Cá bống mũi tê giác

thienduongcacanh

Administrator
Thành viên BQT
Cá bống mũi tê giác là loài cá hiếm tại các dòng suối tại Quảng Đông - Trung Quốc. Với đặc điểm thân hình đỏ như lửa và chiếc mũi nhô lên như sừng tê giác. Môi trường sống của cá bống mũi tê giác trong thiên nhiên là những dòng thác suối chảy dồi dào oxi, có nhiều lá cây và cây thuỷ sinh, gỗ lũa ...

Mùa mưa lớn sẽ làm nước tại môi trường chúng sống trở nên đục ngầu, Nước chạy xiếc mạnh xối xã, và mực nước cũng dân lên cao. Tuy nhiên chúng vẫn sống và thích nghi tốt.



Tiếng tên anh: Rhinogobius zhoui
Tên tiếng việt: Cá bống mũi tê giác (Mr.Lân 2015)
Kích thước: 3.6cm
Nhiệt độ: 19-24 ° C
PH: 7,0-7,8
Độ cứng: 90-215 ppm

Thiết kế bể nuôi cá bống mũi tê giác: Bể không cần đòi hỏi quá rộng, nhưng cần dồi dào lượng oxi, chính vì thế cần thiết kế dòng nước chạy, bể cần trãi nàn cát sỏi, kết hợp các tảng đá mòn cho chúng bám, nên tranh trang trí thêm các nhánh gỗ lũa, các chậu sứ như chậu hoa nhỏ, để tạo môi trường lẫn tránh cho chúng.

Yêu cầu cần thay nước hàng tuần từ 30 - 50% lượng nước để cá phát triễn tốt, vì cá bống mũi tê giác trong thiên nhiên sống ở những con suối có nước chảy động liên tục.


Thức ăn: Cá bống mũi tê giác thích ăn đồ sống như trùn chỉ, atermia, lăng quăng....
Trong bể nuôi có thể bổ sung thức ăn khô dạng viên ở mức ít thôi nhé.

Tính tình: Cá bống mũi tê giác khá hiền lành nên có thể nuôi kết hợp với các loại cá thuỷ sinh, đặc biệt là các loại cá bơi ở tầng nước mặt.

Trong bể nên hoà hợp tỷ lệ cá trống mái để chúng hoạt động tích cực hơn, nếu ít quá chúng sẽ buồn và ít bơi lội.

Phân biệt cá bống mũi tê giác trống mái: Cá trống có kích thước lớn hơn cá mái, và đặc biệt màu sắc cá trống phát triễn đậm đẹp nỗi bật hơn.
Những vành biên màu xanh hơi tươi sáng sẽ xuất hiện ở cá trống ở phần vây lưng và vây đuôi.Trong khi đó cá mái ở những bộ phận vây đuôi và vây lưng thay thế bằng những vành đỏ sậm tối.



Hình thức sinh sản của cá bống mũi tê giác: Chúng đẻ trứng trên các mặt phẳng trong các hóc khe đá, cá trống có nhiệm vụ cao cả bảo vệ cho đến khi trứng nỡ.

Trong giai đoạn sinh sản cá trống trở nên hung hăn và đánh các con cá trống khác, vậy nên lưu ý chỉ ghép 1 trống cho 1 cá mái, hoặc 1 cá trống cho 2,3 cá mái.

Đến giai đoạn sinh sản thì cá mái thường chủ động tán tĩnh cá trống, và cá mái có thể tấn công cá trống nếu chú cá trống đó không chấp nhận tham gia cuộc chơi chuẩn bị hợp tác cho cá mái đẻ trứng.


Số lượng trứng khoảng 30 - 60 Trứng. Quá trình ấp trứng kéo dài từ 13 -21 ngày có thể tách cá mái nhưng tuyệt đối không được tách cá trống, vì cá trống làm nhiệm vụ chăm sóc trứng ( trừ trường hợp 1 số cá trống thiếu kinh nghiệm ăn trứng)

Để tỷ lê nỡ trứng tốt thì nên kết hợp 10 lít nước cộng với 1g muối /l, hoặc một sản phẩm chống gây bệnh có chứa malachite green và formaldehyde thêm với tỷ lệ 3 giọt mỗi 10l rất có hiệu quả.
Khi cá con nở được sau 24 - 48h có thể bắt đầu cho ăn atermia và thay nước thường xuyên hằng ngày

Thị trường mua bán: Cá bống mũi tê giác vẫn chưa có mặt ở thị trường Việt Nam
Tác giả: Mr.Lân ( Thienduongcacanh)

Xem video các loài cá cảnh đẹp nhất nuôi trong hồ thuỷ sinh
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top