhất là từ nửa đêm đến lúc mặt trời mọc hoặc đẻ nhiều sau các cơn mưa rào, nước mát.

Hiện trạng

- Cá chép ở Việt Nam là loài có nhiều dạng hình khác nhau, tuy nhiên cá lưu giữ là loài cá chép trắng. Cá chép là đối tượng nuôi quan trọng trong ao hồ, được nghiên cứu rất nhiều nhằm tạo giống lai kinh tế, tạo ra các dòng cá có giá trị kinh tế cao.

- Cá chép là loài có giá trị kinh tế, thịt cá thơm ngon nhất là sau mùa cá được vỗ béo, được nhiều người nuôi và người tiêu dùng ưa thích. Đây là đối tượng nuôi quan trọng trong ao, hồ, đầm, ruộng, lồng bè. Cá có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép đều cho năng suất và hiệu quả rất cao. Loài cá này còn được nuôi để diệt ấu trùng muỗi. Cá còn dùng làm cá cảnh trong công nghệ di truyền màu sắc.

- Sản lượng cá chép tự nhiên đã và đang giảm sút hết sức nghiêm trọng do khai thác quá mức. Mặt khác do việc nhập giống, lai tạo, cá ra các vùng nước tự nhiên và lai tạp làm mất dần nguồn gen quý hiếm, bản địa của đàn cá chép trắng Việt Nam.

- Do vậy việc lưu giữ dòng thuần cá chép trắng Việt Nam làm nguyên liệu cho chọn giống, lai tạo các thế hệ con lai kinh tế là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn to lớn.

Kỹ thuật cho cá chép đẻ tự nhiên trong ao

Cá chép thuần chủng có thể tự sinh sản được trong ao. Tuy vậy, ở nhiều nơi, do cá trong ao bị lai tạp và thoái hoá, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cá nuôi. Trong bài này sẽ giới thiệu cách cho cá chép đẻ tự nhiên theo phương pháp đơn giản để các hộ gia đình có thể chủ động sản xuất được con giống chất lượng cao, đúng thời vụ.

1. Mùa vụ cho đẻ:

Mùa đẻ chính của cá chép là mùa xuân và mùa thu. Trong thời gian này, vào những ngày mưa rào, có thể nhìn thấy từng đàn cá chép vật đẻ. Theo từng nhóm, cứ 2 - 3 con đực kèm sát 1 con cái, bơi lội ven bờ sông hoặc đầm ao, nơi có nhiều cây cỏ, rong, bèo để làm chỗ dựa vật đẻ. Các con đực tranh nhau đến cọ thân mình vào con cái. Cá cái được kích thích sinh dục uốn mình vật vã làm cho trứng phọt ra ngoài. Vỏ trứng cá chép có chất dính nên bám vào cỏ cây, rong, bèo. Ðồng thời lúc đó, cá đực phun ngay tinh dịch, tinh trùng bơi trong nước gặp trứng làm cho trứng thụ tinh. Dựa vào tập tính sinh đẻ của cá chép trong tự nhiên, người ta đã nghiên cứu cho cá chép đẻ theo ý muốn bằng cách tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi tương tự.

Yêu cầu của phương pháp cho cá chép đẻ tự nhiên: Vào đầu mùa xuân phải tuyển chọn trong ao nuôi vỗ cá chép bố mẹ những cá đạt tiêu chuẩn sau:

- Cá bố mẹ phải béo khoẻ, toàn thân trơn bóng, không rách vây, không trớt vảy, không bệnh. Có đủ cá đực và cá cái.

- Trứng cá phải căng tròn và rời. Sẹ cá phải trắng và đặc (vuốt xuôi hai bên bụng cá, thấy sẹ
trắng chảy ra như sữa).

Thời vụ cho cá chép đẻ tốt nhất vào mùa xuân. Trứng cá vụ xuân thường nhiều và tốt, nên nhân dân thường cho cá chép đẻ vào vụ xuân là chính (vụ thu chỉ tranh thủ cho đẻ những cá tái phát dục).

Những trạm trại cá giống thường ít quan tâm đến kế hoạch sản xuất cá chép giống, vì sản xuất vài chục triệu cá bột mè, trôi, trắm không khó, nhưng để sản xuất vài triệu cá chép bột trong một vụ lại không dễ, vì số lượng trứng của cá chép ít, phải nuôi vỗ một lượng khá lớn cá bố mẹ, gây tốn kém và mất nhiều diện tích ao. Vì thế, các hộ gia đình nuôi cá ở địa phương nên nắm vững kỹ thuật cho cá chép đẻ tự nhiên để chủ động sản xuất giống cá nuôi.
 

