Bí quyết chọn gà chọi hay

betta Jeff

Moderator
Thành viên BQT
Gà chọi nuôi không phải để lấy thịt mà để đá (chọi). Vì vậy việc nuôi thành công một con gà chọi tốt là một việc rất khó. Các hướng dẫn sau sẽ giúp bạn có được một chú gà chọi tốt.
CÁCH TUYỂN GIỐNG GÀ CHỌI
Chọn giống bố mẹ:
Con bố: Khỏe, có tông giống, giống gà hay có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp được mình giọt mưa là tốt nhất vì hầu hết những con gà hay thường tài năng, phát tiết ra bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp ẩn tướng như tướng ngủ như gà chết hoặc đêm nằm toàn bộ lông dựng đứng như lông nhím gọi là nhím kê. Quản gà (chân gà) thật thanh nhỏ, hàng vẩy hậu chân quá cựa, vảy đi và vảy kiếm rõ ràng mạch lạc.
Gà mẹ: Khác dòng và cũng có những ưu điểm như: Mình thon nhỏ (để ấp trứng không bị vỡ, vì một số gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng) ngoài ra còn phải tông giống của những dòng gà tốt.
Sau khi chọn giống bố mẹ đạt những phẩm cách trên đàn con ra đời thường mang đủ những ưu điểm của cả bố và mẹ như trên mới đạt yêu cầu.
+ Cách chăm sóc:
Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp 30%.
Gà trưởng thành: Khi gà được 1,8 – 2kg ta bắt đầu chọn những con gà tốt có những ưu điểm sau:
Quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: Đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn v.v… Từ 1,8 – 2kg ta chỉ cho gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng làm cho gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: Lươn, thịt bò, gân bò v.v…
Lưu ý: - Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.
Một số màu lông và chân gà không nên chơi: Gà nhạn (lông trắng) chân chì, dù tài cách mấy cũng không nên nuôi và đem ra trường đấu.
Gà xám chân trắng: Cũng là lỗi, chân gà này đa số thường kém tài.
Gà cú ra trường đấu thường cũng không gặp may, có khi nhìn tưởng thắng mười mươi nhưng rốt cục lại thất bại.

