Tổng quan
Việc xếp hạng tép ong đỏ (crystal red/red bee shrimp) đôi khi rất khó khăn không chỉ vì có nhiều hạng khác nhau mà còn vì có nhiều biến thể màu sắc, đặc điểm, thuật ngữ và những yếu tố khác nữa. Nắm vững cách thức xếp hạng tép ong đỏ là điều rất quan trọng nếu bạn quyết định nuôi và lai tạo loài này.
Có một số yếu tố quyết định trong việc xếp hạng tép ong đỏ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là cường độ của màu trắng và màu đỏ ở một cá thể. Nếu màu trắng không đều và có dấu hiệu trong suốt thì tép sẽ bị rớt hạng. Tép mới mua hay tép già thường bị mất màu trắng. Tốt nhất nên mua tép non nếu bạn không muốn bị rủi ro khi tép mất màu. Tép ong trưởng thành có thể rất kén chọn khi được thả vào môi trường mới.
Hoa văn cũng là một yếu tố quan trọng khi xếp hạng tép ong. Các hoa văn như “mặt trời” (hinomaru), “răng cọp” (tiger tooth), “bảng cấm” (no-entry hinomaru), “bướm” (mosura) có thể quyết định thứ hạng của một cá thể. Cuối bài có phần hướng dẫn chung về thuật ngữ/đặc điểm dành dành cho từng thứ hạng cụ thể.
Xin lưu ý rằng không hề có hướng dẫn xếp hạng tép ong đỏ chính thức nào cả. Bài viết này chỉ nhằm mục đích giúp đỡ người chơi nắm vững cách thức xếp hạng và những thuật ngữ liên quan. Nếu có thêm thông tin về vấn đề này thì chúng tôi sẽ cập nhật sau.
Hạng SSS
Hạng SSS có nhiều màu trắng hơn những hạng xếp dưới nó (khoảng 75%). Đôi khi nó còn được gọi là hạng “bướm” (mosura). Nó dựa trên một nguyên tắc chung ở tép ong đỏ đó là càng nhiều màu trắng thì thứ hạng càng cao. Tuy nhiên, còn nhiều đặc điểm khác nữa khiến cho cá thể hạng SSS này được xếp cao hơn cá thể hạng SSS kia, bao gồm hoa văn màu đỏ trên đầu, màu mắt, màu chân và thậm chí cả màu râu nữa.
Hạng SSS “bướm hoa”
Hạng SSS “bướm vương miện”
Một số hình ảnh hạng SSS.
Hạng SS
Hạng SS có nhiều màu đỏ hơn hạng SSS. Màu đỏ xuất hiện ở phần giữa thân, thường là trên lưng. Cá thể được xếp hạng SS một khi trên lưng xuất hiện chấm tròn đỏ (hinomaru) tượng trưng cho hình mặt trời trên quốc kỳ Nhật Bản. Có một số biến thể khác của “mặt trời” bao gồm “biển cấm” (no-entry hinomaru) với một sọc trắng chính giữa chấm đỏ và “mặt trời kép” (double hinomaru) khi có thêm một chấm đỏ nữa nằm trên gốc đuôi. Trong một loạt hình ở dưới, bạn có thể phân biệt các hạng SS khác nhau.
Hạng SS “mặt trời kép” với “biển cấm”
Hạng SS “mặt trời” với “biển cấm”
Hạng SS “mặt trời”.
Tép trắng tinh (golden crystal shrimp) cũng chỉ được xếp hạng SS vì thiếu chút màu đỏ
Hạng S
Hạng S còn nhiều màu đỏ hơn các hạng SS và SSS. Hạng này có thêm màu đỏ ở hai bên thân so với hạng SS vốn chỉ có màu đỏ trên lưng. Tép ong đỏ hạng S rất phổ biến với giá thấp hơn và gần như cân bằng giữa hai màu đỏ/trắng. Một số người không chuộng sự lấn át của màu trắng như các hạng SS và SSS. Hạng S được xếp S+ nếu có những đặc điểm như đỏ và trắng đều cũng như một số đặc điểm đặc biệt như “răng cọp” và “viền chữ V”. Việc đánh giá hạng S+ hay thấp hơn phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng đều màu sắc. Màu trắng và đỏ đều là sự khác biệt giữa hạng S và hạng A. Điều quan trọng là phải khảo sát từng cá thể một cách toàn diện.