ARONAWA

Thành Viên Tích Cực
Nuôi cá cảnh là một thú chơi của nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc sao cho cá cảnh của mình phát triển khỏe mạnh và đẹp. Vậy nên làm gì để cá khỏe và đẹp? Chúng ta hãy thực hiện những bước sau nhé.

Nhất là cá vàng, việc nuôi cá vàng bao gồm cả việc cho cá ăn, thay nước cho bể cá và chăm sóc khi cá bị bệnh. Dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc cá vàng cơ bản nhất để bạn đọc tham khảo.




Bước 1: Chuẩn bị

- 1 con cá vàng
- 1 cái bể cá

Một số dụng cụ và phụ kiện chuyên dụng khác

Bước 2: Bể cá

Mặc dù nuôi cá vàng trong bể tròn sẽ đẹp hơn nhưng nhìn chung đây không phải là loại bể cá cảnh lý tưởng. Bể cá tròn thường dễ mang đi mang lại và cọ rửa nhưng diện tích mặt nước lại quá nhỏ để có thể cung cấp đủ oxy cho cá. Sẽ tốt hơn cho cá cảnh nếu chúng được nuôi trong những bể có bề mặt phẳng. Nên lưu ý rằng cá vàng không phải là vật nuôi hoàn toàn trong nhà. Chúng sẽ khỏe mạnh hơn nếu được nuôi ở môi trường bên ngoài ví dụ như ao cá ở ngoài vườn.

Bể cá tròn thường dễ mang đi mang lại và cọ rửa
nhưng diện tích mặt nước lại quá nhỏ để có thể cung cấp đủ oxy cho cá.

Bước 3: Chọn cá

Có 2 loại cá vàng.

- Loại thứ nhất có thân dài là loại cá vàng phổ biến hay gặp. Ví dụ như loại cá vàng Comet hay còn gọi là cá vàng sao chổi.

- Loại thứ hai là loại có thân tròn gọi là Fancy. Cá Fancy cũng chia ra làm nhiều loại nhỏ với đặc trưng là đuôi dài, mắt lồi và đầu to hơn mình. Cá Fancy bao gồm các loại như Moors, Orandas, Ranchus, loại mắt bong bóng, cá thiên đàng, đầu sư tử và loại đuôi quạt.

Cá Ranchu là một dòng cá Vàng rất được yêu thích

Không nên nuôi cùng lúc cả hai loại cá thân dài và cá thân tròn trong cùng 1 bể. Vì loại cá thân dài bơi nhanh hơn nên chúng sẽ chiếm hết thức ăn và khoảng không gian trong bể cá của loại cá thân tròn.

Bước 4: Cho cá ăn

Thức ăn cho cá vàng có nhiều loại khác nhau chẳng hạn như dạng viên và dạng mảnh. Loại viên chìm chậm rất tốt cho cá cảnh vì các loại cá ở mặt bể hay đáy bể đều có thể ăn được. Chỉ nên thả lượng thức ăn cho cá ăn trong khoảng 3 phút. Bạn nên cho loại cá vàng còn nhỏ và đang phát triển ăn khoảng 2-3 lần một ngày, còn loại cá vàng lớn tuổi hơn chỉ một lần một ngày. Bạn cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn của cá kiểng thêm giun sống và tôm (loại có sẵn từ các cửa hàng cá kiểng).

Bước 5: Thay nước cho bể cá

Cá vàng sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh nếu được sống trong môi trường nước an toàn. Bạn nên thay nước và làm sạch bể cá kiểng thường xuyên. Nhưng mỗi lần bạn chỉ nên thay một phần nước để cá dễ dáng thích nghi được với môi trường sống mới

Bước 6: Khi cá bị bệnh

Như bất kì loại cá cảnh khác, cá vàng cũng dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh. Hãy quan sát cá vàng của bạn thường xuyên để phát hiện ra bất kỳ nào thay đổi trong hành vi hay ánh mắt của chúng. Đây có thể là những dấu hiệu để phát hiện ra bệnh đốm trắng và nấm vây. Hầu hết các loại bệnh ở cá vàng đều có thể được chữa trị bằng thuốc. Khi cho thuốc vào bể cá kiểng, trước hết hãy trộn đều nó vào một ly nước rồi từ từ đổ vào bể. Đôi khi phải cách ly con cá vàng bị bệnh trong một bể cá riêng để tránh lây nhiễm sang các con cá khác.