Chọn giống gà chọi
Chọn giống là cực kỳ quan trọng, gà cũng giống như các loài động vật khác, tuy cùng loài nhưng sau lại có con chọi hay, có con lại chọi dỡ bởi vì phần lớn là do duy truyền. Bởi vậy các cụ ngày xưa khi có được một chú gà chọi hay thì để lại làm giống. Nếu bạn thật sự muốn tìm gà chọi tốt thì bạn phải nuôi chúng từ quả trứng. Có nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống. Và việc chọn gà mái mẹ cũng rất quan trọng, cũng nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt. Sau khi được giống gà tốt thì bạn bắt đầu gây giống.
Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi.
Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.
Luyện tập cho gà chọi - Nhất khỏe nhì tài
Gà cũng giống như người có võ, nếu không luyện tập thì làm sao có sức để ra đòn. Vì vậy không nên nuôi gà trong lồng, trong bội quá lâu, việc này giống như nhốt tù chúng làm cho cơ bắp chúng sẽ không dẻo dai, khỏe mạnh, nên khi chọi với gà khác sẽ mau đuối sức và không nhanh nhẹn.
Vài ba ngày phải cho gà chọi một lần để tập luyện cho chúng sức bền cũng như làm quen với việc chọi gà làm cho chúng sung lên khi gặp "đối thủ" của mình. Giống như đội tuyển bóng đá vậy thôi nếu bạn không chơi giao hữu mà tối ngày chỉ biết tập và tập thì sẽ chơi không hay được.
Kỹ thuật chọn và nuôi gà chọi - gà đá đòn
Một vài bài tập được nhiều người chơi gà chọi áp dụng là đeo chì vào chân gà, chì được dát mỏng được bọc vải mềm sau đó quấn vào chân gà. Cái này cũng giống như các vận động viên mang bao cát vào bắp chân khi luyện tập.
[IMG]
Các giống gà
Mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Miền Bắc có gà Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội). Miền Nam có gà Châu Thành (Bến Tre), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bà Điểm... Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Ở miền Trung chơi đá gà đòn, thế và chỉ đá gà nòi (không đá gà kiến, gà pha, ga ri...).
Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Khánh Hòa có gà Phan Rang; Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh; đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà Bình Định phải kiêng dè, thận trọng.
Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà
mộcautolinker.com autolinking image Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài; đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc sông kônautolinker.com autolinking image (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).
Cách chọn gà
Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông "chó giống cha, gà gống mẹ" là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài.
Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường.
* Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.
* Cổ to, dài, thẳng.
* Lưng rộng, cánh dài.
* Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.
* Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng - khô.
Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói "dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài", cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài.
Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó... thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: "Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt".
Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu:
Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.
Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.
Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu:
Gà ô chân trắng mỏ ngà, đá đâu thắng đấy gọi là thần kê.
Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: "Gà sợ nhau tiếng gáy" là do đó mà ra.
Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh co 2 cua rung rinh gà ây mới quý; đặc biệt gà có vảy "đệ nhất thần đao" (linh giáp tử) được gọi là linh kê...
Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mới biết: gà có vảy "yểm long", vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi "dặm đầu tằm" hoặc "lưỡi đầu rồng" nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy "núp đấu" gà có vảy "yểm long" là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.
Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài nhưng làm sao biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: "Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng". Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.
Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu "ngủ đầu xà", hay "tử mỵ", gà này cũng thuộcautolinker.com autolinking image loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách *** lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.
Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả....
Chăm sóc gà rất khó đò hỏi sự siêng năng khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá sẽ hay hơn.Khi cho ăn cần đãi sạch lúa đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn. ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh. Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ:hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long...Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy:gạc thập, xuyên đao, huyền trâm, hàm long, địa giáp..vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng.
Dinh dưỡng cho gà chọi
Gà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lúaa thì bạn phải cho ăn thểm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất ...Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.
Kỹ thuật chọn và nuôi gà chọi - gà đá đòn
Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ
Bí quyết chọn gà quý – Kinh nghiệm dân gian. Những con gà quý:
1. Thư hùng kê: 1 chân trắng, 1 chân đen hay 1 chân vàng, 1 chân xanh ... Tóm lại là mỗi chân 1 màu khác nhau.
2. Lão thần đồng : Gà có cái đầu rất già nhưng thân hình thì lại rất tơ.
3. Lục đinh: Gà 6 cựa.
4. Gà độc long: chỉ có 1 mắt từ khi sinh ra.
5. Gà song sinh : Một trứng nở 2 con.
6. Gà hắc thiệt : Gà lưỡi đen hoặc có bớt đen hay xanh.
7. Gà lưỡng thiệt : Lưỡi chẻ đôi.
8. Gà ma : Là gà ít chịu đá con nào nhưng nếu chịu đá là thắng.
9. Gà trữ thực tả : Gà có bầu diều nằm bên trái.
10 Gà túc : Đụng đến gà này là nó túc liên tục, còn gọi là gà kêu con. Chân có 2 màu khác nhau.
11. Gà ngọc: ban đêm gáy trong miệng phát ra ánh sáng.
12. Gà tử mị: Ban đêm ngủ duỗi cánh, duỗi đầu như chết
13. Gà tử mị trường : Gà này ra trường thụt đâu, thụt cổ đứng củ rủ, mặt tái nhợt.
14. Mị khuất : Ban đêm gà ngủ tướng rất thảm thiết, đáng thương, cứ bỏ đầu vào cánh lại rớt ra, mỏ chống xuống đất.
15. Đoản thiệt: lưỡi thụt sâu vào trong hoặc không có lưỡi (gà lưỡi rùa). Miệng gà này có mùi hôi thối.
16 Lưỡng hậu : Gà có 2 phao câu hoặc 2 bình dầu.
17. Gà lông thép : Lông quăn và cứng (giống như cọng thép nhỏ)
18. Gà lông tượng : Lông đuôi và cánh có cái gần giống lông nhím.
19. Giáp cần: Gà có vảy lớn ở cần cổ.
20. Địa giáp (vảy dép) : Gà có 1 vảy lớn dưới chậu.
21. 1 cựa trắng, 1 cửa đen hoặc gà ô chân trắng cựa đen hoặc ô chân vàng, cựa đen, mỏ đen.
22. Cuồng kê: gà có đôi mắt lửa, tròng đen là xanh, đôi mắt đổi màu tuỳ lúc.
23. Móng rồng: Đôi ngón nội cong vào giữa, còn gọi là “bán nguyệt nội”, nếu được vảy xếp nhô lên, cạnh sắc bén từ ngón đến quản thì càng tốt, gọi là “vảy rồng”
24. Lắc mặt : Lúc nào đầu gà cũng lắc cũng rảy
25. Né lồng : Gà hay né tất cả những gì khi nó đi ngang qua, nếu úp trong bội thì né bội.
26. Gà nhím: Khi ngủ lông dựng lên như lông nhím.
27 Gà cò : Gà ngủ đứng bằng 1 chân
28. Quái kê : Gà ngủ, 1 mắt nhắm, 1 mắt mở
29. Gà nước ròng: Gà chỉ trổ tài vào lúc thủy triều lên.
29. Gà sinh thế: Gà này khi đá, tự nó sinh ra những thế độc địa, tuỳ theo lối đá của đối thủ mà có biến đổi thế đá của mình.
30. Gà lưỡng nhãn : 1 Mắt trắng 1 mắt đen (giống y như bị đui)
31. Giáp thiệt: Gà có móng trong lưỡi
32. Gà có móng trên mòng.
33. Nửa mình có màu này, Nửa mình màu khác (phân chia ràng)
34. Có 1 số gà bị dị tật nhưng lại đá rất hay.
Ngoài ra còn những con gà rất lạ, rất hiếm (nghe dân đá gà kể lại):
Gà tử mị dơi: Khi ngủ trên cây thì treo mình như con dơi.

Gà có mụt ruồi, trên mụt ruồi có lông như tóc quăn.
 

nuhoang

Thành Viên Mới
mình cũng rất hay xem đá chọi gà nhưng không được biết nhiều thông tin đến vậy. Cảm ơn bạn chia sẻ nhé! :)
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top