Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh sẽ tôn vinh được nét đẹp của cá dĩa cũng như giúp cho hồ thủy sinh trở nên sinh động hơn. Tuy nhiên để có thể nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh đòi hỏi người chơi phải có nhiều kinh nghiệm, sau đây thienduongcacanh xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm cơ bản để giúp các bạn có thêm kiến thức trong cái thú chơi cá dĩa trong bể thủy sinh.
Đèn, ánh sáng và cây thủy sinh khi nuôi cá dĩa:
Hồ thủy sinh cần phải sử dụng đèn để có ánh sáng cho cây quang hợp, chính ánh sáng này làm cho cá dĩa bị lên tiêu, làm cá dĩa xấu đi rất nhiều. Vì thế để hạn chế việc cá dĩa lên tiêu ta cần chọn các cây thủy sinh có tán lá lớn như xác pháo đỏ hoặc xanh, súng, họ lá trầu, hẹ nước... Những lá cây này lớn tạo bóng mát để cá dĩa có nơi trú ngụ. Hoặc chọn các cây thủy sinh cần ít ánh sáng như cây ráy, dương xỉ..từ đó giảm được bớt ánh sáng trong hồ thủy sinh sẽ hạn chế được cá dĩa bị lên tiêu. Đặc biệt nên sử dụng hệ thống đèn ánh sáng vừa phải thôi.
Tiêu chuẩn hồ thủy sinh khi nuôi cá dĩa:
Hồ nên có chiều dài trên 80cm. Nên chia bể ra, để khoảng 1/3 diện tích đằng sau là trồng cây, 2/3 phía trước là rải cát, tập trung đèn vào đằng sau, cá đĩa hay bơi ở phía trước thì sẽ đỡ bị đèn chiếu nhiều. 1 lời khuyên chân thành là hồ thủy sinh nuôi với cá dĩa nên thoáng để dễ dọn dẹp vệ sinh
Hệ thống lọc và thức ăn cho cá dĩa trong hồ thủy sinh:
Hồ thủy sinh nên chơi lọc ngoài để tăng khả năng thẩm mỹ, cũng như đảm bảo chất lượng nước. Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh nên cho cá ăn với liều lượng phù hợp, hay nói cách khác là ít hơn so với bình thường 1 tí, có thể sử dụng thức ăn tim bò đông lạnh của Dương Bắc ( Angel Food) sẽ rất tốt. Hạn chế cho ăn trùng chỉ, vì sẽ làm ô nhiếm nguồn nước. Nếu luyện cho chúng ăn được thêm thức ăn viên sẽ đỡ cực nhọc hơn.
Chọn những dòng cá dĩa nào thích hợp nuôi trong bể thủy sinh: nên chọn những dòng cá dĩa albino hoặc các dòng sau đây sẽ ít bị lên tiêu như: Cá dĩa bông xanh, Dĩa lam, Bạch ngọc...
Các loại cá nuôi chung với cá dĩa trong hồ thủy sinh:
Ngoài ra ta có thể nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh kết hợp với 1 số loại cá nuôi hồ rong bơi ở tầng đáy và tằng mặt nước như: cá bảy màu, cá neon vua, cá mũi đỏ, cá hồng đăng, tam giác... để chúng ăn thức ăn thừa của cá dĩa, giúp cho hồ cá sạch hơn.
Còn ở tầng đáy, có thể chọn cá dọn dẹp rêu như cá chuột otto là tốt nhất, chúng không hút nhớt cá dĩa.
Các loại cá tránh nuôi trong bể thủy sinh với cá dĩa: Không nên chọn các loại cá hay cắn rĩa vây nhau, các loại cá bơi quá nhanh cũng không hay. Các loại cá có kích thước lớn cũng không nên lựa chọn nuôi trong bể thủy sinh.
Dưỡng cá dĩa khi nuôi trong hồ thủy sinh:
Các bạn có thể nuôi 2 bầy cá dĩa, bắt ra dưỡng rồi cho vào lại bể luân phiên, cách này mệt cho cá và cả chủ nuôi. Đàn này lấy ra dưỡng cho đẹp, thì cho đàn khác vào...
Thay nước hồ thủy sinh nuôi cá dĩa: khoảng 2 ngày 1 lần và thay khoảng 15%. Dùng ống nhựa xiphong hút cặn bả dưới đáy hồ ra.