Mặc dù cá vàng là loại cá cảnh khá đơn giản nhưng chúng cần được chăm sóc cẩn thận và chú ý trang trí bên trong cho đẹp. Hãy tham khảo ý kiến của các cửa hàng bán cá cảnh, sách hướng dẫn hay những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm để được tư vấn khi cần.
chúc bạn thành công !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!;)
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Nuôi cá cảnh là một thú chơi của nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc sao cho cá cảnh của mình phát triển khỏe mạnh và đẹp. Vậy nên làm gì để cá khỏe và đẹp? Chúng ta hãy thực hiện những bước sau nhé.

Nhất là cá vàng, việc nuôi cá vàng bao gồm cả việc cho cá ăn, thay nước cho bể cá và chăm sóc khi cá bị bệnh. Dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc cá vàng cơ bản nhất để bạn đọc tham khảo.




Bước 1: Chuẩn bị

- 1 con cá vàng
- 1 cái bể cá

Một số dụng cụ và phụ kiện chuyên dụng khác

Bước 2: Bể cá

Mặc dù nuôi cá vàng trong bể tròn sẽ đẹp hơn nhưng nhìn chung đây không phải là loại bể cá cảnh lý tưởng. Bể cá tròn thường dễ mang đi mang lại và cọ rửa nhưng diện tích mặt nước lại quá nhỏ để có thể cung cấp đủ oxy cho cá. Sẽ tốt hơn cho cá cảnh nếu chúng được nuôi trong những bể có bề mặt phẳng. Nên lưu ý rằng cá vàng không phải là vật nuôi hoàn toàn trong nhà. Chúng sẽ khỏe mạnh hơn nếu được nuôi ở môi trường bên ngoài ví dụ như ao cá ở ngoài vườn.

Bể cá tròn thường dễ mang đi mang lại và cọ rửa
nhưng diện tích mặt nước lại quá nhỏ để có thể cung cấp đủ oxy cho cá.

Bước 3: Chọn cá

Có 2 loại cá vàng.

- Loại thứ nhất có thân dài là loại cá vàng phổ biến hay gặp. Ví dụ như loại cá vàng Comet hay còn gọi là cá vàng sao chổi.

- Loại thứ hai là loại có thân tròn gọi là Fancy. Cá Fancy cũng chia ra làm nhiều loại nhỏ với đặc trưng là đuôi dài, mắt lồi và đầu to hơn mình. Cá Fancy bao gồm các loại như Moors, Orandas, Ranchus, loại mắt bong bóng, cá thiên đàng, đầu sư tử và loại đuôi quạt.

Cá Ranchu là một dòng cá Vàng rất được yêu thích

Không nên nuôi cùng lúc cả hai loại cá thân dài và cá thân tròn trong cùng 1 bể. Vì loại cá thân dài bơi nhanh hơn nên chúng sẽ chiếm hết thức ăn và khoảng không gian trong bể cá của loại cá thân tròn.

Bước 4: Cho cá ăn

Thức ăn cho cá vàng có nhiều loại khác nhau chẳng hạn như dạng viên và dạng mảnh. Loại viên chìm chậm rất tốt cho cá cảnh vì các loại cá ở mặt bể hay đáy bể đều có thể ăn được. Chỉ nên thả lượng thức ăn cho cá ăn trong khoảng 3 phút. Bạn nên cho loại cá vàng còn nhỏ và đang phát triển ăn khoảng 2-3 lần một ngày, còn loại cá vàng lớn tuổi hơn chỉ một lần một ngày. Bạn cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn của cá kiểng thêm giun sống và tôm (loại có sẵn từ các cửa hàng cá kiểng).

Bước 5: Thay nước cho bể cá

Cá vàng sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh nếu được sống trong môi trường nước an toàn. Bạn nên thay nước và làm sạch bể cá kiểng thường xuyên. Nhưng mỗi lần bạn chỉ nên thay một phần nước để cá dễ dáng thích nghi được với môi trường sống mới

Bước 6: Khi cá bị bệnh

Như bất kì loại cá cảnh khác, cá vàng cũng dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh. Hãy quan sát cá vàng của bạn thường xuyên để phát hiện ra bất kỳ nào thay đổi trong hành vi hay ánh mắt của chúng. Đây có thể là những dấu hiệu để phát hiện ra bệnh đốm trắng và nấm vây. Hầu hết các loại bệnh ở cá vàng đều có thể được chữa trị bằng thuốc. Khi cho thuốc vào bể cá kiểng, trước hết hãy trộn đều nó vào một ly nước rồi từ từ đổ vào bể. Đôi khi phải cách ly con cá vàng bị bệnh trong một bể cá riêng để tránh lây nhiễm sang các con cá khác.

