Cách nuôi tép red cherry

thienduongcacanh

Administrator
Thành viên BQT
Kỹ thuật nuôi tép red cherry

1. Thiết kế hồ tép
Bạn nên có hồ tối thiểu từ 20 đến 40 lít để nuôi tép, một cái sưởi (để giữ nhiệt đô chuẩn cho tép đẹp và sinh sản: 24 – 27 độ C), nền (nền tối sẽ giúp tép đỡ bị stress) và một hệ thống lọc tuần hoàn.

Khi thiết lập lọc mới, nên cho các loại men vi sinh như Nitrobacteria của Dalch để kích thích hệ vi sinh hình thành nhanh, tép đỏ sẽ sống và đẻ rất khỏe ở môi trường có hệ thống vi sinh ổn định.

Khi sử dụng lọc, nên đặc biệt chú ý các đầu bịt để tránh hút tép vào trong gây tổn thất tép con và bảo toàn được quân số.


2. Mua các dụng cụ đo nước.

Điều này khá quan trọng khi bạn muốn chơi tép chuyên nghiệp. Các công cụ này có thể đo được các hàm lượng: Ammonia, Nirtite, Nitrate. Nên sử dụng các loại đo bằng dung dịch thay vì các loại máy vì các loại máy rất dễ hỏng đầu dò nếu không biết cách sử dụng và bảo dưỡng.




3. Mua từ 10 – 20 con tép ngay từ đầu.

Tép anh đào thường có giá rất rẻ, chỉ khoảng từ 15k 1 con. Nên mua số lượng như thế này để đảm bảo chắc chắn có đủ đực và cái.

- Nếu đóng tép chuẩn có thể vận chuyển tép trong 1 tuần. Tép anh đào rất khó chết và hầu như không chết trên đường vận chuyển. Nên chú ý khí hậu đích đến để nhét thêm túi giữ nóng hoặc đá trong thùng xốp để đảm bảo nhiệt độ cho tép.

- Tép mới về thì chưa nên mua, nên mua các con tép đã ở cửa hàng tối thiểu 3 ngày và được dưỡng cẩn thận.

- Khi đóng túi thì không nên đóng quá nhiều nước, tối đa là 1/3 túi, phần còn lại là oxy.


4. Khử clo và chloramines.

Cả Chlorine và chloramines sẽ giết tép vì thế nên khử hoàn toàn chúng trước khi cấp nước vào bể tép

5. Thả tép vào bể theo các bước sau.

Cho túi vào trong bể ngâm 15 phút, dùng 1 cái kẹp để kẹp vào thành bể, cứ 5 phút thì cho 1 bát nước từ bể vào trong túi, sau 3 lần như thế thì để nghiêng túi ra và cho tép chủ động bơi ra khi thấy phù hợp, không nên đổ ụp tép ngay khi vừa mang về để tránh tép bị sốc nước và PH (Cá Xinh đã nhiều lần manh động thả như thế nhưng cũng may là hầu như chưa chết bao giờ vì tép đỏ quá khỏe)


6. Thả tép vào bể.

Nhiệt độ và độ PH là 2 điểm cần trung hòa giữa bể cá của bạn và nước trong túi đựng tép.

7. Đặt nhiệt độ từ 24 – 27 độ

Tép là loại chịu lạnh cực giỏi nhưng chịu nóng yếu (do nóng thì thường thiếu oxy trong nước), vì thế nên cắm 1 cái đo nhiệt độ và để nhiệt độ từ 24 – 27 độ để đảm bảo tép khỏe, giữ màu đẹp và đẻ mắn.

8. Cho tép ăn các loại thức ăn lá, tảo, thức ăn chìm hoặc các loại lá cây.

Tép ăn hầu hết các loại thức ăn cá. Chúng đặc biệt thích các loại thức ăn chuyên dụng, tảo hoặc rêu hại trong bể. Chú ý không cho tép ăn các loại thức ăn có hàm lượng đồng cao vì đồng sẽ giết chết tép rất nhanh.

- Tuyệt đối không để thức ăn thừa trong bể, nên cho tép ăn vừa đủ. Không hết thì mình vớt đi.

- Nên cho ăn nhiều bữa với lượng nhỏ đều đặn trong ngày.


