Vài nét về nghệ thuật Bể thủy sinh

betta Jeff

Moderator
Thành viên BQT
Vào năm 70 của thế kỉ trước, người Nhật đã có thú chơi “Vườn cây trong nước”. Cơ sở khoa học của các kiểu vườn cây trong nước hay bể thủy sinh đã được nghiên cứu trước đó nhiều năm. Các công trình đã được công bố như: các loài cây thủy sinh, sự cộng sinh của động vật và thực vật sống trong nước.

Đồng thời người ta cũng đã giải quyết tốt được các kĩ thuật như đúc bể thủy sinh khá lớn, kĩ thuật chế tạo các đền chiếu có ánh sáng ban ngày (daylight), kĩ thuật thủy tinh nano (thủy tinh được tráng một lớp hóa học mỏng chừng 1/1 tỉ mét hay 1/1 triệu milimet, có tác dụng làmbụi và vi khuẩn không bám được trên bề mặt, không làm giảm dộ trong suốt của thủy tinh). Mặt khác, nghệ thuật bố cục (sắp đặt) trong bể thủy sinh lại có cơ sở của hàng nghìn năm nghệ thuật chơi cây cảnh, chơi cá cảnh và non bộ.
Thú chơi bể thủy sinh là thú vui đưa phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hùng vĩ vào gần với cuộc sống hàng ngày của con người. Đây là một nhu cầu bức thiết của xá hội công nghiệp hóa và đô thị hóa cao tầng.
Cảnh đẹp của thiên nhiên là vô cùng vô tận nên cảm hứng của việc chế tác, bố cục bể thủy sinh cũng vô cùng phong phú.
Những người có khả năng quan sát thiên nhiên, những người thích ngao du sơn thủy sẽ có khả năng chế tác các bể thủy sinh có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.
Trước tiên phải tưởng tượng một cảnh thiên nhiên đẹp: ven rừng vắng, đồi cây, núi đá, dòng suối. Phải hình dung một bức tranh lập thể về cảnh đẹp. Có thể phác thảo trên giấy. Cảnh đẹp lựa chọn đó rất có thể đã gặp trong tự nhiên mà hình ảnh còn động lại trong trí nhớ, cũng có thể là sự lắp ghép các cảnh thực với các cảnh ưa thích trong tâm tư. Sau khi lựa chọn, cân nhắc, hình thành chủ đề cảu bể thủy sinh, Đó là lúc đang tạo thành hình và hồn của tác phẩm.
Trong suốt quá trình cân nhắc lựa chọn cây thủy sinh, hòn đá, viến sỏi, con cá, cũng như sắp xếp bố cục, tất cả đều tuân theo chủ đề đã chọn. Phong cảnh thiên nhiên bao la đẹp đẽ được thu gọn trong một không gian nho nhỏ nên tác phẩm có tính khái quát, hàm xúc, ẩn dụ cao.
Mươi cây cỏ, đủ thành khu rừng nguyên thủy.
Vài mảnh đá, cũng là sườn núi cheo leo.
Tác phẩm mang tính nghệ thuật, nên bố cục cần hợp lí, hài hòa trong tổng thể, phải giải quyết thỏa đáng cấc mâu thuẫn như: sáng tối, đạm nhạt, xa gần, cương nhu, động tĩnh, hư thực, khách quan và chủ quan…
Trên phương diện khái quát, núi non từng cây trong bể không phải là thật, cây thủy sinh, đá, cá là thật. Như vậy, nghệ thuật cố cục bể thủy sinh là: hư trung hữu thực, hư thực tương sinh”..
Việc trồng cây xếp đá theo chủ đề đã định sẵn để hình thành một cảnh tượng hùng vĩ được khái quát thành tên gọi của cảnh tượng – tên gọi của tác phẩm.
Tên của tác phẩm, lột tả ý tưởng của chủ đề, hưỡng dẫn người thưởng thức tác phẩm liên tưởng suy tư theo chủ đề của tác phẩm. Điều này khá phù hợp với logic của tư duy, tổng hợp sơ bộ về sự vật (tên của sự vật), tạo điều kiện đẻ phân tích chi tiết sâu sắc, từ đó dẫn đến nhận thức đúng đắn chính xác sự vật.
Tên gọi của tâc phẩm là cách giải quyết mẫu thuẫn chủ quan và khách quan – chủ quan người chế tác và khách quan người thưởng thức. Nói chung, người thưởng thức thường khác người chế tác về nhiều phương diện, vậy nếu không có tên gọi là “cầu nối” thật chuẩn xác thì khó có thể đánh giá đúng đắn, đồng cảm với người chế tác.
Thú chơi bể thủy sinh có một số thuận lợi hơn các cách chơi văn hóa nghệ thuật khác.
Các vật liệu tự nhiên như các loài cá, màu sắc rực rỡ, hình thức lạ mắt, những ngọn cây thủy sinh lục biếc, các hòn đá, viên sỏi lựa chọn kĩ, các khúc lũa thiên hình vận tràn… tất cả đều ưa nhìn. Nhưng chúng lại được cho ngập chìm trong bể nước trong suốt, rực sáng, như một khối ngọc khổng lồ nên sẽ đẹp lên rất nhiều.
Người chế tác, dù không được học qua các lớp học hay các đợt đào tạo dài ngày cũng có thể tạo ra một bể thủy sinh có giá trị ít nhiều. Điều này rất khác so với các ngành nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, hay như ngay CCNT, bonsai…
Người thưởng thức cũng không phải cố gắng tưởng tượng, khái quát để thấy được cái đẹp của bể thủy sinh, kể cả bề sâu của cái đẹp.
Chúng ta có thể coi đây là một loại hình nghệ thuật dân dã, chắc sẽ được công chúng đón nhận rộng rãi.
Bể thủy sinh khó có thể tồn tại lâu dài. Cây, cá là các loài động thực vật chỉ sống đẹp có thời hạn hoặc có thời kì được suy tôn hoặc xuống cấp. Nhưng người chế tác lại có thể dễ dàng thay thế cây khác, con khác, hoặc cảnh khác kịp với thị hiếu mới. Có thể nói cách chơi thủy sinh là cách chơi phải sáng tạo không ngừng.
Năm 2009 có hội thi quốc tế bố cục cây thủy sinh ở Nhật Bản (International Aquatic Plants Layout contest 2009). Đó là hội thi thứ 9 nên có đến 1.342 tác phẩm của 51 nước tham dự. Đa số là các nước giàu mạnh và có văn hóa nghệ thuật phát triển như Trung Quốc, Nhật, Pháp, Hà Lan, Đức, Mỹ, Nga… Điều vinh dự nhất cho chúng ta là bể thúy sinh của anh Nguyễn Tiến Dũng (Tp. HCM) đã đoạt giải thưởng lớn. Tên của bể nghe rất mơ hồ: Khoánh khắc của thời gian (Moment in time), phong cảnh của bể là một cảnh rừng và thảm cỏ thể hiện cảnh sắc rất đẹp, nhưng lại ngổn ngang mấy thân cây chết khô xám xịt. Người thưởng ngoạn cảm thấy đau xót, như cánh rừng thiên nhiên đẹp đẽ đã không được bảo vệ, thiên nhiên đã không được bảo vệ.
Bằng nghệ thuật, Nguyễn Tiến Dũng như đã nhắc nhở mọi người trên trái đất, phải làm ngay một việc trọng đại, cấp bách: bảo vệ rừng – tài sản vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho trái đất, cho loài người.
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top