Mặc dù cá vàng là loại cá cảnh khá đơn giản nhưng chúng cần được chăm sóc cẩn thận và chú ý trang trí bên trong cho đẹp. Hãy tham khảo ý kiến của các cửa hàng bán cá cảnh, sách hướng dẫn hay những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm để được tư vấn khi cần.
chúc bạn thành công !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!;)
Như a này nói là chuẩn ko cần chỉnh mình bổ sung thêm lun. Khi cá bệnh nếu phát hiện sớm điều đầu tiên cần phải làm là lập tức thay 50% nước đã qua xữ lý tăng cường lượng muối hột cho vào bể với liều gấp đôi ngày thường sử dụng. Vì thật sự nhìu loại nấm như nấm trắng li ti nấm bông gòn hay mục đuôi là do điều kiện nước ko tốt cá mới sinh bệnh mình chỉ cần nâng cao chất lượng nước trong bể thay nước 2 3 ngày liền thì cũng có thể cá tự hết nến chớm bệnh mà ta phát hiện còn nếu quá nặng thì hả đánh thuốc. Tốt nhất theo ngu ý của mình và kinh nghiệm của bản thân mình chỉ thật sự đánh thuốc khi trường hợp bất khả kháng ^^
 

vit_con.28

Thành Viên Mới
mình có 2 em oranda size nho thoi nhung trong do co một em bi benh ngua bung minh cung co chua nhung không khoi không biet ban co cach nao khac giup minh không ho minh nuoi la d_r_c 60*30*35 nuoi duoc 8 thang roi
 

vit_con.28

Thành Viên Mới
mình có 2 em oranda size nho thoi nhung trong do co một em bi benh ngua bung minh cung co chua nhung không khoi không biet ban co cach nao khac giup minh không ho minh nuoi la d_r_c 60*30*35 nuoi duoc 8 thang roi
 

Đặng Cao Vinh

Thành Viên Mới
Cá em nó cứ nằm đáy bể , không chịu ăn , mắt nó có vẻ dóng như thờ ơ ak . Cho em hỏi cá bị gì thế . em mới nuôi lần đầu chưa có kinh nghiệm mấy bạn giúp mình với . Thanks nhe ^^
 

Trần Văn Tuấn

Thành Viên Chủ Chốt
cá bác mới nuôi chắc là mới mua nên cá còn rất nhát, bác nên theo dõi cá thêm vài ngày nữa đi,nếu cá không ăn thì quan sát toàn thân của cá coi có bệnh gì không như bệnh nấm.
 

ngotroghieu

Thành Viên Tích Cực
cá vàng nuôi chơi thì bạn mua cái hồ nhỏ nhỏ thảy cục ô-xi vào cho ăn là sống thôi. Còn nếu nuôi kiểng thì cầu kì hơn nhiều!!!
 

ngotroghieu

Thành Viên Tích Cực
thế tại nhìu lí do : chất lượng nước, thức ăn, nhiệt độ, bla...bla...bla.... Nhìu khi còn do mua trúng cá dổm nữa !!!:D:D:D
 

khanhtran

Thành Viên Mới
Mọi người ơi jup em vs
Em có nuôi hai chú mắt lồi không biết có phải mắc vào đá hay ko mà vảy nó bị trầy giờ là một vùng trắng em sợ bị nhiễm trung nên tách ra nhưng ko biets vảy nó co mọc lại ko ạ? nếu ko mọc lại thìcá có bị sao ko ạ?
quên mất là hiện giờ em nó vẫn khỏe chỉ bơi chậm hơn thui
mong mọi người jup
 

NYd Nguyen

Thành Viên Mới
mấy anh ơi giúp em với....
Em mới mua mấy con cá Koi về được mấy ngày nhưng bây giờ cá bị tróc da thây thịt luôn và vây thì tưa hết. Vậy là cá bị bệnh gì và cách chữa trị như thế nào. Mấy anh chỉ giúp em với vì em mới chơi nên chưa có kinh nghiệm
Em cám ơn mấy anh
 

thienduongcacanh

Administrator
Thành viên BQT
mấy anh ơi giúp em với....
Em mới mua mấy con cá Koi về được mấy ngày nhưng bây giờ cá bị tróc da thây thịt luôn và vây thì tưa hết. Vậy là cá bị bệnh gì và cách chữa trị như thế nào. Mấy anh chỉ giúp em với vì em mới chơi nên chưa có kinh nghiệm
Em cám ơn mấy anh
Mua thuốc trị lỡ loét về trị cho nó bạn ah, ở các cửa hàng có bán
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top