Những bài học nhỏ mang lại kết quá to cho người chơi cá vàng

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Mình thấy bài viết này rất hữu ích cho tất cả ae ai đang và sắp chơi cá vàng nên đăng cho ae tiện kham thảo và tìm hiểu nha^^:
Chủ đề 1: Dòng chảy trong bể cá



Dòng chảy trong bể giúp duy trì môi trường sống khỏe mạnh theo rất nhiều cách. Dù bạn đang chuẩn bị thiết kế bể cá mới, nâng cấp bể cá có sẵn hay cố gắng giải tuyết những vấn đề phát sinh thì việc xem xét dòng chảy trong bể có đáp ứng được nhu cầu của cá là một cân nhắc khôn ngoan.

Lợi ích mà dòng chảy mang lại:
  • Tăng khả năng hòa tan oxi vào nước
  • Duy trì nhiệt độ nước đồng đều
  • Thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi
  • Đưa phân/cặn đến đầu hút nước máy lọc
  • Tạo các dòng chảy cho cá
Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, dòng chảy trong bể là nhân tố quan trọng trong quá trình hòa tan oxi vào nước. Việc trao đổi oxi xảy ra chủ yếu ở mặt thoáng của nước và tăng tỉ lệ thuận theo độ hỗn loạn của dòng nước. Việc đảm bảo có nhiều dòng nước đồng nghĩa với việc đảm bảo cá của bạn có đủ oxi mà chúng cần. Bất cứ khi nào chúng ta đắn đo về khả năng hòa tan oxi vào nước, điều đầu tiên cần làm là tăng tốc độ dòng chảy lên. Thường thì đây cũng là việc duy nhất cần làm. Nếu bạn có ý tưởng về một bể cá mới, hãy đảm bảo bạn đã tính đến việc tạo nhiều dòng chảy ngay từ ban đầu.

Một lợi ích quan trọng khác mà một dòng chảy tốt mang lại là điều hòa nhiệt độ nước trong bể. Nếu bể có ít hay hoàn toàn không có dòng chảy, những vùng nước ấm và lạnh sẽ nhanh chóng phát sinh. Việc tuần hoàn nước sẽ giúp ngăn chặn hình thành phân lớp nhiệt độ trong bể. Dùng những đầu đẩy nhỏ ở những vị trí khác nhau hay dàn phun cũng là phương pháp hay để kiểm soát tốt nhiệt độ bể cá.

Khi dòng chảy được tăng lên nó cũng giúp những góc khuất, khe hẹp trong bể không trở thành không gian chết. Chất thải và những thứ rác khác sẽ tích tụ tại những khu vực này và theo thời gian gây ảnh hưởng lên nhóm vi khuẩn có lợi, đây cũng là hiểm họa tiềm tàng cho bể cá. Điều chỉnh hướng dòng nước đi vào các không gian chết này sẽ đẩy chất thải đi vòng quanh bể và dễ dàng bị hút vào hệ thống lọc.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là dòng chảy ảnh hưởng khá mạnh đến một số giống cá. Thực tế, một số loài cần dòng chảy để có sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chúng mang kết quả ngược lại. Ví dụ như cá betta, chúng thích những vùng nước tĩnh với dòng chảy thật yếu. Hãy luôn tìm hiểu nhu cầu của cá bạn nuôi và tăng tốc độ dòng chảy cho những loài cần nó.
Nguồn: diendancacanh.com
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 2: Chu trình Nito

Chu trình, sự nitrat hóa, chu trình sinh học, hiệu ứng bể mới, chu trình bắt đầu hay chu trình nito, dù ta gọi nó bằng bất cứ cái tên nào thì bất kì bể cá mới nào cũng phải trải qua quá trình hình thành nhóm vi khuẩn có lợi trong bể. Những bể nuôi lâu cũng phải trải qua những giai đoạn mà số lượng của nhóm vi khuẩn này biến đổi. Thất bại trong việc nắm bắt quá trình này là tác nhân lớn nhất khiến cho cá chết. Hiểu nó là gì và làm thế nào để vượt qua những giai đoạn nguy hiểm nhất trong chu trình nito sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giữ cá sống thành công.

Vấn đề chất thải
Không giống như môi trường tự nhiên, bể cá là một môi trường đóng. Tất cả những chất thải ra từ cá, thức ăn thừa hay thực vật phân rã đều được giữ lại trong bể. Nếu không có gì loại bỏ những chất thải này, hồ cá xinh xinh của bạn sẽ nhanh chóng trở thành một hầm cầu!

Thực vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, bể cá mới sẽ trở thành một hầm phân độc hại. Nước nhìn có thể trong, nhưng đừng để bị đánh lừa! Nó chứa rất nhiều độc tố như thể một bể nhiễm khuẩn vậy. Nghe kinh khủng quá phải không? May mắn thay, các vi khuẩn có khả năng chuyển chất thải thành những sản phẩm trung gian bắt đầu phát triển trong bể ngay khi cá được thả vào. Đáng tiếc là chúng không đủ nhiều để ngay lập tức phân hủy hoàn toàn độc tố, vì vậy trong khoảng thời gian từ vài tuần đến một tháng hay lâu hơn nữa, bể cá của bạn vẫn đang đối mặt với nguy hiểm (thường là 2 tuần đến 2 tháng tùy bể).

Tuy nhiên, bạn không cần phải lo sợ. Trang bị bằng kiến thức vận hành của chu trình nito và biết cần phải thực hiện những bước nào, bạn sẽ vượt qua giai đoạn bể mới này chẳng có chút vấn đề gì.

Các giai đoạn của Chu trình Nito:
Có 3 giai đoạn trong chu trình nito, mỗi giai đoạn đều đặt ra những thách thức riêng



Giai đoạn khơi mào: Chu trình bắt đầu khi cá được thả vào bể. Phân, nước tiểu của chúng cũng như thức ăn thừa sẽ nhanh chóng chuyển thành các dạng ammoni đã ion hóa hoặc chưa bị ion hóa. Dạng đã bị ion hóa, hay các gốc NH4, sẽ xuất hiện khi pH nhỏ hơn 7 và không gây đầu độc cá. Còn dạng chưa bị ion hóa, hay khí NH3, sẽ xuất hiện khi pH bằng 7 hay cao hơn, chúng đầu độc cá rất mạnh. Dù ở bất kì nồng độ nào thì dạng này cũng gây nguy hiểm, tuy nhiên khi chúng đạt đến nồng độ 2 ppm, cá của bạn có nguy cơ hóa rồng. Khí ammoniac bắt đầu tăng dần vào ngày thứ 3 từ khi thả cá.

Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, các vi khuẩn nitrosomonas sẽ oxi hóa khí ammoniac, nghĩa là loại bỏ được nó. Tuy nhiên, sản phẩm trung gian của quá trình này là các muối nitrit, cũng đầu độc mạnh cho cá. Nồng độ nitrit thấp khoảng 1 mg/l cũng có thể làm chết cá. Nitrit thường bắt đầu tăng vào cuối tuần đầu tiên sau khi thả cá.

Giai đoạn 3: Trong giai đoạn cuối của chu trình, các vi khuẩn nito sẽ chuyển các gốc nitrit về dạng nitrat. Các gốc nitrat không gây đầu độc cá khi ở nồng độ phân tử thấp. Việc thay một phần nước định kì sẽ giữ cho nồng độ nitrat luôn ở ngưỡng cho phép. Bể nuôi lâu cũng nên đo thử nồng độ nitrat vài tháng một lần để đảm bảo nồng độ nitrat trong bể không quá cao.

Giờ đây, khi bạn đã biết điều gì đang xảy ra, bạn cần phải làm gì? Các bước đơn giản nhất là kiểm tra nước (pH, NH3, NO2, NO3) và việc thay nước sẽ giúp bạn vượt qua chu trình nito này mà không phải để chú cá nào hóa rồng.
Việc CẦN làm:
Chìa khóa thành công là kiểm tra nồng độ ammoniac và nitrit trong nước, cũng như xử lý nhanh chóng khi có vấn đề phát sinh.
  • Kiểm tra ammoniac: Bắt đầu kiểm tra lượng ammoniac sinh ra từ ngày thứ 3 sau khi thả cá vào bể và liên tiếp những ngày sau đến khi lượng ammoniac bắt đầu giảm. Khi lượng ammoniac bắt đầu giảm, kiểm tra ở những ngày sau (không nhất thiết phải liên tục) cho đến khi nó tiến về 0. Ngược lại nếu cá cho thấy dấu hiệu kiệt sức như thở dốc, vây rũ xuống, bơi thất thường hay nổi lên gần mặt nước, hãy nhanh chóng làm giảm nồng độ ammoniac xuống. Các chất hóa học như Ammo-Lock (API) sẽ trung hòa nhanh lượng ammoniac độc hại.
  • Kiểm tra gốc nitrit: Bắt đầu kiểm tra nồng độ nitrit sau khi thả cá 1 tuần. Tiếp tục kiểm tra mỗi 2-3 ngày sau đó, cho đến khi nồng độ này tiến về 0. Nếu cá có các dấu hiệu kiệt sức như thở dốc, thả mình gần mặt nước như để đớp lấy không khí, thay 25-50% nước ngay lập tức và kiểm tra mỗi ngày cho đến khi nồng độ nitrit giảm xuống.