Hạng S+ “răng cọp”
Hạng S+ "viền chữ V"
Hạng S 3 viền trắng
Hạng S 4 viền trắng
Hạng A
Tép ong đỏ hạng A là hạng phổ biến đối với người mới bắt đầu chơi tép. Đặc điểm của hạng này là màu đỏ và trắng trong suốt và không đều. Hạng A không có các đặc điểm đặc biệt. Phân bố các màu đỏ và trắng có thể khác biệt vì một số cá thể có ba viền trắng trong khi có cá thể lên đến bốn viền trắng. Hạng A phù hợp với người mới chơi tép vì giá rẻ hơn so với những hạng cao hơn. Như đã nói ở trên, điều quan trọng là phải khảo sát từng cá thể một cách toàn diện để không đánh giá nhầm thành hạng S.
Hạng A 3 viền trắng
Hạng A 4 viền trắng
Hạng B
Hạng B có phân bố các màu đỏ và trắng không đều và hầu như không có bất kỳ viền trắng hoàn hảo nào. Một số người coi đây là hạng xấu nhưng nói chung xấu đẹp còn tùy vào mắt mỗi người. Đây cũng là hạng phù hợp với người mới chơi tép và nhà lai tạo để họ thực hành lai tạo tép ong đỏ. Trên thực tế đôi khi rất khó kiếm hạng B bởi vì không mấy người nuôi biến thể màu sắc này.
Hạng C
Tép ong đỏ hạng C gần giống với những con tép ong đỏ thế hệ đầu tiên. Cùng với thời gian, màu trắng mất dần và chuyển thành màu đỏ. Bạn có thể thấy màu sắc hầu như 100% đỏ với rất ít màu trắng ngoại trừ một vài vạch nhỏ. Màu này giống hệt với biến thể được Hisayasu Suzuki phát hiện lần đầu trong bầy tép ong hoang dã. Không có gì đặc biệt ở hạng này bởi vì nó rất gần với tép ong đỏ nguyên thủy. Cũng có những nỗ lực để lai tạo tép đỏ 100% mà không dính chút màu trắng nào nhưng biến thể này không phổ biến.
Thuật ngữ và nhận diện
“Bướm hoa” (mosura “flower”): hoa văn hình bông hoa nằm ở bên đầu của hạng SSS “bướm”. Không rõ thuật ngữ “hoa” bắt nguồn từ đâu vì hình dạng cũng không giống hoa cho lắm. Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng SSS.
“Bướm vương miện” (mosura “crown”): hình vương miện bán nguyệt nằm ở đỉnh và hai bên đầu. Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng SSS.
“Mặt trời kép” (double hinomaru): thay vì một chấm thì có hai chấm đỏ. Một chấm đỏ lớn trên lưng (không có “biển cấm”) và chấm khác nằm ở gốc đuôi. Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng SS.
“Biển cấm” (no-entry hinomaru): khi một gạch ngang màu trắng xuất hiện ở chính giữa chấm đỏ trông giống như “biển cấm” trong hệ thống báo hiệu giao thông. Gạch trắng có thể cắt ngang chấm đỏ theo mọi hướng hay nằm gọn bên trong chấm đỏ. Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng SS.
“Mặt trời” (hinomaru): khi một chấm đỏ xuất hiện trên lưng tép. Hinomaru có nghĩa là “mặt trời” và cũng là biểu tượng trên quốc kỳ Nhật Bản. Có nhiều biến thể “mặt trời” như mô tả ở trên, chẳng hạn như “mặt trời kép” và “biển cấm”. Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng SS.
