Cách phân biệt vành khuyên trống mái

thienduongcacanh

Administrator
Thành viên BQT
Phân biệt Vành Khuyên trống mái bằng tiếng kêu:
+ Khuyên trống thì có nhiều loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật . Vành Khuyên mái thì chỉ có một tiếng gọi đơn. Vành Khuyên trống âm thường đanh hơn và có âm vực cao cuối tiếng, mái thì tiếng kêu tắt dần (chiu…ịu) và thường kéo dài.
- Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.
- Chim mái thì kêu tiếng đục, âm trầm và ít kêu.
Thế như đó cũng lại là một điều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa.
+ Mùa chim đi theo đôi nếu con nào mà cứ kêu creee creee (tiếng rế) giậm chân trên cành rồi bành bành cái cổ, xòe xòe cái cánh là con đực đang ve mái. nhưng loại âm thanh này không chỉ riêng con đực có…
+ Chim hót chuyện là chim trống (100%)
- Phân biệt theo vóc dáng :
+ Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.
+ Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

Phân biệt theo phong thái:
Theo họ thì: con đực thường có dáng đứng cao hơn con mái và tư thế chân choãi ra như hình ( / ), còn khuyên mái thì thế đứng gần như song song. Chim trốnng hay bay, nhảy và kêu nhiều hơn chim mái.
- Phân biệt bằng cách xem tu: ( Tu là : phần lông vàng ở hậu môn ). Phương pháp này phải phân biệt theo mùa.
Đầu mùa xuân chim ghép đôi và sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to gần như chim đực. Nên tỉ lệ chính xác sẽ ko cao cho vì thế chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu, tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường tu con đực cao nhọn và xuôi về phía đuôi. Kết hợp quan sát hai bên lườn chim, nếu thấy có lông tơ mọc nhiều đa phần là đực.
- Phân biệt theo màu lông:
Chim trống thì có mầu lông khác hơn chim mái ở những điểm sau: Lông trên lưng tươi và sáng hơn, lông cổ và phía dưới vàng tươi (chim mái vàng nhạt). Hoạ dày và trắng hơn chim mái. Lông bụng màu trắng sáng còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Lông sườn con đực đậm và vạch vàng dưới bụng (có khi suất hiện ở cả con mái) nhưng ở con trống thì to hơn và đậm hơn.
- Khuyên con nào nhìn sáng, lông mượt, bó sát người và lông đuôi có bản to, cuối đuôi tẽ ra 2 bên, lõm vào ở giữa thì tỉ lệ để có khuyên trống là rất cao.Dưới đây là phương pháp phân biệt chim trống và chim mái:

-----------------------------------------------------------------
Thêm 1 số kinh nghiệm phân biệt vành khuyên trống mái
Để phân biệt khuyên trống mái có rất nhiều cách phân biệt dựa theo kinh nghiệm giúp người mói chơi có thể phân biệt. VD thổi tu, màu lông, tiếng gọi, nhìn đầu mặt, nhìn vạch bụng….
1/ Phân biệt khuyên trống mái bằng cách thổi tu: Ta phải phân biệt theo mùa, đầu mùa xuân chim ghép đôi và đang căng tu của con chim mái cũng cao và to như con đực cho nên tỉ lệ chính xác ko cao. Sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to cho nên chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu tỉ lệ sẽ cao hơn lúc này tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường thì tu con đực cao hơn con mái nhưng lựa trống mái theo cách này không cao lắm chiếm tỉ lệ chính xác là khoảng 60%.
2/ Nhận biết vành khuyên theo mầu lông:
- Chim trống thì có mầu lông tươi hơn và đẹp hơn chim mái ở những đặc điểm như lông người trên lưng có mầu xanh tươi hơn và có ánh vàng ở đầu lông chim, chim mái thì mầu xanh xỉn hơn trông không được tươi tắn.
- Lông đuôi phía dưới và lông cổ chim trống có màu vàng tươi, chim mái màu lông ở cổ và lông đuôi dưới thì có màu vàng nhạt giống màu nõn chuối.
- Lông bụng phía dưới của chim trống có mầu trắng sáng như cục bông, còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Thường thì các con trống sẽ có vạch vàng dưới bụng tuy nhiên cũng có một số rất ít con mái có vạch vàng. Cách chọn này hiệu quả cũng không cao lắm chiếm 70%.
- Có một đăc điểm cần lưu ý: họa của chim trống thường to và dầy có mầu trắng sáng, còn chim mái họa thường nhỏ và mầu sẽ xỉn và tối hơn. Theo cách chọn này thì cũng không chính xác tuyệt đối.
3/ Phân biệt khuyên trống mái bằng tiếng kêu:
- Khuyên trống thì có mấy loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật. Khuyên mái thì chỉ có một tiếng là tiếng đơn.
- Khuyên trống âm thường đanh, cao và gắt hơn, khuyên mái thì âm không đanh và tiếng rất cộc. Chim trống siêng kêu hơn, còn khuyên mái thì ít. Các bạn lưu ý là có rất ít những con trống kêu giọng mái mà vẫn líu như thường. Cách phân biệt này là có tỉ lệ cao nhất so với các cách kia chiếm 95%.
Các cách chọn vành khuyên mộc
Xin nói trước với các bạn là vóc dáng không quyết định gì tới tiếng hót hay, chỉ thuần túy để ngắm cho sướng mắt thôi, nếu mà dáng đẹp tiếng hay thì ai mà chẳng thích.
- Bộ đẹp thì nhỏ dài cao, thường những con nhỏ chim thì vai của nó hẹp hơn các bạn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn.
- Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp.
- Họa có hai loại: họa đơn và họa kép, họa kép nhìn đẹp hơn trông dữ tướng hơn.
- Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.
- Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ mau mỏ.
- Lông đuôi của con chim thế nào là đủ tiêu chuẩn: lông đuôi của con chim phải đủ 12 cái là chuẩn có những con 11 cái thì vẫn được, nhưng có những con chỉ có 9 cái sau này chim căng trông đuôi tóp sẽ mất cân dối với con chim.
Xin nêu một số kinh nghiệm chọn khuyên mộc, nếu muốn chọn được con chim mộc đẹp mà trong lồng nhiều quá nhìn sẽ khó chọn .
- Nhìn thẳng cửa lồng: Bình thường chúng ta hay nhìn thẳng cửa lồng như vậy thì chỉ nhìn được mỏ và mặt.
- Nhìn từ đỉnh lồng: nếu muốn nhìn vóc dáng con chim xem dài hay ngắn đuôi xòe hay ko xòe thì các bạn nhìn thẳng từ đỉnh lồng chim xuống thì nhìn rõ hơn .
- Nhìn thẳng theo chiều rộng của lồng: Còn muốn nhìn đầu con mặt con chim thì nhìn thẳng chỉ rõ được môt phần, các bạn nên nhìn từ chiều rộng của lồng lúc đó con chim mộc sẽ không hoảng đứng yên các bạn có thể nhìn rất rõ con nào đầu mặt mỏ có đẹp hay không, chân nó có cao hay không, móng trắng hay đen, họa dày hay mỏng sẽ lộ hết.
Chú ý khi nhìn bắt mộc lúc các bạn nhìn tay cầm cây móc chim gõ nhẹ vào lồng con chim hơi giật mình và mặt sẽ ngơ ngác lúc đó là lúc sẽ lộ ra hết vẻ đẹp của con chim.
Các bộ vóc dáng của vành khuyên
BỘ NHỎ DÀI, CAO
Thường những con nhỏ chim thì vai của nó hẹp hơn các bạn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn. Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp. Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.
BỘ NGŨ ĐOẢN
Bài ở trên là bộ chim nhỏ dài, còn có một loại bộ chim đẹp các bạn lưu ý đừng bỏ qua đó là bộ chim NGŨ ĐOẢN, bộ này còn hiếm hơn bộ nhỏ dài, tướng con chim, mỏ ngắn, vóc dáng ngắn, chân ngắn, cổ ngắn, đuôi ngắn tóm lại là cái gì cũng ngắn. Những con này cũng được liệt vào bộ dạng cổ quái sẽ có những điểm hay riêng của nó.
BỘ TO DÀI
Những con khuyên to dài cũng được coi là ít gặp vóc dáng to như con khuyên nâu. Có những con to gần bằng con thạch yến. Có vài người ở HÀ NỘI được sở hữu em cũng có một con như vậy có một đặc điểm các bạn lưu ý là tất cả những con to của các bác ở HN cũng như của em là líu rất tệ líu ngắn ko đảo tiếng tất nhiên là cũng có thể có những con tiếng hay. Phải nói là nhìn thì rất đẹp gọi to tiếng đanh các bạn cứ lấy tiêu chuẩn của khuyên nâu ra so là sẽ thấy khác ngay

BỘ VAI TO ĐẦU TRÒN
Những con chim này thường thì người ta không thích lắm vì trông ko được đẹp lí do là nhìn vai to đầu tròn mặt con chim nhìn sẽ ko dữ chim, vóc dáng con chim thì người chơi hay gọi là mình CỦ ĐẬU. Theo kinh nghiệm thì những con chim này nuôi khá mau líu chơi bền, dễ chơi tất nhiên là cũng có con hay con dở. Vì đây là sở thích hình dáng con chim của mỗi người. Nếu mà con chim tiếng hay dễ nuôi mà vóc dáng có xấu một tí thì vẫn chấp nhận được. Những con chim có vóc dáng đẹp thường thì nuôi rất õng ẹo mà chưa chắc tiếng đã hay hơn những con ô mai xấu, mà đĩ tìm được con chim đẹp tiếng hay thì quả thực là khó và mất nhiều thời gian.
Nguồn: Sưu tầm Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên ( Thiên Đường Cá Cảnh - Diễn đàn chim cảnh )
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top