Việc KHÔNG NÊN làm:
  • Đừng thả thêm cá vào bể – hãy chờ đến khi chu trình đã hoàn thành.
  • Đừng thay đổi hệ thống lọc – các nhóm vi khuẩn hữu ích đang phát triển tại đây. Không nên tác động vào chúng cho đến khi chúng được hình thành ổn định.
  • Đừng cho cá ăn quá nhiều – Khi nghi ngờ cá bị ngộ độc nito, hãy cho cá ăn ít. Nên nhớ rằng bất cứ thứ gì được cho vào bể lúc này sẽ sinh ra chất thải bằng cách này hay cách khác.
  • Đừng cố gắng thay đổi pH – các vi khuẩn hữu ích có thể bị ảnh hưởng khi pH thay đổi. Trừ phi có vấn đề quá nghiêm trọng với pH (thường là quá cao), hãy mặc kệ nó trong quá trình bắt đầu này.
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
1 số thông tin về chu trình nito

Các loại vi khuẩn
Về cơ bản, có 4 loại vi khuẩn hiện diện trong hầu hết các hồ cá cảnh. Loại thứ nhất là các vi khuẩn phân huỷ. Chúng sử dụng các chất hữu cơ trong hồ cá bao gồm phân cá, thức ăn thừa và xác rong, tảo làm nguồn thức ăn. Trong hồ cá luôn tồn tại một số lượng lớn các vi khuẩn loại này. Là loại vi khuẩn có ích, chúng phân huỷ các chất hữu cơ thành các chất vô cơ gồm ammonia (NH3) và carbon dioxide (CO2) để các vi khuẩn khác tiêu thụ. Chúng cũng là nguyên nhân chính làm cho nước hồ ngả đục. Chẳng hạn, khi bỏ quá nhiều thức ăn vào hồ thì thức ăn thừa sẽ làm bùng phát số lượng các vi khuẩn phân huỷ; chúng tiêu thụ hết lượng ô-xy trong nước làm cá nghạt và phải ngoi lên mặt nước để thở. Với mật độ thích hợp, chúng làm tốt công việc vệ sinh hồ cá, nhưng nếu để phát triển quá mạnh thì chúng có thể làm chết cá trong hồ. Vì vậy, hồ cá cần được trang bị bộ lọc nước có chất lượng.

Loại thứ hai cũng là các vi khuẩn phân huỷ, nhưng là loại đặc biệt, vi khuẩn ô-xy hoá ni-tơ. Có hai nhóm vi khuẩn thuộc loại này. Một nhóm tổng hợp ô-xy và NH3 để tạo ra NO2 (nitrite). Nhóm khác tổng hợp ô-xy và NO2 để tạo ra NO3 (nitrate). NH3 và NO2 là chất độc đối với cá; độ pH càng cao, độc tính càng mạnh. NO3 lại vô hại ở nồng độ tương đối cao, dưới 100 ppm. Vì vậy, mục đích của bộ lọc là chuyển hoá một cách nhanh chóng và hiệu quả chất NH3 do cá hay các vi khuẩn phân huỷ tạo ra thành NO2 , rồi sau đó là NO3 càng nhanh càng tốt. Muối nitrate sẽ được lấy ra khi thay nước hồ.

Loại thứ ba là các vi khuẩn gây bệnh. Một vài loại trong số này tương tự loại thứ nhất, chẳng hạn như loại vi khuẩn phân huỷ phần da chết của cá. Các vi khuẩn này là dạng mầm bệnh cơ hội; chúng không tấn công cá cho đến khi cá bị thương hay yếu đi. Một số khác là mầm bệnh thực sự, chúng luôn luôn hiện diện trong hồ cá và không ngừng tấn công vào hệ thống miễn dịch của cá. Chừng nào cá còn mạnh khoẻ, hệ thống miễn dịch của nó còn có khả năng chống chọi với vi khuẩn gây bệnh. Nhưng khi có một con bị yếu đi và ngã bệnh; nó cung cấp vật chủ để vi khuẩn sinh sôi đến mật độ đủ lớn từ đó áp đảo hệ thống miễn dịch của các con cá khoẻ mạnh khác. Giảm stress là cách tốt nhất giúp cá chống chọi với bệnh tật. Cách nữa là cách ly cá mới, cá nhiễm bệnh để làm giảm sự lây lan mầm bệnh.

Loại thứ tư là các vi khuẩn yếm khí. Chúng có thể là một trong số các vi khuẩn kể trên nhưng có khả năng chuyển đổi cơ chế hoạt động từ môi trường có ô-xy sang môi trường không có ô-xy, tức yếm khí. Môi trường không có ô-xy trong hồ cá thường là lớp đá sỏi dưới đáy hồ. Một số vi khuẩn yếm khí rất có ích vì chúng phân huỷ muối nitrate thành khí ni-tơ. Nhưng nếu tập trung với số lượng lớn, vi khuẩn yếm khí có thể trở nên có hại nhất là trong các hồ cá biển, vì vài loại trong số chúng tạo ra khí độc H2S (hydrogen sulfide) làm chết cá. Những cách để hạn chế các khu vực yếm khí là không nên đặt đá tảng hay vật trang trí nơi không có dòng nước lưu thông qua, giảm độ dày đáy nền hay hay tăng kích thước sỏi để cho phép nhiều ô-xy thâm nhập sâu hơn xuống đáy. Ngoài ra, có thể sử dụng những động vật đào bới đáy hồ như ốc sên, cá chạch, cichlid hay ba ba để ngăn ngừa việc hình thành các túi khí. Không sử dụng cát mịn vì nó có khuynh hướng lèn chặt và tạo ra môi trường yếm khí. Trong môi trường nước ngọt nguy cơ này không cao, nhưng là dấu hiệu của sự thiếu chăm sóc hồ cá.

Chu trình ni-tơ
Trong hồ cá, chất ni-tơ tồn tại và luân chuyển dưới nhiều trạng thái khác nhau. Quá trình luân chuyển này bao gồm một chuỗi các phản ứng hoá sinh; gọi chung là chu trình ni-tơ. Chu trình ni-tơ được coi là tác nhân lọc sinh học và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sống lành mạnh cho các sinh vật trong hồ. Chu trình này thực sự phức tạp vì bao gồm rất nhiều quá trình trung gian nhưng có thể tóm tắt thành 4 quá trình diễn ra như sau:

Chất hữu cơ [1]==> ammonia [2]==> nitrite [3] ==> nitrate [4]==> khí ni-tơ

[1] Quá trình khoáng hoá (mineralisation) là quá trình mà chất hữu cơ được vi khuẩn phân huỷ thành các chất khoáng vô cơ, chủ yếu là ammonia.

[2] Quá trình ô-xy hoá ni-tơ (nitrification) là quá trình ô-xy hoá ammonia thành nitrate. Có hai giai đoạn; giai đoạn đầu, vi khuẩn phân huỷ ammonia thành nitrite (NO2-). Giai đoạn sau, vi khuẩn ô-xy hoá nitrite thành nitrate (NO3-). Cả hai giai đoạn tiêu thụ ô-xy hoà tan.

[3] Quá trình tạo ni-tơ (denitrification): là quá trình phân huỷ nitrate và nitrite thành các khí ô-xít ni-tơ (N2O) và ni-tơ (N2). Vi khuẩn yếm khí lấy ô-xy từ nitrate và nitrite để hô hấp vì môi trường có rất ít hoặc không có ô-xy hoà tan.

[4] Quá trình đồng hoá (assimilation): là quá trình tiêu thụ các chất vô cơ như ammonia, nitrite và nitrate của các sinh vật tự dưỡng (autotrophs) bao gồm vi khuẩn, rong tảo và các loài thực vật thuỷ sinh.



Mô hình giản hoá chu trình ni-tơ trong hồ cá. Những mũi tên thể hiện sự chuyển hoá của ni-tơ. Chất hữu cơ được phân huỷ thành các hợp chất có chứa ni-tơ. Rong, tảo và các loài thực vật thuỷ sinh lại tiêu thụ các hợp chất này.
trích awarona.com.vn
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 3: Để cá sống lâu hằng chục năm!