“Răng cọp” (tiger tooth): xuất hiện chân của viền đỏ giữa thân. Có hai gạch đứng màu đỏ. Phần trắng giữa hai gạch là “răng cọp”. Nhất định phải có phần trắng giữa hai gạch đỏ; nếu phần chính giữa trong suốt thì không được coi là “răng cọp”. Nếu thiếu một gạch đỏ thì sẽ tạo ra “viền chữ V” (V-band). Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng S+.
“Viền chữ V” (V-band): viền đỏ có hình chữ V. Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng S+.
Bảng xếp hạng tép ong CẤP TỐC
Bảng nhận dạng đặc điểm tép ong CẤP TỐC
------------------------------------------------------
Ghi chú (vnrd)
Nguồn gốc
Tép ong đỏ (crystal red shrimp/red bee shrimp) là loài tép thuộc chi Caridina xuất xứ từ Trung Quốc. Vào năm 1991, ông Hisayasu Suzuki bắt đầu lai tạo tép ong đen. Đến năm 1996, ông đã tiêu hết 8 triệu yên để phát triển phương pháp lai tạo tép ong. Từ năm 1993, ông phát hiện thấy một con tép màu đỏ trong bầy hàng ngàn con và quan tâm đến nó. Con tép đầu tiên bị chết nhưng trong ba bầy tép sau đó, ông tìm ra 3 con tép ong đỏ trong số hàng ngàn con mà mình lai tạo. Sau vô số thế hệ lai tuyển chọn từ những con tép đỏ đầu tiên này, cuối cùng ông cũng tạo ra dòng tép ong đỏ. Vào năm 1996, ông đặt tên cho dòng tép ong đỏ đột biến từ tép ong đen bình thường này là “Crystal Red” và đăng ký bằng sáng chế. Kể từ đó, tép ong đỏ được tinh tuyển bởi vị “sư tổ” và các nhà lai tạo khác để tạo ra những cá thể có nhiều màu trắng và đỏ hơn.
So với các loài tép khác, tép ong đỏ cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện nước vì được lai cận huyết quá sâu. Trên thực tế, toàn bộ tép ong đỏ trên thế giới đều có chung nguồn gốc từ ba con tép ong đỏ đầu tiên. Do đó, duy trì môi trường thích hợp là điều quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng và lai tạo tép ong: nước sạch (không có ammonia/nitrite), pH trung hòa đến hơi a-xít (6.2 – 6.8) và nhiệt độ từ 22 đến 28 độ C. Tép ong đỏ tương đối nhỏ, cá thể trưởng thành đạt khoảng 2.5 cm. Có lẽ chúng không tiêu thụ nhiều tảo mà chỉ chuộng rêu mềm, thức ăn tấm và rau. Tép ong đỏ tuy rất hoạt động nhưng hiền hòa với các loài cùng hồ. Tuổi thọ trung bình từ 1.5 đến 2 năm, rất khó phân biệt giới tính, đặc biệt là khi tép còn non. Tép trưởng thành ở độ tuổi từ 4.5 đến 5 tháng với kích thước tối thiểu khoảng 2.2 cm và bắt đầu sinh sản. Tép ong đỏ có thể lai xa với tép ong đen cũng như các loài tép khác thuộc chi Caridina, vì vậy không nên nuôi chúng chung một hồ.
Sau cùng, ông Hisayasu Suzuki còn là chủ một tiệm sushi ở Aichi, Nhật Bản. Màu đỏ ở tép ong đỏ là màu đỏ thực sự, giống như màu đỏ au ở những con tép luộc đặt trên món cơm sushi. Đấy là lý do mà tép ong đỏ được hâm mộ ở khắp nơi trên thế giới.
Tép ong đen (crystal black/black bee shrimp)
Cách phân loại cũng tương tự như tép ong đỏ, dưới đây là một số ví dụ.
Con tép ong đen non này có thể phát triển đến hạng SSS “bướm” nếu màu trắng trở nên dày hơn.
Con tép ong đen này hạng SS+ với “mặt trời kép” và “biển cấm”.
Con tép ong đen này hạng S với “răng cọp” ở giữa thân với 4 viền trắng tách bạch.
Con tép ong đen này hạng A+ với màu trắng dày cùng với 4 viền trắng tách bạch.