9. Nếu nhiệt độ nước phù hợp và tép được cho ăn đầy đủ, chúng sẽ sinh sản.

Tép mái thường có màu sậm hơn, có sọc trên lưng và dễ nhận thấy nhất là ôm trứng xanh hoặc vàng ở bụng trong khoảng 30 ngày trước khi đẻ. Con mái thường tụ trứng ở đầu rồi chuyển xuống dưới bụng. Chu trình này diễn ra từ 7 – 10 ngày. Trứng sẽ nở trong vòng 3 – 4 tuần. Nước càng ấm thì trứng nở càng nhanh. Con tép con cũng giống con tép trưởng thành về hình dáng mỗi tội la fnhor hơn nhiều và trắng hơn.


10. Bào dưỡng bể tép.

Một bể 40 lít có thể chứa được 150 con tép cỡ lớn nếu bạn chăm chỉ thay nước 25% mỗi tuần. Khi hút nước chú ý đừng hút sát đáy kẻo hút luôn tép con. Nhớ cho đầy đủ khoáng để giúp tép lột vỏ. Nếu tép chết khi đang lột vỏ thì 100% là do thiếu khoáng. Nếu tép bị chết lai rai thì làm 1 liều thuốc chống tép chết lai rai để tăng cường sức đề kháng cho tép.

Gợi ý

Nền tối hơn sẽ giúp tép có màu nổi bật hơn.

- Sai lầm lớn nhất của người mới chơi là sử dụng quá nhiều hóa chất. Nếu hàm lượng nước của bạn là ammonia = 0, nitrite = 0, nitrate <50, PH từ 6.0 – 8.0 tức là đã hoàn hảo. Không nên sử dụng các hóa chất một cách lạm dụng. Nên sử dụng các loại giảm PH, khử clo là đủ.

- Tép Anh Đào ăn nhiều loại rêu hơn cả loài chuyên ăn rêu là tép Amano, loại tép được mệnh danh là kẻ lau chùi sạch sẽ nhất trong bể thủy sinh. Chính vì thế một trong cách cách nuôi các loại rêu sạch sẽ nhất là thả vào trong bể tép.

- Tép anh đào có thể thích nghi với các điều kiện PH khác nhau, miễn là môi trường đừng thay đổi PH quá nhanh.

- Tép anh đào có thể sống ở môi trường rất lạnh, miễn là nhiệt độ không thay đổi đột ngột.

- Tép chuẩn bị lột vỏ sẽ cuộn người thành chữ U. Chúng sẽ cố gắng để chạm đầu vào đuôi. Chúng lột vỏ trong thời gian rất nhanh.

- Tép anh đào thích cà rốt luộc. Cà Rốt luộc sẽ giúp kích màu cũng giống như các loại thức ăn xịn. Trong 24 tiếng nếu tép không ăn hết thì vứt thức ăn thừa để tránh ô nhiễm nguồn nước.

- Nên cung cấp tổ hoặc các viên đá rêu, lũa rêu để tép ẩn nấp cũng như làm tổ hoặc trốn kẻ thù khi đang lột vỏ.

CHÚ Ý
- Không nên bỏ các vỏ lột của tép. Rất nhiều tép mới lột sẽ ăn vỏ này để tự cung cấp khoáng chất bên cạnh việc hấp thụ qua các viên khoáng công nghiệp.

- Không nên nuôi chung tép với các loại cá to như cá vàng, cá ĐĨa cỡ lớn, cá ali. Các loại khác có cỡ nhỏ như xê cam đổ lại thì nuôi được với tép okie.

- Tép rất hợp nuôi chung với các loại tỳ bà, trực thăng, panda, ốc… vì thế nên kết hợp chúng trong 1 bể.

- Tép rất nhạy cảm với chloramines, chlorine, ammonia, nitrites, và nitrates nồng độ cao. Nên xử lý kỹ vấn đề clo.

- Đồng là chất kịch độc và giết tép nhanh nhất, các loại thuốc diệt rêu hầu hết đầu chứa đồng vì thế TUYỆT ĐỐI không dùng các loại thuốc diệt rêu, diệt ốc, diệt sán (sán thì nên dùng bẫy bắt sán).


Nguồn:Sưu tầm Kiến thức kinh nghiệm thủy sinh trên internet ( Diễn đàn cá cảnh - Thiên Đường Cá Cảnh )
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top