Dù bạn có tin hay không thì một chú cá vàng có thể sống từ 10-25 năm hay thậm chí lâu hơn nếu nó được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, với chế độ chăm sóc thông thường, tuổi thọ của chúng chỉ kéo dài khoảng 6 năm. Sách kỉ lục Guinness thế giới ghi nhận một chú cá vàng tên Tish đã sống thêm 43 năm sau khi giành chiến thắng ở 1 hội chợ tại Anh năm 1956! Bạn cũng có thể giúp những người bạn lắm vảy của mình sống đến thời kì vàng son như vậy. Người ta thường quên rằng stress và việc vệ sinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến cá, ngược lại nếu có thể hiểu rõ 2 vấn đề này, cũng có thể kéo dài tuổi thọ của cá rất nhiều. Những thay đổi nhỏ như việc thay nước từng chút một có thể giúp cá sống lâu hơn nhiều.

Hãy chú ý các vấn đề sau:

1. Chuẩn bị cho chúng bể càng lớn càng tốt.

Đừng sử dụng bể tròn. Một chú cá vàng loại fancy cần ít nhất 75 lít nước để sống thoải mái (cần thêm 37 lít cho mỗi chú cá thêm vào). Chọn bể có mặt thoáng lớn để tăng khả năng tiếp xúc của oxi với bề mặt nước (bể rộng sẽ tốt hơn bể cao).

2. Thiết kế bể trước khi thả cá:


Đôi khi phải cần đến 2 tuần trở lên cho công tác chuẩn bị này. Việc hình thành chủng vi khuẩn có lợi trong bể để phân hủy chất thải của cá là cực kì cần thiết. Để làm được điều này, hãy thực hiện “chu trình không cá”. Sau khi hoàn tất, bể cá của bạn sẽ rất nhiều vi khuẩn làm nhiệm vụ phân hủy chất thải từ cá. Ngược lại, nếu bạn không chuẩn bị điều này, bể cá dễ bị đầu độc bởi ammoniac và cá sẽ chết.

3. Cung cấp điều kiện vận động và giải trí cho cá:
Trang trí bể với sỏi, lũa (gỗ trôi dạt), cây thủy sinh, v.v… Hãy đảm bảo chúng không tiềm ẩn nguy cơ cho cá (các chủng vi khuẩn có hại có thể phát triển bên trong) cũng như không có những gờ/mép sắc nhọn (có thể làm rách vây cá). Chuẩn bị những vùng khác nhau trong bể, như khoảng trống lý tưởng cho cá bơi cũng như chỗ núp. Bạn cũng có thể huấn luyện cho cá bằng nhiều cách. Nếu bạn cho chúng ăn vào khoảng thời gian nhất định mỗi ngày, chúng sẽ sớm chờ bạn đúng khoảng thời gian đó và quen với sự hiện diện của bạn khi chúng ăn. Không lâu sau, bạn có thể dạy chúng lên ăn trên tay. Bạn cũng có thể dùng vợt vớt cá đã bỏ đi phần lưới để làm cái vòng và dạy cho cá của bạn bơi qua đó.

4. Thêm thiết bị làm tăng lượng oxi hòa tan vào nước:


Một bơm khí nhỏ hay đá bọt có thể là đủ. Hay bạn cũng có thể tận dụng dòng chảy từ “thác nước” mà một số loại lọc cung cấp để khuấy động bề mặt nước.

5. Làm vệ sinh bể ít nhất 2 tuần 1 lần, nhưng càng thường xuyên thì càng tốt bởi lượng chất thải mà cá vàng thải ra:


Hãy cân nhắc đến việc mua một máy lọc, cá vàng thải rất nhiều và dễ làm tăng lượng ammoniac và gốc nitrit rất có hại cho cá. Nếu bạn không sử dụng lọc thì nên làm vệ sinh 2 lần mỗi tuần! Đây là việc rất quan trọng. Bạn phải làm vệ sinh thường xuyên hay không còn phụ thuộc vào kích thước bể, số lượng cá và hiệu quả hệ thống lọc nước. Cây thủy sinh cũng rất tốt cho việc hấp thụ một phần ammoniac, các gốc nitrit và nitrat.

Kiểm tra thường xuyên nồng độ ammoniac và nitrit (chúng cần phải luôn ở mức 0). Một bộ kiểm tra pH cho nước cũng rất cần thiết để đảm bảo nước không quá kiềm hay quá chua. Bạn sẽ dễ dàng mua được ở tiệm bán cá. Đừng cố gắng điều chỉnh nước trong bể trừ phi nó có thong số khác quá xa so với nước môi trường tự nhiên. Cá vàng có thể tồn tại trong khoảng pH rộng và những chất hóa học thay đổi độ pH cũng không phải là giải pháp duy nhất mà người nuôi cá có thể chọn, còn nhiều cách khác phổ biến hơn. Tầm pH từ 6.5-8.25 là ổn. Rất nhiều hệ thống cấp nước đẩy độ pH lên khoảng 7.5 và cá vàng sống rất thoải mái ở tầm pH này.

Đừng đem cá ra khỏi bể khi thay nước. Việc hút phân cá khỏi bề mặt sỏi có thể được thực hiện bằng ống hút/bơm khi cá còn trong bể. Thay đổi một phần nước định kì tốt hơn nhiều việc thay đổi toàn bộ nước (có thể làm cá stress). Nếu buộc phải đưa cá ra, hãy dùng 1 thau nhựa thay vì dùng vợt vớt, cá có thể tự làm tổn thương vây/vảy của chúng khi giãy giụa. Điều này cũng khiến cá bị stress! Nếu chỉ có thể dùng vợt để vớt, hãy làm ướt nó trước khi sử dụng. Vợt khô dễ gây tổn thương hơn là vợt ướt. Khi dùng thau nhựa cũng cần lưu ý để cá của bạn tự bơi vào.

6. Cho phép nhiệt độ của nước thay đổi khi chuyển mùa:


Mặc dù cá vàng không thích nhiệt độ cao hơn 24oC, chúng lại có vẻ chịu khi nhiệt độ hạ xuống tầm 15-20oC vào mùa đông. Cá vàng fancy là ngoại lệ, chúng không dễ dàng thích nghi nếu nhiệt độ xuống dưới 16oC. Cần lưu ý cá sẽ không ăn khi nhiệt độ dưới 10-14oC.

7. Cho cá ăn hai lần mỗi ngày với thức ăn dành riêng cho chúng:


Nếu bạn muốn cho chúng ăn nhiều cữ hơn, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn ra để tránh việc cho chúng ăn quá nhiều. Chỉ cho ăn đủ lượng thức ăn chúng có thể ăn trong vài phút và vớt thức ăn thừa ra ngay. Nếu sử dụng thức ăn nổi, hãy làm ướt vài giây trước khi cho ăn để nó dễ dàng chìm xuống. Điều này sẽ làm giảm lượng không khí mà cá nuốt lấy trong khi ăn, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về bong bóng.



Một số mẹo nhỏ:
  • Hãy đảm bảo cá khỏe mạnh khi bạn mua chúng. Nếu có bất kì con cá nào trong bể bạn lựa có dấu hiệu bị bệnh (đốm trắng, đốm đỏ/lở loét, xù vảy/phù nề) thì tốt nhất đừng mua cá trong bể đó. Quay lại cửa hàng đó sau 1 tuần và mua về những con cá khỏe mạnh thay vì mang về một con cá mà bạn phải đánh thuốc đặc biệt hay thậm chí chết khi bạn chăm sóc. Cá mới cùng cần được nuôi cách ly một thời gian để tránh lây lan ký sinh trùng, vi khuẩn hay nấm.
  • Cá vàng thân dẹp và một số loại thân hình trứng có thể lớn trên 12 inches (30.5cm) nếu được nuôi trong bể hay hồ đủ rộng! Tuy nhiên, trái với những gì đa số chúng ta nghĩ, cá vàng không thể giữ nguyên kích thước khi ở trong bể của chúng. Đừng mua bể quá nhỏ và nghĩ rằng con cá của bạn sẽ ngừng phát triển, điều này sẽ rút ngắn tuổi thọ của cá và gây stress.
  • Cẩn thận khi vận chuyển cá. Stress có thể rút ngắn tuổi thọ của chúng.
  • Nếu bạn có nuôi mèo thì KHÔNG để hở mặt bể.
  • Đừng chiếu sáng bể nhiều hơn vài tiếng mỗi lần, nó sẽ khiến nhiệt độ của nước quá nóng và làm tảo phát triển. Dù bạn có trồng cây thật thì 8 tiếng mỗi ngày là đủ cho việc chiếu sáng. Lưu ý khi bật/tắt đèn bể, bật/tắt đèn phòng trước để tránh làm cá shock. Chúng không có da mí mắt nên đột ngột thay đổi ánh sáng có thể làm chúng hoảng sợ.
  • Theo dõi các thông số nước bể thường xuyên. Quan tâm đến nhiệt độ nước. Kiểm tra nồng độ nitrat, nitrit và ammoniac. Kiểm tra pH của nước, độ cứng và độ kiềm. Hãy nghiên cứu thêm về chúng.
  • Đảm bảo dọn thức ăn thừa hay phân cá khỏi lớp sỏi nền thường xuyên.
  • Chú ý đến vị trí đặt bể cá. Đừng để gần lò sưởi hay các thiệt bị điện khác, cũng đừng đặt gần cửa chính hay cửa sổ. Làm như vậy sẽ dễ làm thay đổi đột ngột nhiệt độ bể. Cũng đừng đặt đâu đó bị ánh sáng mặt trời chiếu vào suốt ngày, điều này khiến bể có thể rất nóng và tảo sẽ phát triển.
  • Đảm bảo không có vật sắc nhọn trong bể để cá không bị rách vây hay tróc vảy.
  • Cho cá ăn nhiều quá cũng không tốt, chỉ cho chúng ăn lượng thức ăn chúng kịp ăn hết trong 2 phút. Cũng đừng cho tất cả thức ăn vào một lần duy nhất, cho từng chút một và để cá có thời gian để ăn. Bạn sẽ không muốn có bất kì thức ăn thừa nào chìm vào lớp sỏi nền (thức ăn chìm hay một số loại thức ăn nổi mà mau chìm nên lưu ý).
  • Nếu máy sục oxi của bạn quá công suất so với kích thước của bể, gắn vào đầu thổi 1 cái kẹp hay các van phổ biến có mặt trên thị trường để làm giảm lượng bong bóng.
  • Khi sử dụng cỏ/bèo ở gần bể để làm môi trường sống của cá tự nhiên hơn, hãy làm sạch nó trước để đảm bảo chúng không phát tán ký sinh trùng cho cá.
  • Khi chữa cho cá bệnh, không nhất thiết phải đưa chúng vào bể riêng.
  • Không bao giờ sử dụng bể dung tích dưới 50 lít trừ phi là để tạm (vdu trong 1 tuần). Bể nhỏ hơn sẽ khiến cá không thoải mái, choáng và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, điều này cũng là tàn nhẫn nữa.

Hãy chăm sóc cá đúng cách.
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 4: Chu trình bể trống



Dù bạn là người đã có kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi cá hay chỉ vừa bắt đầu tìm hiểu chu trình bể trống là cái nồi gì =], mình hi vọng bạn sẽ dành chút thời gian để đọc tài liệu hướng dẫn và những câu hỏi trong mục hỏi đáp mà có thể bạn cũng chưa hề nghĩ đến.

Các câu hỏi:

1. Chu trình bể trống là gì?
2. Tại sao chọn nó thay vì kiểu truyền thống?
3. Để thực hiện nó ta cần những gì?
4. Có nên dùng dung dịch bổ sung vi sinh không?
5. Có thể lấy nguồn ammoniac cần thiết từ đâu?
6. Có thể trồng cây trong bể luôn không?
7. Trình tự từng bước một để thực hiện chu trình bể trống này là gì?
8. Vật liệu tạo mầm tốt nhất là gì?
9. Có thể sử dụng than hoạt tính không? Nếu không thì tại sao? Thay than hoạt tính bằng vật liệu lọc gì?
10. Các vi khuẩn sẽ phát triển ở đâu?
11. Có nên vệ sinh bể hay bộ lọc khi chạy chu trình không?
12. Có mánh nào để tăng tốc độ chu trình này không?
13. pH có gây ảnh hưởng gì đến chu trình không?
14. Có cần phải thay một phần nước trong suốt quá trình không?
15. Có cần sử dụng dung dịch khử clo không?
16. Nồng độ ammoniac vẫn không giảm!
17. Các gốc nitrit/nitrat chưa xuất hiện!
18. Nồng độ nitrit/nitrat quá cao! Điều đó có ổn không?
19. Chu trình của tôi hoàn tất rồi, giờ làm gì nữa?
20. Kết quả đo được phải như thế nào để chắc chắn chu trình đã hoàn tất?
21. Tôi hoàn tất rồi! Giờ phải làm gì?
22. Làm sao để giữ cho hệ vi khuẩn tồn tại khi chu trình đã kết thúc?
23. Có vẻ như chu trình bị đảo ngược sau khi thay nước quá nhiều! Xuất hiện ammoniac/nitrit!
24. Xong! Nên bắt đầu thả bao nhiêu cá vào bể?
25. Làm thế nào để giữ bộ lọc vi sinh luôn được tốt?

Trả lời:

1. Chu trình bể trống là gì?

Là một quá trình nhanh chóng, hiệu quả và thể hiện tính nhân văn khi chuẩn bị bể an toàn cho cá. Chính xác hơn, đây là quá trình phát triển 2 cộng đồng vi khuẩn có lợi trong bể của bạn. Chúng có nhiệm vụ chuyển đổi những chất thải độc hại mà cá thải ra về những dạng ít độc hơn (ammoniac > nitrit > nitrat).

Thông thường, chu trình bể cá đồng nghĩa với việc có cá hi sinh hoặc bị tổn thương vĩnh viễn để phát triển các chủng vi khuẩn này. Chu trình bể trống sử dùng nguồn ammoniac tinh khiết thay vì do cá thải ra để cung cấp dinh dưỡng cho bộ lọc vi sinh mà không cần nguồn trung gian (cá). Trong một bể chưa được chạy chu trình, thậm chí thức ăn cho cá cũng là chất độc. Chu trình bể trống đảm bảo cho bạn có được ngôi nhà vững chắc và an toàn nhất dành cho những chủ nhân mới sắp dọn vào.

2. Tại sao chọn nó thay vì kiểu truyền thống?



Chu trình truyền thống cần có cá trong bể, do đó có những bất lợi. Đầu tiên, nuôi cá vào lúc này thật tàn nhẫn! Chu trình diễn ra luôn đồng nghĩa với việc có lúc nồng độ ammoniac và nitrit cao. Hai chất này cực kì nguy hiểm với cá, thậm chí nếu chúng vượt qua quá trình này, chúng vẫn có thể bị tổn thương vĩnh viễn hoặc bị cháy mang hay sợ hãi. Chất lượng sống của chúng sẽ bị giảm nghiêm trọng khi bắt chúng trải qua quá trình này.

Thứ hai, chu trình bể trống giúp bạn nhàn hạ hơn RẤT NHIỀU! Chu trình truyền thống cần đến vài tháng mới hoàn tất và phải thay nước hằng ngày, cũng như theo dõi các chỉ số nước bể. Nhiều người mua cá để chạy chu trình phải tìm nơi nào cho cá ở tạm trong khi thực hiện chu trình bể trống, đơn giản vì nó tốn ít công sức vận chuyển hàng đống xô nước và gây đau lung.

Ngoài ra, chu trình bể trống cũng tạo ra bộ lọc vi sinh khỏe hơn, lành mạnh hơn trong thời gian ngắn hơn nhiều kiểu cổ điển. Nó chỉ kéo dài vài ngày đến vài tuần trong khi kiểu cũ mất hàng tháng. Bản thân mình (tác giả) đã hoàn thành chu trình trong 20 ngày và nếu bạn có vật liệu tạo mầm từ bể cá khác, nó có thể hoàn tất trong vài ngày!

Dù bạn có tin hay không, chu trình bể trống cũng vui và thú vị, và khiến tinh thần ta thoải mái hơn khi chạy chu trình bể cá CHO cá của bạn chứ không phải DÙNG cá của bạn. Điều này thật tuyệt vời và cũng là bài học hay mà bạn có thể dạy cho con mình.

3. Để thực hiện nó ta cần những gì?

Nếu bạn đã có những thiết bị thông thường cho bể cá (sưởi, lọc, bộ thử mẫu nước, v.v…) thì cái ví của bạn có thể yên tâm được rồi. Chỉ còn cần phải mua thêm 1 thứ thôi: nguồn ammoniac. Chúng có thể được tìm thấy tại các tiệm bán hóa chất. Nếu bạn cần những thứ khác để đẩy tốc độ quá trình lên thật nhanh, mua thêm gói thức ăn nhỏ cho cá (nguồn photphat cho vi khuẩn) và các thiệt bị cấp oxi (đá sủi). Bạn cũng nên mua một chai dung dịch khử clo tốt và một cuốn sổ nhỏ để tiện ghi lại quá trình.

Nếu nguồn nước của bạn quá mềm hay độ kiềm thấp, hãy mua thêm 1 túi san hô vụn hay đá aragonite (khoáng chứa chủ yếu CaCO3). Chúng có tác dụng làm tăng và ổn định độ pH của nước khi bạn chạy chu trình. Trở ngại lớn nhất khi chạy chu trình bể trống là thiếu nguồn hỗ trợ mà vi khuẩn cần trong suốt quá trình. Điều này gây nguy cơ phá vỡ sự cân bằng pH và cản trở các chủng vi khuẩn có ích hình thành hay giết chết chúng nếu pH quá thấp. Nếu mua san hô, bạn có thể cho khoảng 1 nắm tay vào trong túi lưới có bán nhiều ở tiệm cá, thay nước và từ đó chỉ cần sửa dụng nguồn nước máy. Nó chỉ cần thiết nếu nguồn nước của bạn có pH thấp nhưng cũn không là thừa nếu có sẵn 1 ít để đảm bảo mọi thứ đều trơn tru.

4. Có nên dùng dung dịch bổ sung vi sinh không?

Điều này có thể gây tranh cãi. Cá nhân mình thì không khuyến khích sử dụng. Mình gặp rất nhiều trường hợp bộ lọc vi sinh bị hỏng và nồng độ ammoniac hay nitrit bỗng tăng cao và thường là do những sản phẩm giúp thực hiện nhanh này đây. Nếu có nơi nào bán các miếng bọt xốp hoạt tính và họ cam đoan có chứa các chủng vi khuẩn có lợi tự nhiên, thì có lẽ bạn nên sử dụng nó thay vì men vi sinh.

Nếu người bán hàng có thuyết phục thành công bạn cho nó vào chu trình và bạn đã cho vào rồi, hãy theo dõi kỹ các thông số của nước thêm một thời gian nữa sau khi bể của bạn có vẻ như đã hoàn tất chu trình. Hòa tan chúng vào nước mà có kết quả tốt cũng như khi đọc những bài nghiên cứu mà dường như chống lại những định luật khoa học thông thường vậy.

Nếu có một sản phẩm nào được phát triển mà chứng minh được 100% tao ra bộ lọc vi sinh tự nhiên khỏe, chắc chắn và ổn định, mình sẽ vui vẻ dẹp ngay bài hướng dẫn này và đơn giản là đăng hình sản phẩm đó lên… Cho đến lúc đó, hãy tiếp tục đọc!

5. Có thể lấy nguồn ammoniac cần thiết từ đâu?

Đây là yếu tố quyết định quan trọng nhất cho việc thực hiện chu trình bể trống. Nếu lọ ammoniac của bạn không tinh khiết… đổ thôi! Nguồn ammoniac thuần khiết sẽ không có chất hoạt động bề mặt, không có chất nhuộm màu, không mùi thơm hay chất tẩy rửa nào. Cho dù chúng cũng có chút ammoniac thật, nhưng nó giống như đổ nguyên chai nước rửa chén hay xịt khử mùi vào trong bể vào cùng vậy. (cái này các tiệm hóa chất có đầy)

Nhiều người sử dụng tôm đông lạnh hay thức ăn của cá cho vào túi lưới, và dù chúng có tác dụng thật đấy, nhưng mình đề nghị hãy tìm ra nguồn ammoniac tinh khiết hơn vì nó dễ dàng duy trì nồng độ ổn định và khiến quá trình này khoa học hơn. Dùng tôm hay thức ăn thừa có thể gây ra là nấm trong bể.

6. Có thể trồng cây trong bể luôn không?



Dĩ nhiên rồi! Cây thủy sinh rất thích môi trường giàu ammoniac và nitrat bạn tạo ra khi chạy chu trình bể trống. Dù theo lý thuyết, chúng làm giảm lượng ammoniac bạn cho vào nhưng thực tế chúng chẳng làm thay đổi mấy hay làm chậm chu trình của bạn. Nếu chúng được lấy từ một bể cá nào đó, nó sẽ chứa một lượng vi khuẩn có lợi tồn tại trong chúng để giúp bạn bắt đầu, nhưng tùy vào bạn thôi. Chúng cũng có thể khiến bạn thoải mái hơn khi chờ đợi cá được thả vào! Cố gắng giữ lượng sáng vừa đủ mà cây cần để tránh sự phát triển không mong muốn của tao cho đến khi chu trình của bạn hoàn tất.

7. Trình tự các bước để thực hiện chu trình bể trống này là gì?



A) . Hoàn tất set up bể.

Lắp đặt hết bộ lọc, sủi, bong bóng, sưởi hay đồ trang trí, v.v... Không nên dùng bộ lọc than hoạt tính. Mình sẽ giải thích sau.

Bạn cũng có thể trồng cây vào ngay lúc này. Nó sẽ được hưởng lợi từ các điều kiện của nước trong suốt chu trình bể trống.

Nếu bạn muốn dùng san hô vụn hay đá aragonite để đảm bảo chắn chắn, cho chúng vào luôn thôi!

B) . Dùng dung dịch khử clo để khử clo, cloramin, kim loại nặng trong nước.

Clo sẽ tiêu diệt vi khuẩn mà chúng lại là thứ bạn đang cần nuôi dưỡng. Không trộn chung 2 thứ lại được.

C) . Điều chỉnh sưởi và đặt nhiệt độ của nước trong khoảng 77-86oF (25-30oC).

Đây là khoảng nhiệt độ các chủng vi khuẩn có lợi phát triển tốt nhất. Nếu không có cây thủy sinh thì bạn nên tắt đèn chiếu vào lúc này. Tảo cũng rất thích điều kiện nước bạn tạo ra, tắt đèn sẽ ngăn chúng phát triển.

D) . Cho sủi hoạt động thật mạnh, càng mạnh càng tốt!

Nếu không có sủi thì nên hạ mực nước xuống thấp để khoảng cách nước đi ra từ bộ lọc đổ xuống bể cao hơn và tạo bọt.

E) . Thêm ammoniac vào bể.

Canh cho nồng độ khoảng 4ppm. Bắt đầu với 1 lượng nhỏ, chờ khoảng 20 phút để chúng tan đều rồi cho thêm nếu cần. Lặp lại cho đến khi đủ lượng cần thiết. Nếu cho vào quá nhiều, có khi bạn phải thay 1 phần nước để hạ nồng độ xuống. Kiểm soát lượng ammoniac thêm vào để có được kết quả tốt nhất!

F) . Cho vào một ít vật liệu tạo mầm!

Lạy lọc van xin các bạn của bạn, một đứa hiền hiền hay bất cứ ai nếu họ có 1 bể cá khỏe mạnh để lấy vật liệu lọc cũ, sỏi nền, trang trí bể… bất cứ thứ gì cũng được! Cho chúng vào bể, tốt nhất là cho vào phần lọc bởi các vi khuẩn chủ yếu phát triển tại đây. Theo lý thuyết mà nói thì nếu bạn đó đủ vật liệu tạo mầm, bạn có thể ngay lập tức hoàn tất chu trình khi cho vào bể thật nhiều vi khuẩn có lợi mà bạn cần. Nếu chả ai cho bạn thứ gì, cũng chẳng sao! Các vi khuẩn mà bạn cần đầy trong không khí. Bạn cũng có thể cho vào 1 chút thức ăn chìm của cá để thêm dinh dưỡng và phophat vào nước mà vi khuẩn thích.

G) . Hãy kiên nhẫn.

Kiểm tra nồng độ ammonia cách ngày cho đến khi thấy nó hạ xuống, bữa tiệc đã bắt đầu! Cứ để nó hạ xuống 1ppm rồi hãy thêm vào cho đủ 4ppm. Đừng để nó xuống tới 0 vì bạn sẽ bỏ đói vi khuẩn đấy.

H) . Khi ammoniac bắt đầu giảm, hãy kiểm tra nồng độ nitrit.

Việc các gốc nitrit xuất hiện sau khi nồng độ ammoniac giảm vài ngày cũng là bình thường. Ban đầu có vẻ chậm nhưng nó sẽ tăng rất nhanh. Bạn có vẻ hào hứng đấy! Chúng ta đi gần nửa đoạn đường rồi!

I) . Tiếp tục cho ammoniac giữ ở 4ppm.

Giờ thì nồng độ của nó sẽ giảm khá nhanh. Xem nồng độ nitrit, và khi nó đạt ngưỡng rất cao, hãy bắt đầu kiểm tra nồng độ nitrat. Khi nitrat đã xuất hiện, mọi việc nhẹ nhàng hơn rất nhiều rồi!

J) . Nếu nồng độ nitrit/nitrat quá cao mà bộ test của bạn không đo được, thay 50-60% nước.

Sự thay nước lúc này sẽ không làm ảnh hưởng gì đến chu trình của bạn mà sẽ giúp bạn nắm được nồng độ các chất trên để tiếp tục. Tới đây bạn có thể thêm chút thức ăn chìm để đảm bảo dinh dưỡng cho vi khuẩn. (chủ yếu là photphat). Việc thay nước cũng giúp ổn định pH cho chu trình. Nhớ khử clo nước trước khi bơm vào!

K) . Chờ điều kì diệu xảy ra.

Tiếp tục theo dõi các thông số của nước và thêm tiếp lượng ammoniac liều 4ppm. Chú ý đến độ pH vào lúc này. Nếu pH có chiều hướng giảm, thay ngay 50% nước. Chúng ta cần đảm bảo pH ổn định lúc này.

Vào sáng hôm sau khi bạn thức dậy, thấy ammoniac và nitrit đã biến mất! Theo lý thuyết, chu trình của bạn đã hoàn tất, nhưng ta vẫn cần kiểm tra 1 chút để đảm bảo.

L) . Thêm một liều ammoniac 4ppm nữa.

Xem đồng hồ. Nếu trong vòng 24h mà ammoniac>nitrit>nitrat… Xin chúc mừng! Sau 24h kết quả bạn cần đạt là ammoniac 0, nitrit 0, và rất nhiều nitrat. Bạn đã xây dựng thành công bộ lọc vi sinh để đón những con cá về nhà mới!

M). Bạn cần giữ lũ vi khuẩn sống cho đến khi cá được thả vào.

Cho liều ammoniac 1ppm mỗi ngày để giữ chúng sống.

N) . Ngày trước khi bạn thả cá, bạn cần thực hiện 2 việc quan trọng:

Thứ nhất, hạ nhiệt độ của sưởi xuống. Vi khuẩn có thể thích nước ấm nhưng cá của bạn có thể không.

Thay 90% lượng nước. Lượng nitrat tích tụ suốt quá trình này phải rất cao rồi và cần hạ nó xuống mức an toàn cho cá. Càng thấp càng tốt, nhưng khi nồng độ nitrat dưới 20, bạn có thể nghỉ ngơi rồi!

O) . Thả vào bể 1 vài con cá.

Dù bộ lọc vi sinh của bạn đã rất tốt và theo lý thuyết bạn có thể thả đủ lượng cá mà bể bạn có thể chứa, nhưng chưa phải lúc. Một số loài cá nhất định cần thời gian để xác lập lãnh địa của chúng, nên nếu bạn thả vào hết một lượt, có thể gây rắc rối. Cá nhân mình thả khoảng 50-60% lượng cá, những con cá hiền lành nên cho vào trước. Bạn không muốn cá tranh giành lãnh thổ nhưng cũng đừng vì vậy mà chỉ thả vài con nhỏ tí, lượng ammoniac mà chúng cung cấp không đủ để hệ vi khuẩn khỏe mạnh.

P) .Bước cuối cùng.

Ngắm cá bơi và chỉ bạn bè thực hiện chu trình bể trống thôi!



8. Vật liệu tạo mầm tốt nhất là gì?

Vật liệu tạo mầm bao gồm tất cả những vật lấy từ một bể cá khỏe và ổn định nhằm cung cấp mộ lượng vi khuẩn vào bể của bạn. Nguyên liệu tốt nhất thường được lấy từ bộ lọc vì phần lớn vi khuẩn có lợi tập trung ở đây. Một miếng lọc bẩn, miếng lót, sứ lọc… tất cả những gì ở trong đó đều tuyệt vời. Thậm chí 1 nắm tay sỏi hay vật trang trí trong bể cũng giúp ích rồi.

Hãy chắc là bể cá bạn chọn để lấy những thứ này khỏe mạnh vì tất cả những thứ bên trong bể, kể cả tảo, mầm bệnh, trùng kí sinh,… sẽ sớm tồn tại trong bể của bạn.

Lưu ý giữ chúng ướt cho đến khi cho vào bể, nếu nó bị khô thì cũng chẳng có tác dụng gì.

9. Có thể sử dụng than hoạt tính không? Nếu không thì tại sao? Thay than hoạt tính bằng vật liệu lọc gì?



Bản thân than hoạt tính hoàn toàn không có vấn đề gì. Nó được dùng để hấp phụ các chất hóa học trong nước, giúp làm trong bể hay lấy lượng thuốc dư mà bạn cho vào bể ra. Tuy nhiên chúng cần phải thay hàng tháng để luôn còn hoạt tính và đây là điều tệ hại nhất khi mà đa số vi khuẩn có lợi của bạn tập trung trong bộ lọc! Điều này dễ dẫn đến hình thành những chu trình nhỏ, nồng độ ammoniac tăng và cá rất mệt. Hãy thay than bằng những vật liệu lọc khác có thể sử dụng lâu dài hơn mà bạn có thể thay mới từng phần để luôn có vi khuẩn có lợi phát triển trong đó.

10. Các vi khuẩn sẽ phát triển ở đâu?

Chúng có mặt ở khắp nơi trong bể của bạn: thành bể, lớp sỏi, vật trang trí,... Chúng đặc biệt thích khu vực giàu oxi bên trong bộ lọc, do đó dừng bao giờ thay bộ lọc trừ phi nó hoàn toàn không thể sử dụng được nữa.
Vi khuẩn không sống trong nước như nhiều người nghĩ, cũng có khi có 1-2 gã trôi theo dòng nước và đó là lý do thay một phần nước không ảnh hưởng khi chạy chu trình.

11. Có nên vệ sinh bể hay bộ lọc khi chạy chu trình này không?

Một trong những điều tuyệt vời nhất khi chạy chu trình bể trống là bạn chẳng có gì phải duy trì trong bể cả, trừ việc phải thay 1 phần nước ở giữa chu trình và một lượng rất lớn ở cuối chu trình. Ngược lại việc làm sạch sỏi, đồ trang trí hay miếng lọc còn làm chậm quá trình của bạn đi khi bạn lien tục loại bỏ các vi khuẩn mà bạn cần nuôi dưỡng.
Sau khi bể đi vào hoạt động, thay một phần nước mỗi tuần để đảm bảo nồng độ nitrat an toàn và xối nước rửa các tấm lọc bằng chính nước bể để làm sạch phân là cần thiết. Mỗi loại cá cần điều kiện vệ sinh bể khác nhau, hãy tìm hiểu điều này cho cá của bạn.

12. Có mánh nào để tăng tốc độ chu trình này không?

Bạn chỉ cần làm theo đúng trình tự là đã thực hiện các mánh cần thiết rồi. Nếu bạn thấy hình như quá trình đang chậm lại hay không thay đổi, thay 50% nước và tiếp tục lại, thêm thức ăn chìm cho cá cũng giúp cung cấp dinh dưỡng.

13. pH có gây ảnh hưởng gì đến chu trình không?

pH không gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ chu trình. Một số chủng vi khuẩn thích pH cao hơn, số khác lại ít hơn. Miễn là pH của bạn không quá cao hay quá thấp thì mọi thứ đều ổn. Nếu pH dưới 6.5 hay trên 8 thì có lẽ làm gì đó để đảm bảo khoảng pH ổn định cho nước. Cho vào một ít san hô vụn để tăng nó lên hay than bùn để hạ nó xuống. Mình cực kì không thích dùng hóa chất để điều chỉnh pH trong 99% các trường hợp, tuy nhiên với chu trình bể trống này thì cũng chẳng có cá để các hóa chất gây hại. Lượng nước thay lớn vào cuối chu trình đủ để đảm bảo pH trong nước rơi vào khoảng ổn định mà không cần làm gì thêm.

Trong quá trình thực hiện chu trình, khả năng pH bị dao động là có thể xảy ra. Ammoniac có khả năng tăng pH lên khi bạn cho nó vào còn các vi khuẩn nitrat hóa lại tạo ra các axit làm giảm pH trong quá trình. Nếu nước bạn sử dụng có độ cứng hay tính kiềm thấp, sự dao động pH có thể rõ ràng hơn nữa. Thay 50% nước sẽ giúp ngăn ngừa việc pH bị giảm mạnh. Hãy luôn để mắt đến độ pH ở bước cuối cùng chu trình. pH giảm mạnh có thể gây ảnh hưởng lên các vi khuẩn có lợi.

14. Có cần phải thay một phần nước trong suốt quá trình không?



Như đã đề cập, nó chỉ thật sự cần trong một số giai đoạn của chu trình. Nếu bạn lỡ cho quá liều ammoniac, bạn cũng có thể thay bớt nước hay khi nồng độ nitrit/nitrat quá cao, hãy thay 50% nước. Nếu pH giảm mạnh ở cuối chu trình, thay 50% nước. Và khi chu trình hoàn tất, thay 90% nước trước khi thả cá, hãy đảm bảo nồng độ nitrat dao động quanh ngưỡng 20ppm, thấp hơn càng tốt.

Hãy nhớ phần lớn các vi khuẩn có lợi tồn tại trong bộ lọc và mặt thoáng của nước nên việc thay nước hầu như không ảnh hưởng gì. Chú ý khử clo trước khi cho nước mới vào!

15. Có cần sử dụng dung dịch khử clo không?

Nếu bạn sử dụng nước máy, câu trả lời là đương nhiên rồi! Clo/cloramin là chất độc với vi khuẩn và sẽ tiêu diệt các vi khuẩn bạn cần nuôi. Nếu bạn sử dụng nước giếng thì dùng dung dịch ổn định nước cũng cần thiết vì lượng kim loại nặng tồn tại trong đó có thể lọt vào bể. Cũng đừng lo lắng nếu trên nhãn dung dịch khử clo có ghi “loại bỏ ammoniac và nitrit” bởi vì chúng không có thật. Nó chỉ tạm thời chuyển ammoniac và nitrit về dạng không độc hại và vi khuẩn vẫn có thể sử dụng được. Nhớ luôn sử dụng khi thay nước, đặc biệt là khi đã thả cá.

16. Nồng độ ammoniac vẫn không giảm!

Có thể bạn chỉ cần kiên nhẫn hơn. Lần đầu thực hiện chu trình này, phải mất 7-8 ngày mình mới thấy ammoniac bắt đầu giảm mặc dù có rất nhiều vật liệu khơi mào. Nếu sau thời gian quá lâu vẫn không thấy giảm, hãy xem lại hướng dẫn xem bạn có bỏ sót điều gì không.

Đa số trường hợp gây ra hiện tượng này là người ta sử dụng sai nguồn ammoniac. Kiểm tra lại trên chai xem nó có ghi chứa chất hoạt động bề mặt, chất nhuộm hay hương liệu hay bất cứ thứ gì thêm vào không. Nếu có thì tin xấu là bạn phải thực hiện lại chu trình từ đầu thôi.

17. Các gốc nitrit/nitrat chưa xuất hiện!

Cũng có thể như trường hợp ammoniac, bạn chỉ cần kiên nhẫn hơn. Quá trình chuyển từ ammoniac>nitrit sẽ diễn ra trước và từ nitrit>nitrat sẽ diễn ra sau đó chậm hơn khá nhiều. Vi khuẩn chuyển hóa nitrat cần lấy dinh dưỡng từ nitrit để phát triển. Kiên nhẫn và kiểm tra nồng độ nitrit/nitrat cách ngày một lần. Bạn sẽ thấy rất phấn khởi khi thấy nitrat xuất hiện!

18. Nồng độ nitrit/nitrat quá cao! Điều đó có ổn không?

Nồng độ nitrit/nitrat quá cao là bình thường và có thể chuẩn bị trước tinh thần cho điều đó. Đây cũng là lý do vì sao chạy chu trình không có cá lại quan trọng vì nồng độ cao của các chất này có thể giết chết chúng.

Nếu chúng cao vượt ngưỡng bộ test của bạn, thay 50% nước.

19. Chu trình của tôi hoàn tất rồi, giờ làm gì nữa?

Đầu tiên hãy đảm bảo chu trình đã hoàn tất, đây đâu phải lần đầu bạn cần kiên nhẫn? Nếu nồng độ ammoniac giảm xuống và giữ nguyên ở 0, hay nitrat tăng lên và cố định ở ngưỡng nào đó thì có thể chu trình của bạn thật sự đã hoàn tất.

Điều đáng lưu ý nhất khi chu trình đã hoàn tất là vi khuẩn đang sử dụng cạn nguồn dinh dưỡng có trong nước. Thay nước và thêm chút thức ăn chỉm để đảm bảo dinh dưỡng cho chúng và ổn định cho bể của bạn.

20. Kết quả đo được phải như thế nào để chắc chắn chu trình đã hoàn tất?

Ở bể thực sự chạy chu trình xong, ammoniac phải bằng 0, nitrit bằng 0 và nitrat sẽ dao động. Nếu bạn có thể thêm 1 lượng 4ppm và chờ 24 tiếng mà không phát hiện được ammoniac hay nitrit, hệ thống lọc vi sinh của bạn quá ổn rồi! (Không bao giờ thực hiện kiểm tra nhỏ này sau khi thả cá vì có thể bạn phải hốt xác nó sau 24h).

21. Tôi hoàn tất rồi! Giờ phải làm gì?

Nếu kết quả kiểm tra là tốt, thay 90% nước để giữ nồng độ nitrat ở khoảng 20, thêm 1ppm ammoniac mỗi ngày nếu chưa thả cá và nên thay 1 phần nước vào đêm trước khi thả cá nếu đã lỡ nhỏ ammoniac vào.

22. Làm sao để giữ cho hệ vi khuẩn tồn tại khi chu trình đã kết thúc?

Thêm lượng 1ppm ammoniac để giữ chúng tồn tại. Thay lượng nước lớn vào đêm trước khi thả cá!

23. Có vẻ như chu trình bị đảo ngược sau khi thay nước quá nhiều! Xuất hiện ammoniac/nitrit!

Có vẻ như pH đã bị tuột nghiêm trọng và gây ra hiện tượng này. Đầu tiên hãy thêm lượng ammoniac 4ppm. Bạn sẽ chứng kiến quá trình chuyển đổi ammoniac>nitrit>nitrat. Thêm lượng 1ppm để xem nồng độ ammoniac có còn ở gần mức 0 hay không. Cá có thể cung cấp lượng ammoniac nhỏ và liên tục thay vì một lúc 4ppm một lần. Lọc vi sinh của bạn cần phải lý tưởng và có thể đảm bảo có thể đối phó được với bất kì lượng ammoniac nào mà không xảy ra hiện tượng tăng nitrit.

Nếu nước bạn dùng để thay có chứa cloramin, rất nhiều bộ kiểm tra sẽ thể hiện có ammoniac tồn tại. Bạn chỉ cần dùng dung dịch khử clo để biến ammoniac về dạng không độc và nó sẽ sớm được xử lý bởi bộ lọc vi sinh của bạn thôi.

24. Xong! Nên bắt đầu thả bao nhiêu cá vào bể?

50% lượng cá là đủ nhưng cũng đừng cho cá quá nhỏ vào, sẽ không có đủ ammoniac cho vi khuẩn phát triển.

25. Làm thế nào để giữ bộ lọc vi sinh luôn được tốt?

Hầu như bạn chẳng cần phải làm gì nữa với bộ lọc vi sinh tốt. Hãy nhớ duy nhất 1 điều là đừng thay thế nó trừ phi nó hư hoàn toàn, khi đó hãy tạo mầm cho hệ thống lọc mới trước khi thay cái cũ. Cũng cần tránh hút nước quá nhiều ở lớp đáy. Dù phần lớn vi khuẩn tồn tại trong hộp lọc, một phần không nhỏ cũng tồn tại ở đáy. Hút một phần sỏi mỗi lần thôi. Điều cuối cùng, nếu bạn phải thay một lượng nước lớn, đừng nghỉ ăn trưa giữa chừng. Nếu bạn để thành bể không có nước quá lâu, một lượng lớn sẽ bị khô và chết.

Chúc bạn thực hiện thành công chu trình bể trống! Mình hi vọng bạn học được những điều cơ bản cũng như những mánh để xây nên một ngôi nhà khỏe mạnh cho cá. Hãy nghỉ ngơi và đón những tháng ngày hạnh phúc cùng cá của bạn!

 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 5: Nhiệt độ cho bể cá vàng



Ta thường nghe nói cá vàng là loại khỏe mạnh có thể sống sót ở một trường nhiệt độ của khá rộng – kể cả nước rất lạnh hay khá ấm – nhưng tầm nhiệt độ nào sẽ là thích hợp nhất? Khi nào là quá nóng? Khi nào là quá lạnh? Và nhiệt độ nào sẽ kích thích cá sinh sản?

Hãy tìm hiểu làm thế nào để xác định nhiệt độ bể cá, nhiệt độ nào thích hợp để cá đẻ trứng hay để nuôi bình thường cũng như tầm quan trọng của nguồn cấp không khi trong điều kiện nước ấm.

Làm thế nào để xác định nhiệt độ bể?

Để xác định nhiệt độ bể bạn sẽ cần đến một nhiệt kế dùng cho bể cá và làm theo hướng dẫn của nó. Như bạn thấy trên trang Amazon, có rất nhiều loại nhiệt kế dính vào bên trong bể, hay bên ngoài bể. Ta thường chọn loại đặt bên trong hơn dù cả hai đều khá chính xác.

Nhiệt độ bể cá sinh sản?



Nhiệt độ phù hợp nhất cho cá vàng phụ thuộc vào việc bạn có muốn cho nó sinh sản hay không.

Nếu bạn muốn thì thay vì giữ nguyên nhiệt độ bể ở tầm nhiệt độ nhất định quanh năm, bạn nên điều chỉnh để nhiệt độ bể thay đổi ứng với sự thay đổi xảy ra ngoài tự nhiên. Cá vàng giao phối vào mùa xuân khi nhiệt độ nước tăng lên sau mùa đông lạnh giá. Vì vậy, để kích thích cá đẻ trứng, bạn nên hạ nhiệt độ bể cá xuống thấp vào mùa đông ở khoảng 10-12oC. Sau đó khi bạn muốn chúng sinh sản, nâng từ từ nhiệt độ nước lên khoảng 20-23oC.

Nhiệt độ bể cá thông thường?

Nếu bạn không có hứng thú trong việc cho cá đẻ thì bạn nên giữ nhiệt độ nước ở 1 tầm nhất định suốt năm. Nhiệt độ bể cá khoảng 23oC sẽ đủ cao để kích thích làm tăng khả năng phát triển của cá vàng mà không làm cá stress.

