Tác dụng của lá bàng và lá chuối đối với cá cảnh

thienduongcacanh

Administrator
Thành viên BQT
Tác dụng của lá chuối đối với cá betta nói riêng và các loài cá cảnh khác nói chung

Lá chuối có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh cho cá và cung cấp nơi trú ẩn cho cá trong lọ( thường dùng cho cá betta)Một số người tước nhỏ lá chuối thả vào . Lá chuối khô có tác dụng tương tự lá bàng và có thể được dùng thay rong khi nó khan hiếm. Người nuôi cũng có thể sử dụng các loại lá khác như lưu ý ở phần trên. Kinh nghiệm chung khi chọn thực vật là nó phải cứng và không bị mục sau 3 ngày ngâm trong nước. Lá chuối cũng phải được lựa chọn từ những cây chuối có lá cứng cáp.

Lá chuối khô có công dụng sát khuẩn khử độc rất tốt cho một số loại cá, nhưng tác dụng dưỡng cá thì không tốt bằng lá bàng, nếu nuôi betta dùng lá chuối khô ngâm trị nấm thủy mi cho cá rất hiệu quả, cá nhanh hồi phục hơn khi sử dụng lá bàng.

Đối với bể mới đưa vào sử dụng đặc biệt là bể chứa nước bằng xi măng, thường dùng thân cây chuối tươi thái nhỏ cho vào ngâm, để khử axit trong quá trình đào thải của bể xi măng, quá trình mục tương tự như lá bàng. Các trại cá betta sử dụng lá chuối khô cho việc làm mềm nước, tăng độ bóng vẩy và làm tăng màu sắc cho cá beta.

1 lá chuối dùng cho khoảng 20 lít nước, thường thì ngâm cỡ 1 tuần lúc đó lá ra hết chất và màu, đến khi thay nước thì mình cho thêm lá chuối khác vào.

Tác dụng của lá bàng với cá rồng nói riêng và các loài cá cảnh khác nói riêng

Chiết xuất từ Lá Bàng rừng sẽ tái lập một môi trường gần tự nhiên hơn cho cá Rồng và các loài cá ưa nước mềm, như cá dĩa, cá lia thia. Vì trong lá này tiết ra một loại nhựa có chứa axit humic và loại axit này được xem như là một chất tiêu diệt và ngăn ngừa hữu hiệu các loại vi khuẩn, các loại nấm trên cá. Một số loài cá khi có bệnh tự chúng tìm tới những nơi có nhiều lá Bàng rụng và lưu trú tại đó.


Lá Bàng triết xuất sẽ kết hợp với Amonia (NH3) trong nước làm giảm lượng NH3. Loại trừ được bệnh ngộ độc Amonia quá cao trong nước.
Chiết xuất lá Bàng có chứa một lượng Calcium rất cao mà ít có động vật hoặc thực phẩm nào có thể cung cấp thường xuyên cho cá Rồng, do vậy sẽ làm tăng cơ bắp, bộ xương khỏe mạnh, răng và các vây cá sẽ to đều và đẹp.

Cá Rồng được sống trong môi trường có chứa chiết xuất từ lá Bàng, sẽ có những bộ vây đều to, dầy, và sáng bóng, đồng thời khi va chạm mạnh cá ít có khả năng rụng vây.
Làm tăng màu sắc của cá Rồng, màu sẽ trở nên sáng bóng.
làm giảm độ PH của nước và hấp thụ các hóa chất độc hại như NH3, H2S...
Tăng thêm hàm lượng vitamin và khoáng chất, giúp cá chóng lớn và sự trao đổi chất tốt hơn cá ăn nhiều hơn.

Những ai có tham vọng cho cá Rồng đẻ, thì việc áp dụng lá Bàng thích hợp sẽ kích thích cá sanh sản khi đủ tuổi trường thành và làm tăng số trứng được thụ tinh.

Lá Bàng khi sử dụng đúng liều lượng sẽ cho nước có màu trà nhạt, dưới ánh đèn sẽ kích thích cá mau lên màu và việc ngắm nhìn cá cũng thú vì hơn vì ánh sáng của màu vây thêm đậm hơn.
Là một loại lá không mang lại tác dụng phụ cho cá Rồng, nếu bạn có sử dùng thường xuyên 365 ngày.
Việc thay nước sẽ không cần thường xuyên và lá Bàng sẽ làm mất mùi hôi của nước và hồ cá.

Cách chọn lá bàng cho cá rồng
- Chỉ chọn lá bàng khô, đã úa vàng hoặc rớt rụng có màu nâu đỏ. Tránh lấy các lá Bàng hoặc khu vực cây Bàng đã bị xịt thuốc trừ sâu. Không dùng được vì nguy hiểm cho cá.

- Phơi khô lá bàng dưới ánh nắng để tránh ẩm mốc và có thể sử dụng lâu dài

Cách dùng lá bàng với liều lượng phù hợp:

- Mỗi lá Bàng 10cm sử dụng với 4 - 8 lít nước đối với cá Rồng, như vậy với hồ 1.2mx60x60 với lượng nước 300 lít có thể dùng 40 lá bàng, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ khi cá bị bệnh thì mới dùng lượng lá bàng nhiều như vậy. Vì dùng nhiều quá màu nước hồ sẽ rất đậm và như vậy bạn rất khó ngắm cá và khi thay nước nếu bạn thay một lượng lớn nước mới sẽ làm tăng PH đột ngột cá sẽ bị sốc, có thể bỏ ăn.

- Bạn chỉ nên dùng 10 lá cho hồ 120x60x60

- Cắt nhỏ vụn lá Bàng, cho vào bịch vải, đem ngâm trong bộ lọc để lá Bàng tiết ra nhựa và thường thì mỗi bịch như thế chỉ nên sử dụng trong khoảng 2 -3 tuần, sau đó thay bịch khác với lá Bàng mới.

- Tránh dùng lá Bàng kết hợp với muối.

- Lá bàng không có Không có tác dụng phụ.( có điều làm nước ngã sang màu vàng, xấu hồ cá tí)
- Lá bàng rất tốt cho sự phát triển của cá rồng có thể sự dụng thường xuyên được

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi cá cảnh từ internet ( Diễn đàn cá cảnh - Thiên Đường Cá Cảnh )
 

TrungTú

Thành Viên Chính Thức
chết cha :(anh Luân hay anh Nam cho em hỏi em lỡ cho lá bàng và muối hột vào hồ cá rồng của em rồi :( có sao không hã anh
 

dangngocgiabao

Thành Viên Chính Thức
Hồi trước có 1 con tai tượng châu phi bằng bàn tay, tự dưng nó lờ đờ bỏ ăn mấy ngày, lo quá xách lá bàng khô về rửa sạch sẽ rồi bỏ vào hồ, sáng hôm sau cá chết.
 

newdiscus

Thành Viên Mới
Ad cho e hỏi có thể nuôi cá dĩa, cá 3 đuôi, cá trân châu, cá sặc với nước ngâm từ lá bàng không? Cá dĩa có viền vây lưng và vây đuôi bị đen có phải bị lên tiêu không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cá không? e mới nuôi 1 cặp, 1 con thường đuổi cắn con kia, không biết là có phải bị bệnh gì không? Mong được giải đáp thắc mắc. Cảm ơn Ad rất nhiều!
 

thienduongcacanh

Administrator
Thành viên BQT
Ad cho e hỏi có thể nuôi cá dĩa, cá 3 đuôi, cá trân châu, cá sặc với nước ngâm từ lá bàng không? Cá dĩa có viền vây lưng và vây đuôi bị đen có phải bị lên tiêu không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cá không? e mới nuôi 1 cặp, 1 con thường đuổi cắn con kia, không biết là có phải bị bệnh gì không? Mong được giải đáp thắc mắc. Cảm ơn Ad rất nhiều!
Tất cả các loại cá bạn nói ở trên đều có thể sử dụng lá bàng
Theo mô tả thì đúng là cá dĩa của bạn bị lên tiêu, không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ, nhưng làm mất thẩm mỹ, để hạn chế việc lên tiêu thì bạn hạn chế bật đèn, hạn chế ánh sáng bớt đi. Đáy hồ và mặt hồ phái sau nên dán decan xanh sẽ hạn chế được 1 phần.
Còn việc cá cắn nhau, nếu ở mức nhẹ không sao, nếu mức độ thường xuyên sẽ dấn đến con cá bị cắn bị stress
 

newdiscus

Thành Viên Mới
Tất cả các loại cá bạn nói ở trên đều có thể sử dụng lá bàng
Theo mô tả thì đúng là cá dĩa của bạn bị lên tiêu, không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ, nhưng làm mất thẩm mỹ, để hạn chế việc lên tiêu thì bạn hạn chế bật đèn, hạn chế ánh sáng bớt đi. Đáy hồ và mặt hồ phái sau nên dán decan xanh sẽ hạn chế được 1 phần.
Còn việc cá cắn nhau, nếu ở mức nhẹ không sao, nếu mức độ thường xuyên sẽ dấn đến con cá bị cắn bị stress
Cảm ơn Ad nhiều nhiều!
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top