Một vài video cá dĩa nuôi trong hồ thủy sinh:
Tác giả: Mr.Lân Thienduongcacanh
Đọc thêm: Các loại cá nuôi chung với cá dĩa
Mời các bạn chia sẻ thêm những kinh nghiệm bản thân trong việc nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh.
Đèn, ánh sáng và cây thủy sinh khi nuôi cá dĩa:
Hồ thủy sinh cần phải sử dụng đèn để có ánh sáng cho cây quang hợp, chính ánh sáng này làm cho cá dĩa bị lên tiêu, làm cá dĩa xấu đi rất nhiều. Vì thế để hạn chế việc cá dĩa lên tiêu ta cần chọn các cây thủy sinh có tán lá lớn như xác pháo đỏ hoặc xanh, súng, họ lá trầu, hẹ nước... Những lá cây này lớn tạo bóng mát để cá dĩa có nơi trú ngụ. Hoặc chọn các cây thủy sinh cần ít ánh sáng như cây ráy, dương xỉ..từ đó giảm được bớt ánh sáng trong hồ thủy sinh sẽ hạn chế được cá dĩa bị lên tiêu. Đặc biệt nên sử dụng hệ thống đèn ánh sáng vừa phải thôi.
Tiêu chuẩn hồ thủy sinh khi nuôi cá dĩa:
Hồ nên có chiều dài trên 80cm. Nên chia bể ra, để khoảng 1/3 diện tích đằng sau là trồng cây, 2/3 phía trước là rải cát, tập trung đèn vào đằng sau, cá đĩa hay bơi ở phía trước thì sẽ đỡ bị đèn chiếu nhiều. 1 lời khuyên chân thành là hồ thủy sinh nuôi với cá dĩa nên thoáng để dễ dọn dẹp vệ sinh
Hệ thống lọc và thức ăn cho cá dĩa trong hồ thủy sinh:
Hồ thủy sinh nên chơi lọc ngoài để tăng khả năng thẩm mỹ, cũng như đảm bảo chất lượng nước. Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh nên cho cá ăn với liều lượng phù hợp, hay nói cách khác là ít hơn so với bình thường 1 tí, có thể sử dụng thức ăn tim bò đông lạnh của Dương Bắc ( Angel Food) sẽ rất tốt. Hạn chế cho ăn trùng chỉ, vì sẽ làm ô nhiếm nguồn nước. Nếu luyện cho chúng ăn được thêm thức ăn viên sẽ đỡ cực nhọc hơn.
Chọn những dòng cá dĩa nào thích hợp nuôi trong bể thủy sinh: nên chọn những dòng cá dĩa albino hoặc các dòng sau đây sẽ ít bị lên tiêu như: Cá dĩa bông xanh, Dĩa lam, Bạch ngọc...
Các loại cá nuôi chung với cá dĩa trong hồ thủy sinh:
Ngoài ra ta có thể nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh kết hợp với 1 số loại cá nuôi hồ rong bơi ở tầng đáy và tằng mặt nước như: cá bảy màu, cá neon vua, cá mũi đỏ, cá hồng đăng, tam giác... để chúng ăn thức ăn thừa của cá dĩa, giúp cho hồ cá sạch hơn.
Còn ở tầng đáy, có thể chọn cá dọn dẹp rêu như cá chuột otto là tốt nhất, chúng không hút nhớt cá dĩa.
Các loại cá tránh nuôi trong bể thủy sinh với cá dĩa: Không nên chọn các loại cá hay cắn rĩa vây nhau, các loại cá bơi quá nhanh cũng không hay. Các loại cá có kích thước lớn cũng không nên lựa chọn nuôi trong bể thủy sinh.
Dưỡng cá dĩa khi nuôi trong hồ thủy sinh:
Các bạn có thể nuôi 2 bầy cá dĩa, bắt ra dưỡng rồi cho vào lại bể luân phiên, cách này mệt cho cá và cả chủ nuôi. Đàn này lấy ra dưỡng cho đẹp, thì cho đàn khác vào...
Thay nước hồ thủy sinh nuôi cá dĩa: khoảng 2 ngày 1 lần và thay khoảng 15%. Dùng ống nhựa xiphong hút cặn bả dưới đáy hồ ra.
Một vài video cá dĩa nuôi trong hồ thủy sinh:
Đọc thêm: Các loại cá nuôi chung với cá dĩa
Mời các bạn chia sẻ thêm những kinh nghiệm bản thân trong việc nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh.