Phân loại thỏ kiểng từ a-->z

HappyGreen

Thành Viên Chính Thức
Một vài giống thỏ đặc trưng được ARBA (American Rabbit Breeders Association) liệt kê.

A) ANGORA
(tên gọi cũ là White Sock Turkey Rabbit)



Là một trong những loài thỏ đầu tiên được thuần hoá thành thỏ kiểng. Vào những naem 1700s, loài Angora được du nhập vào Pháp và được lai giống để đem lại sự phong phú về màu sắc

Cân nặng tầm 3.4kg, bộ lông dài óng ánh và che phủ cả mặt mũi, chân và đỉnh tai. Đầu ngắn, tròn và lông dày

Tuy Angora là một chú thỏ nhìn rất đáng yêu nhưng thực sự cần một người chủ có kinh nghiệm vì bé đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc cao độ vì bộ lông quá khổ dễ gây nhiều phiền toái cho bé

B) BELGIAN HARE



Không phổ biển làm thỏ kiểng nhưng nổi tiếng vì là những tay thỏ đua kiệt xuất. Belgian Hare từng là một trong những loài thỏ kiểng có giá trị cao đắt tiền. Tiếc rằng ngày nay một chú Belgian Hare thuần chủng rất khó kiếm và chúng được nuôi để biểu diễn, đua thỏ hoặc lấy thịt

C) BEVEREN


Giống thỏ khá to con được nuôi chủ yếu lấy thịt

D) BRITISH GIANT


Rất to con, tuổi thọ ngắn, là loài thỏ lấy thịt được ưa chuộng nhất nhì hiện nay (cùng hạng là New Zealand rabbit ^^)

E) CALIFORNIAN
(tên gọi khác là Himi)


Là kết quar của phối giống giữa 2 loài Hymalayan/ Chinchilla (không phải con Chinchilla đâu nha, có 1 giống thỏ cũng tên gọi là Chinchilla) và New Zealand rabbit. Là loài thỏ lấy thịt, đặc điểm đặc trưng: chân ngắn, thân trắng, lỗ tai, mũi, chân và đuôi đen

F) CASHMERE LOP


Không phù hợp làm thỏ kiểng vì bộ lông cần được chải chuốt mỗi ngày rất cầu kì phức tạp


G) CHINCHILLA

Loài thỏ nuôi để lấy lông, có bộ lông mượt và dày, xuất xứ ở Chile và Peru.

H) DUTCH

Một trong những chú thỏ kiếng khá phổ biến hiện nay, xuất xứ từ Hà Lan và Belgium, bộ lông óng ả. là loại thỏ có size trung bình, nặng khoảng 2.2kg, dễ gần gũi, thân thiện và "vui tính"
Đặc trưng với bộ lông trắng/đen không thể nhầm với loài khác

J) ENGLISH


Còn có tên gọi khác là English Spot, một loài phổ biến và đã được nuôi ở UK hơn 200 năm qua. Cân nặng từ 2.7kg đến 3.6kg . Đặc trưng là bộ lông trắng với nhiều chấm bi đen nhỏ và một line đen chạy dọc trên lưng

K) ENGLISH LOP

Là loài thỏ tai Lop đầu tiên, có biệt danh là "King of the Fancy", chủ yếu dùng trong biểu diễn hơn là thỏ kiểng. Được nhân giống với các loài thỏ lớn con dẫn đến sự ra đời của loài thỏ French Lop. Từ loài French Lop phối giống cho ra các loài khác, trong đó có Dwarf Lop (Holland Lop) --> English Lop đúng là tổ tiên của các loài thỏ Lop

L) FLEMISH GIANT

Xuất xứ từ Belgium và được cho rằng chúng được phối giống từ thế kỷ 19. Là loài thỏ lớn con, nặng gần 5kg. Nuôi bé này cần quan tâm kĩ về chuồng vì bé dễ bị sore hocks


M) FRENCH LOP

Xuất xứ từ Pháp và được phối giống vào thế kỉ 19. Du nhập vào Anh với vai trò là thỏ cung cấp thịt, nhưng đến năm 1965, loài thỏ này được đem đi biểu diễn, và đến hiện nay nổi tiếng là một trong những loài được đem đi triển lãm nhiều nhất.
Là loài lớn con, cân nặng 4.5kg

N) HIMALAYAN


Là loài có khá nhiều tên gọi khác nhau (tuỳ từng vùng) như Black Nose Rabbit, Warren rabbit, Egypt smut

Đặc điểm màu lông giống như loài Californian: thân trắng, tai, mũi, chân và đuôi có màu đen. Thực chất Californian là giống lai từ Himalayan nên hai loài này có bộ lông nhìn khó phân biệt.
Anna đã phải đi research về 2 loài thỏ này (vì nếu có màu lông giống nhau như đúc tại sao lại phân thành 2 loài) và phát hiện 1 điều rất đặc biệt

Californian rabbit được sinh ra có sẵn màu lông như thế
Himalayan sinh ra lông có màu trắng toàn bộ. khi lớn lên mới xuất hiện màu đen ở các vùng tai, chân, đuôi, mũi và màu đen này phân bố nhiều/ít, hình dạng thế nào còn tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường chú thỏ sinh sống. Có thể xem đây là loài thỏ BIẾT ĐỔI MÀU. (--> bé Bun nhà Anna có dòng máu Himalayan, đến 3 tháng tuổi bé bị đổi màu ^^)
Cân nặng khoảng 2kg (Bún mập nhà Anna 6 tháng nặng 1.62kg +_+)
O) LIONHEAD


Tên gọi như vậy vì bộ lông quanh cỏ của loài này giống như bờm sư tử. Nguồn gốc của đến nay vẫn không rõ, nhưng mơ hồ là ở Belgium. Trở thành loài thỏ phổ biến vì vẻ ngoài dễ thương và nhỏ con.
Lionhead cần một người chủ giàu kinh nghiệm nuôi dưỡng vì bé con nhưng lại có bộ lông xù cần được chăm sóc đặc biệt, phải chải lông hàng ngày và cắt tỉa lông hàng tuần

P) MINIATURE LION LOP
(Mini Lion Lop)


Một trong những giống thỏ mới được nhân giống gần đây và chính thức được British Rabbit Council thừa nhận vào năm 2004. Size và hình dáng gióng với loài Miniature Lop nhưng có thêm phần hao hao giống Lionhead.
Cũng như các loài thỏ lông dài khác, cần một người chủ có kinh nghiệm chăm sóc


Q) MINIATURE LOP
(Mini Lop)


Nặng 1.5kg, cần chú ý khi bế và chăm sóc một bé thỏ nhỏ nhắn thế này

R) NETHERLAND DWARF


Rất phổ biến trong dòng thỏ nhà với đặc trưng mặt tròn, tai ngắn, nhỏ con và nhẹ cân. Cân nặng khoảng 1.1kg, phối giống từ loài Polish
Không phù hợp là thỏ kiểng với trẻ em. Do vóc dáng nhỏ bé, ND rất dễ bị hoảng sợ nên cần được chủ chăm sóc, gần gũi nhiều hơn để các bé dạn dĩ lên


S) POLISH


Là loài thỏ nhỏ con nhất hiện nay, cân nặng chỉ 0.9kg. Không phải là loài thỏ nhà phổ biến vì quá nhỏ nên cần sự chăm sóc đặc biệt.
Được dùng để lấy thịt và loài thỏ này được cho là "thịt thỏ cao cấp"

T) REX



Cân nặng khoảng 3kg. Họ hàng là loài Mini Rex nặng 1.8kg.

U) SILVER FOX




Phối giống từ loài thỏ Chinchilla, cân nặng 3.17 kg

V) TAN


Một trong những giống thỏ được phát hiện lâu đời nhất tại Anh vào những năm 1880s. Nặng 1.9kg, là loài thỏ dùng để biểu diễn

Thỏ lai giữa mini Rex và Holland lop:


MINI REX
Thỏ Rex con ra đời đầu tiên vào năm 1919, thân hình mềm mại, có bộ lông mượt mà mềm nhẹ như nhung. Lông, râu mép thỏ Rex đặc biệt ngắn hơn râu mép của các thỏ khác. Thỏ Rex thường kén chọn nơi nằm sao cho thoải mái. Khi nằm thì chân xoãi rộng ra trên sàn chuồng, sắc lông thường là màu sô-cô-la và màu da cam.





Thỏ Thổ Nhĩ Kỳ (Angora)
Là một giống thỏ lâu đời trong số các giống thỏ khác có mặt trên thế giới. Thỏ được sản sinh ra nhiều ở thời kỳ trước đây. Nó có bộ lông dài, dày, mịn, mượt, mềm, láng thường dùng làm áo cho phụ nữ rất đẹp. Tuy nhiên, thỏ Thổ Nhĩ Kỳ thường là nhút nhát, khó cầm giữ trên tay. Thỏ hay nhảy lung tung, leo trèo ra ngoài đặc biệt là phải thường xuyên chải vuốt lông ít nhất mỗi tuần một lần. Một con thỏ cho 600 – 700 g lông tơ một năm.


Thỏ Bỉ - Belgian Hare
Đặc biệt là thỏ của Bỉ nhảy nhanh hơn các loài thỏ khác, tai to cao, hình thù mảnh dẻ, dáng dong dỏng phải nuôi ở trong chuồng cao hơn bình thường để đề phòng thỏ Bỉ nhảy ra, có con cân nặng đến 4 kg.

Nguồn sưu tầm bởi : hamstervn.net
 

Linh Vân

Thành Viên Mới
Nhà có nuôi 2 con (giống hình 3) cũng lớn rồi nhưng không biết là đực hay cái. Hỏi người bán họ cũng nói "ko biết".
 

HappyGreen

Thành Viên Chính Thức
Nhìn tổng quan hình thể 2 con thỏ thì rất giống nhau . Chỉ có thể phân biệt giới tính của chúng bằng cách xem các cơ quan sinh dục thôi .
Với thỏ còn nhỏ (< 6 tháng tuổi ) thì hơi khó phân biệt giới tính . Vì các cơ quan sinh dục đực-cái phát triển chưa toàn diện (nằm sâu trong lớp lông dày ) . Thỏ từ 6 tháng tuối trở lên dễ phân biệt giới tính hơn .

Kinh nghiệm của riêng mình thì muốn phân biệt đực-cái trước hết :
1. Bế bé thỏ lật ngửa lên ( một tay đỡ phần mông ,tay kia ôm sát ngực của bé ) . Chú ý : Không nên ôm phần bụng của thỏ vì phần bụng của thỏ rất mềm sẽ tổn hại đến các cơ quan nội tạng bên trong .
2. Nhờ một ngưởi nữa dùng ngón tay ấn đuôi xuống và nhấn vào bên trên bộ phận sinh dục của bé :
+ Nếu thấy lỗ sinh dục tròn và có hình trụ lồi lên là Đực .
+ Nếu thấy lỗ sinh dục kéo dài thành khe, rãnhCái .
***Còn 1 cách nữa :
+ Lỗ sinh dục cách xa lỗ hậu môn là Đực
+ Lỗ sinh dục nằm gần lỗ hậu môn là Cái







Đây là hình cho các bạn dễ phân biệt :


N
ếu thấy hay và bổ ích thì thanks cho mình 1 cái lấy tinh thần nha ! ^^
 

Linh Vân

Thành Viên Mới
Cám ơn bạn. Để mình coi 2 bé nhà mình.
Cho hỏi thêm : chừng nào thỏ đẻ và đẻ mấy con ? Nuôi như thế nào?
 

HappyGreen

Thành Viên Chính Thức
Vấn đề về sinh sản ở thỏ :
-Tuổi thành thục sinh sản ở thỏ là từ 5 đến 6 tháng tuổi .
- Mang thai trung bình từ 27 đến 32 ngày. Trung bình đẻ từ 5 đến 9 con .
- Số lứa đẻ trong 1 năm từ 6 đến 8 lứa.
- Sau khi đẻ 1 đến 2 ngày động dục trở lại.
- Thỏ cái cho chỉ cho phối giống khi động dục từ 9 đến 10 giờ ( sau khi giao phối trứng mới rụng ).

Vấn đề chăm sóc - nuôi dưỡng thỏ con :
- Thỏ con mới sinh ra chưa có lông . Sau 1 ngày tuổi bắt đầu mọc lông tơ . Sau 3 ngày tuổi thì có lông dày (ngắn khoảng 1mm ) . 5 - 6 ngày tuổi thì lông dài 5 - 6 mm , 20 ngày tuổi trở lên lông được phát triển toàn diện.
- Thỏ con sẽ mở mắt vào 9 đến 12 ngày tuổi.

Thỏ con 1 ngày tuổi


Ổ đẻ của thỏ

- Bạn không cần chăm sóc thỏ con vì việc này là của thỏ mẹ.Như vậy bạn phải chăm sóc cho thỏ mẹ tốt bằng cách cho ăn đầy đủ vì khoảng thời gian này thỏ mẹ cần có sức khỏe để nuôi con bằng sữa của mình .
- Ngoài ra vấn đề vệ sinh chuồng trại và ổ đẻ là rất quan trọng. Điều này tránh gây nhiễm trùng cho thỏ con vì bộ lông của thỏ con chưa phát triển toàn diện. Nếu trời lạnh bạn có thể phủ chuồng bằng một tắm vải đủ dày để phủ ấm cho thỏ con và thỏ mẹ, nhưng phải có đủ không khí bên trong .
- Ổ đẻ nên được lấy ra khỏi chuồng từ 13 - 18 ngày , kể từ ngày sinh .
- Thỏ con từ 18 ngày tuổi sẽ bắt đầu thời kì cai sữa , bạn có thể tập cho thỏ con ăn cỏ khô (loại Alfalfa ) ! Vì hệ tiêu hóa thỏ dưới 4 tháng tuổi không thích hợp cho ăn rau, củ, quả tươi đâu !!
 

Linh Vân

Thành Viên Mới
cám ơn bạn trả lời giúp mình.
mình cho thỏ lớn ăn thức ăn của cá basa (cá tra) được không? Có lần,mình thấy mấy đứa nhỏ múc 1 chén thức ăn của cá để vào chuồng thì thỏ ăn rất nhanh. Mình nghĩ chắc được quá.
Thỏ của mình 1 con mắt đen, 1 con mắt đỏ. Vậy là sao?
 

HappyGreen

Thành Viên Chính Thức
cám ơn bạn trả lời giúp mình.
mình cho thỏ lớn ăn thức ăn của cá basa (cá tra) được không? Có lần,mình thấy mấy đứa nhỏ múc 1 chén thức ăn của cá để vào chuồng thì thỏ ăn rất nhanh. Mình nghĩ chắc được quá.
Oh my god ! Thỏ là động vật ăn chay ! Trong thức ăn tổng hợp dạng viên nén dành cho cá Basa có nguồn góc từ động vật ( đầu cá và phần phụ của cá xay nhỏ) . Điều đó là ko nên bạn à ! Ăn thức ăn đó lâu ngày sẽ dẫn đén thỏ của bạn bị bệnh về đường ruột (tiêu chảy ) và có thể chết nếu không chữa trị kịp đó !
Bạn cứ mua cỏ khô về cho thỏ ăn :
+ Thỏ dưới 6 tháng tuổi cho ăn cỏ khô Alfalfa.
+ Trên 6 tháng tuổi ăn Timothy là tốt nhất.
-- Ngoài ra bạn có thể bổ sung thức ăn dành cho thỏ dạng viên nén (pellet) mua ở cửa hàng Pet đó ! ( 70k/kg )

[/quote]Thỏ của mình 1 con mắt đen , 1 con mắt đỏ . Vậy là sao?[/quote]
-Thỏ của bạn 1 con mắt bên đen bên đỏ là do đã bị lai tạo giữa 1 con mắt đen (Thỏ cỏ hay thỏ ta VN )và 1 con mắt đỏ (Thỏ Newzealand từ nước ngoài).
-Còn 1 điều này nữa thật ra màu mắt của thỏ không phải là màu đỏ đâu . Vì nhãn cầu mắt của thỏ không có sắc tố, cái màu đỏ mà ta nhìn thấy đó là do sự phản xạ của màu máu ( các mạch máu li ti nằm trong nhãn cầu cả thỏ ) phản xạ ra ngoài chứ không phải là màu của nhãn cầu đâu .
 

Linh Vân

Thành Viên Mới
:D nếu bạn ko nói "thỏ ăn chay" chắc mình mua cá cho nó ăn nữa đấy. May mà lên đây hỏi kịp. Giờ nhà mình còn mấy kí thức ăn cá kìa, chắc đem cho cá cảnh ăn luôn.
 

HappyGreen

Thành Viên Chính Thức
Hihii...^^ Rất may là kịp . Nếu không thì...
Bạn cứ nuôi thỏ của bạn khi nào đến 6 tháng thì bổ sung thêm cho bé các loại rau, củ, quả tươi nhé ! Như thế bé mới phát triển khỏe mạnh được. Nhưng nhớ rau, củ, quả chỉ là thức ăn phụ bổ sung thôi nhé (cách 1-2 ngày cho ăn 1 lần ) cỏ khô và pellet mới là thức ăn chính nhé ! Nếu ăn nhiều rau, củ, quả sẽ làm bé bị tiêu chảy đấy !
 

Đình Mai

Thành Viên Mới
Nhìn tổng quan hình thể 2 con thỏ thì rất giống nhau . Chỉ có thể phân biệt giới tính của chúng bằng cách xem các cơ quan sinh dục thôi .
Với thỏ còn nhỏ (< 6 tháng tuổi ) thì hơi khó phân biệt giới tính . Vì các cơ quan sinh dục đực-cái phát triển chưa toàn diện (nằm sâu trong lớp lông dày ) . Thỏ từ 6 tháng tuối trở lên dễ phân biệt giới tính hơn .

Kinh nghiệm của riêng mình thì muốn phân biệt đực-cái trước hết :
1. Bế bé thỏ lật ngửa lên ( một tay đỡ phần mông ,tay kia ôm sát ngực của bé ) . Chú ý : Không nên ôm phần bụng của thỏ vì phần bụng của thỏ rất mềm sẽ tổn hại đến các cơ quan nội tạng bên trong .
2. Nhờ một ngưởi nữa dùng ngón tay ấn đuôi xuống và nhấn vào bên trên bộ phận sinh dục của bé :
+ Nếu thấy lỗ sinh dục tròn và có hình trụ lồi lên là Đực .
+ Nếu thấy lỗ sinh dục kéo dài thành khe, rãnhCái .
***Còn 1 cách nữa :
+ Lỗ sinh dục cách xa lỗ hậu môn là Đực
+ Lỗ sinh dục nằm gần lỗ hậu môn là Cái






Đây là hình cho các bạn dễ phân biệt :


Nếu thấy hay và bổ ích thì thanks cho mình 1 cái lấy tinh thần nha ! ^^
Mình muốn mua giống thỏ pháp khổng lồ thì mua ở đâu? Mách mình với, cảm ơn
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top