Việc xếp hạng tép ong đỏ (crystal red/red bee shrimp) đôi khi rất khó khăn không chỉ vì có nhiều hạng khác nhau mà còn vì có nhiều biến thể màu sắc, đặc điểm, thuật ngữ và những yếu tố khác nữa. Nắm vững cách thức xếp hạng tép ong đỏ là điều rất quan trọng nếu bạn quyết định nuôi và lai tạo loài này.
Có một số yếu tố quyết định trong việc xếp hạng tép ong đỏ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là cường độ của màu trắng và màu đỏ ở một cá thể. Nếu màu trắng không đều và có dấu hiệu trong suốt thì tép sẽ bị rớt hạng. Tép mới mua hay tép già thường bị mất màu trắng. Tốt nhất nên mua tép non nếu bạn không muốn bị rủi ro khi tép mất màu. Tép ong trưởng thành có thể rất kén chọn khi được thả vào môi trường mới.
Hoa văn cũng là một yếu tố quan trọng khi xếp hạng tép ong. Các hoa văn như “mặt trời” (hinomaru), “răng cọp” (tiger tooth), “bảng cấm” (no-entry hinomaru), “bướm” (mosura) có thể quyết định thứ hạng của một cá thể. Cuối bài có phần hướng dẫn chung về thuật ngữ/đặc điểm dành dành cho từng thứ hạng cụ thể.
Xin lưu ý rằng không hề có hướng dẫn xếp hạng tép ong đỏ chính thức nào cả. Bài viết này chỉ nhằm mục đích giúp đỡ người chơi nắm vững cách thức xếp hạng và những thuật ngữ liên quan. Nếu có thêm thông tin về vấn đề này thì chúng tôi sẽ cập nhật sau.
Hạng SSS
Hạng SSS có nhiều màu trắng hơn những hạng xếp dưới nó (khoảng 75%). Đôi khi nó còn được gọi là hạng “bướm” (mosura). Nó dựa trên một nguyên tắc chung ở tép ong đỏ đó là càng nhiều màu trắng thì thứ hạng càng cao. Tuy nhiên, còn nhiều đặc điểm khác nữa khiến cho cá thể hạng SSS này được xếp cao hơn cá thể hạng SSS kia, bao gồm hoa văn màu đỏ trên đầu, màu mắt, màu chân và thậm chí cả màu râu nữa.
Hạng SSS “bướm hoa”
Hạng SSS “bướm vương miện”
Một số hình ảnh hạng SSS.
Hạng SS
Hạng SS có nhiều màu đỏ hơn hạng SSS. Màu đỏ xuất hiện ở phần giữa thân, thường là trên lưng. Cá thể được xếp hạng SS một khi trên lưng xuất hiện chấm tròn đỏ (hinomaru) tượng trưng cho hình mặt trời trên quốc kỳ Nhật Bản. Có một số biến thể khác của “mặt trời” bao gồm “biển cấm” (no-entry hinomaru) với một sọc trắng chính giữa chấm đỏ và “mặt trời kép” (double hinomaru) khi có thêm một chấm đỏ nữa nằm trên gốc đuôi. Trong một loạt hình ở dưới, bạn có thể phân biệt các hạng SS khác nhau.
Hạng SS “mặt trời kép” với “biển cấm”
Hạng SS “mặt trời” với “biển cấm”
Hạng SS “mặt trời”.
Tép trắng tinh (golden crystal shrimp) cũng chỉ được xếp hạng SS vì thiếu chút màu đỏ
Hạng S
Hạng S còn nhiều màu đỏ hơn các hạng SS và SSS. Hạng này có thêm màu đỏ ở hai bên thân so với hạng SS vốn chỉ có màu đỏ trên lưng. Tép ong đỏ hạng S rất phổ biến với giá thấp hơn và gần như cân bằng giữa hai màu đỏ/trắng. Một số người không chuộng sự lấn át của màu trắng như các hạng SS và SSS. Hạng S được xếp S+ nếu có những đặc điểm như đỏ và trắng đều cũng như một số đặc điểm đặc biệt như “răng cọp” và “viền chữ V”. Việc đánh giá hạng S+ hay thấp hơn phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng đều màu sắc. Màu trắng và đỏ đều là sự khác biệt giữa hạng S và hạng A. Điều quan trọng là phải khảo sát từng cá thể một cách toàn diện.
Hạng S+ “răng cọp”
Hạng S+ "viền chữ V"
Hạng S 3 viền trắng
Hạng S 4 viền trắng
Hạng A
Tép ong đỏ hạng A là hạng phổ biến đối với người mới bắt đầu chơi tép. Đặc điểm của hạng này là màu đỏ và trắng trong suốt và không đều. Hạng A không có các đặc điểm đặc biệt. Phân bố các màu đỏ và trắng có thể khác biệt vì một số cá thể có ba viền trắng trong khi có cá thể lên đến bốn viền trắng. Hạng A phù hợp với người mới chơi tép vì giá rẻ hơn so với những hạng cao hơn. Như đã nói ở trên, điều quan trọng là phải khảo sát từng cá thể một cách toàn diện để không đánh giá nhầm thành hạng S.
Hạng A 3 viền trắng
Hạng A 4 viền trắng
Hạng B
Hạng B có phân bố các màu đỏ và trắng không đều và hầu như không có bất kỳ viền trắng hoàn hảo nào. Một số người coi đây là hạng xấu nhưng nói chung xấu đẹp còn tùy vào mắt mỗi người. Đây cũng là hạng phù hợp với người mới chơi tép và nhà lai tạo để họ thực hành lai tạo tép ong đỏ. Trên thực tế đôi khi rất khó kiếm hạng B bởi vì không mấy người nuôi biến thể màu sắc này.
Hạng C
Tép ong đỏ hạng C gần giống với những con tép ong đỏ thế hệ đầu tiên. Cùng với thời gian, màu trắng mất dần và chuyển thành màu đỏ. Bạn có thể thấy màu sắc hầu như 100% đỏ với rất ít màu trắng ngoại trừ một vài vạch nhỏ. Màu này giống hệt với biến thể được Hisayasu Suzuki phát hiện lần đầu trong bầy tép ong hoang dã. Không có gì đặc biệt ở hạng này bởi vì nó rất gần với tép ong đỏ nguyên thủy. Cũng có những nỗ lực để lai tạo tép đỏ 100% mà không dính chút màu trắng nào nhưng biến thể này không phổ biến.
Thuật ngữ và nhận diện
“Bướm hoa” (mosura “flower”): hoa văn hình bông hoa nằm ở bên đầu của hạng SSS “bướm”. Không rõ thuật ngữ “hoa” bắt nguồn từ đâu vì hình dạng cũng không giống hoa cho lắm. Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng SSS.
“Bướm vương miện” (mosura “crown”): hình vương miện bán nguyệt nằm ở đỉnh và hai bên đầu. Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng SSS.
“Mặt trời kép” (double hinomaru): thay vì một chấm thì có hai chấm đỏ. Một chấm đỏ lớn trên lưng (không có “biển cấm”) và chấm khác nằm ở gốc đuôi. Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng SS.
“Biển cấm” (no-entry hinomaru): khi một gạch ngang màu trắng xuất hiện ở chính giữa chấm đỏ trông giống như “biển cấm” trong hệ thống báo hiệu giao thông. Gạch trắng có thể cắt ngang chấm đỏ theo mọi hướng hay nằm gọn bên trong chấm đỏ. Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng SS.
“Mặt trời” (hinomaru): khi một chấm đỏ xuất hiện trên lưng tép. Hinomaru có nghĩa là “mặt trời” và cũng là biểu tượng trên quốc kỳ Nhật Bản. Có nhiều biến thể “mặt trời” như mô tả ở trên, chẳng hạn như “mặt trời kép” và “biển cấm”. Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng SS.
“Răng cọp” (tiger tooth): xuất hiện chân của viền đỏ giữa thân. Có hai gạch đứng màu đỏ. Phần trắng giữa hai gạch là “răng cọp”. Nhất định phải có phần trắng giữa hai gạch đỏ; nếu phần chính giữa trong suốt thì không được coi là “răng cọp”. Nếu thiếu một gạch đỏ thì sẽ tạo ra “viền chữ V” (V-band). Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng S+.
“Viền chữ V” (V-band): viền đỏ có hình chữ V. Biến thể này xuất hiện ở tép ong đỏ hạng S+.
Bảng xếp hạng tép ong CẤP TỐC
Bảng nhận dạng đặc điểm tép ong CẤP TỐC
------------------------------------------------------
Ghi chú (vnrd)
Nguồn gốc
Tép ong đỏ (crystal red shrimp/red bee shrimp) là loài tép thuộc chi Caridina xuất xứ từ Trung Quốc. Vào năm 1991, ông Hisayasu Suzuki bắt đầu lai tạo tép ong đen. Đến năm 1996, ông đã tiêu hết 8 triệu yên để phát triển phương pháp lai tạo tép ong. Từ năm 1993, ông phát hiện thấy một con tép màu đỏ trong bầy hàng ngàn con và quan tâm đến nó. Con tép đầu tiên bị chết nhưng trong ba bầy tép sau đó, ông tìm ra 3 con tép ong đỏ trong số hàng ngàn con mà mình lai tạo. Sau vô số thế hệ lai tuyển chọn từ những con tép đỏ đầu tiên này, cuối cùng ông cũng tạo ra dòng tép ong đỏ. Vào năm 1996, ông đặt tên cho dòng tép ong đỏ đột biến từ tép ong đen bình thường này là “Crystal Red” và đăng ký bằng sáng chế. Kể từ đó, tép ong đỏ được tinh tuyển bởi vị “sư tổ” và các nhà lai tạo khác để tạo ra những cá thể có nhiều màu trắng và đỏ hơn.
So với các loài tép khác, tép ong đỏ cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện nước vì được lai cận huyết quá sâu. Trên thực tế, toàn bộ tép ong đỏ trên thế giới đều có chung nguồn gốc từ ba con tép ong đỏ đầu tiên. Do đó, duy trì môi trường thích hợp là điều quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng và lai tạo tép ong: nước sạch (không có ammonia/nitrite), pH trung hòa đến hơi a-xít (6.2 – 6.8) và nhiệt độ từ 22 đến 28 độ C. Tép ong đỏ tương đối nhỏ, cá thể trưởng thành đạt khoảng 2.5 cm. Có lẽ chúng không tiêu thụ nhiều tảo mà chỉ chuộng rêu mềm, thức ăn tấm và rau. Tép ong đỏ tuy rất hoạt động nhưng hiền hòa với các loài cùng hồ. Tuổi thọ trung bình từ 1.5 đến 2 năm, rất khó phân biệt giới tính, đặc biệt là khi tép còn non. Tép trưởng thành ở độ tuổi từ 4.5 đến 5 tháng với kích thước tối thiểu khoảng 2.2 cm và bắt đầu sinh sản. Tép ong đỏ có thể lai xa với tép ong đen cũng như các loài tép khác thuộc chi Caridina, vì vậy không nên nuôi chúng chung một hồ.
Sau cùng, ông Hisayasu Suzuki còn là chủ một tiệm sushi ở Aichi, Nhật Bản. Màu đỏ ở tép ong đỏ là màu đỏ thực sự, giống như màu đỏ au ở những con tép luộc đặt trên món cơm sushi. Đấy là lý do mà tép ong đỏ được hâm mộ ở khắp nơi trên thế giới.
Tép ong đen (crystal black/black bee shrimp)
Cách phân loại cũng tương tự như tép ong đỏ, dưới đây là một số ví dụ.
Con tép ong đen non này có thể phát triển đến hạng SSS “bướm” nếu màu trắng trở nên dày hơn.
Con tép ong đen này hạng SS+ với “mặt trời kép” và “biển cấm”.
Con tép ong đen này hạng S với “răng cọp” ở giữa thân với 4 viền trắng tách bạch.
Con tép ong đen này hạng A+ với màu trắng dày cùng với 4 viền trắng tách bạch.