Thế nào là quá nóng? Khi nào là quá lạnh?



Cá vàng sẽ rất stress nếu bị giữ ở khoảng từ 30oC trở lên. Tránh đặt bể cá nơi có ánh nắng trực tiếp hay gần các thiết bị bức xạ nhiệt để nước luôn thấp hơn khoảng nhiệt độ này.

Ngược lại, nói về nhiệt độ thấp, cá có thể sống sót ở nhiệt độ nước gần như đóng băng. Tuy nhiên, bạn nên giữ nhiệt độ bể cá cao hơn để cá vẫn phát triển tốt.

Điều quan trọng nhất là giữ nhiệt độ bể cá không bị thay đổi đột ngột. Việc nhiệt độ nước thay đổi đột ngột có thể khiến cá bị sốc và gây nên vài vấn đề khác, ví dụ như bệnh về bong bóng cá.

Theo một số tài liệu mình đã đọc thì tốt nhất là tăng/giảm 1 độ mỗi 12 tiếng để cá có thể thích ứng tốt.

Nguồn cấp khí

Một điều quan trọng bạn cần nhớ là khi nhiệt độ của nước càng tăng thì lượng oxi trong nó càng giảm. Và dĩ nhiên, cá vàng cần oxi để sống, thế nên bạn phải đảm bảo bể của bạn có hệ thống sục khí đầy đủ. Nên mua bể có mặt thoáng lớn – tránh các bể cao với mặt thoáng nhỏ – và kèm theo sục khí.
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 6:Cá vàng ăn gì? Tất cả các loại thức ăn cho cá vàng!



Cá vàng ăn gì?

Việc tìm hiểu xem cá vàng ăn gì và cho ăn đúng loại thức ăn cho cá là một yếu tố quan trọng để nuôi cá đúng cách. Ăn nhầm loại hay sai liều lượng có thể gây ảnh hưởng xấu cho cá.

Rủi thay, cho cá ăn sai cách là một trong những sai lầm thường thấy nhất mà các bạn mới nuôi cá hay gặp phải.

Vậy, cá ăn những loại thức ăn gì? Hãy để chúng tôi chỉ cho bạn những loại thức ăn được bày bán ở tiệm cá, một số thức ăn khác mà bạn có thể muốn cho vào khẩu phần ăn của cá và quan trọng nhất là làm thế nào để tránh làm hại chúng bằng việc cho ăn quá nhiều!

Thức ăn cho cá vàng là gì? Nó có khác gì so với thức ăn các loại cá khác?

Thức ăn của cá vàng chứa ít protein và giàu cacbonhydrat hơn thức ăn các loại cá khác (vd như cá nhiệt đới). Các nhà sản xuất thức ăn cho cá vàng cũng sản xuất nhiều loại thức ăn với hàm lượng các chất riêng mà cá vàng cần, do đó không nên mua loại thức ăn nào có nhãn đơn giản như “Thức ăn cho cá”. Cá vàng cần ăn đúng loại thức ăn dành cho chúng để đáp ứng nhu cầu riêng biệt chúng cần.

Thức ăn cho cá vàng bạn mua thường ở dạng nổi hoặc chìm (đôi khi cũng có dạng hỗn hợp). Có một số yếu tố cần cân nhắc khi chọn nên cho cá ăn loại chìm, nổi hay loại hỗn hợp:
  • Cá của bạn có đủ lớn để ăn thức ăn chìm? Một số loại thức ăn chìm quá lớn để vừa miệng cá nhỏ. Thức ăn chìm cũng khó để tìm thấy và lấy ra khi cá không ăn hết. Điều đó có nghĩa là nó sẽ phân hủy và làm ô nhiễm nước.
  • Cá vàng có thể nuốt phải không khí khi ăn thức ăn nổi trên mặt nước, điều này có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa.
  • Thức ăn nổi có thể mất đi một chút hàm lượng dinh dưỡng sau khi mở nắp và tiếp xúc với không khí. Trong khi thức ăn chìm giữ được hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn.
Cá vàng có thể ăn gì khác?

Trong tự nhiên, cá vàng có thể ăn các loài giáp xác, thực vật, côn trùng và thỉnh thoảng ăn các loài cá khác nhỏ hơn. Khi bạn không thể đáp ứng theo chính xác thực đơn trong tự nhiên của chúng, bạn nên thử cho cá ăn với những gì gần giống nhất mà chúng ăn trong môi trường hoang dã.

Ngoài các loại thức ăn chìm và nổi được tạo ra cho riêng chúng, cá còn có thể ăn đậu hấp (đã tách vỏ), rau luộc, trùng huyết và tép (bỏ đầu, ngắt nhỏ).

Nếu bạn muốn cho cá ăn thức ăn tươi sống thay vì các loại sấy lạnh thì nó tiềm tàng một mối nguy hiểm khi mang mầm bệnh đến cho cá vàng. Để tránh điều này, có thể sử dụng thực phẩm đông lạnh và sấy lạnh. Tất nhiên là chúng không tốt bằng thức ăn tươi sống nhưng chúng cũng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng không thua là bao mà không có nguy cơ dịch bệnh.

Lượng thức ăn cá vàng nên ăn là bao nhiêu?



Cho cá ăn quá nhiều có thể là rất xấu cho cá vàng. Cá vàng không có bao tử, do đó chúng chẳng bao giờ thấy “no” như con người. Điều đó có nghĩa là chúng sẽ ăn và ăn cho đến khi hết lượng thức ăn chúng tìm thấy! Cho quá nhiều thức ăn sẽ khiến cá ăn quá nhiều, dẫn đến việc tắc ruột và các vấn đề về bong bóng cá. Một dây phân dài mà cá đi ra là dấu hiệu cho biết bạn đã cho chúng ăn quá nhiều!

Bạn nên cho cá ăn hai hay ba lần mỗi ngay với liều lượng ít mỗi lần. Cho từ từ một nhúm nhỏ vào bể, trong khoảng 1 phút, không nên cho lượng thức ăn mà cá không ăn hết trong khoảng thời gian đó. Nếu bạn để thức ăn thừa lại trong bể sau mỗi lần cho ăn, nó có thể sẽ kẹt lại trong bộ lọc và phân hủy, gây ô nhiễm nguồn nước. Do đó bạn nên hút bỏ hay vớt thức ăn thừa sau khi cho ăn. Một ý kiến rất hay là cho cá ăn trước khi thay nước, khi đó bạn có thể hút bỏ luôn lượng thức ăn thừa khi thay nước.

Nếu bạn giữ nhiệt độ bể thấp, bạn nên cho cá ăn ít hơn. Quá trình trao đổi chất ở cá sẽ giảm khi nhiệt độ thấp, đồng nghĩa với việc chúng cần ít thức ăn hơn là khi nước ấm hơn.

Một điều quan trọng bạn cần nhớ mỗi khi cân nhắc cho cá vàng ăn là rất hiếm khi nào bạn làm hại chúng khi cho ăn quá ít mà thường rất dễ hại chúng khi cho ăn quá nhiều!

Cá có thể sống bao lâu mà không có thức ăn?

Nếu bạn đi du lịch hay công tác xa, bạn có thể mua máy cho cá ăn tự động, nó sẽ cho ra một lượng thức ăn bạn định sẵn sau mỗi thời gian bạn chọn. Tuy nhiên, điều này khá nguy hiểm, nếu máy bị hư hỏng và cho quá nhiều thức ăn. Một sự lựa chọn khác là viên nén thức ăn chìm, nhưng chúng cũng không ổn. Chúng dễ làm nước bị đục và mất sự cân bằng các thành phần của nước.

Một điều quan trọng cần lưu ý là cá vàng có thể sống lâu không ngờ mà không cần thức ăn! Nếu bạn đi du lịch 2 tuần hay ít hơn, tốt nhất là không cần cho cá ăn. Hãy tin chúng tôi, chúng sẽ ổn thôi! Còn nếu bạn phải đi lâu hơn, nhờ bạn hay hàng xóm của bạn đến cho cá ăn 1-2 lần, nhưng nhớ dặn họ trước làm thế nào cho cá ăn đúng cách! Bạn của bạn có thể không biết cho cá ăn như thế nào nên bạn cần hướng dẫn để biết lượng thức ăn cá cần, khi nào cho chúng ăn và bạn cũng nên lấy mẫu một lượng thức ăn để họ biết.



Nếu bạn vẫn còn lo lắng cá sẽ chết đói nếu không được ăn 1-2 tuần thì bài viết này sẽ giúp bạn đỡ lo! Hai chú cá vàng này đã sống hơn 4.5 tháng mà không có thức ăn!
Tổng hợp các loại thức ăn cho cá vàng - 2014


A/ THỨC ĂN CHO CÁ LỚN.
I - Thức ăn tươi sống
1- Trùn chỉ
Theo Phạm Văn Trang (1983) thì thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích theo phần trăm khối lượng tươi (trong 1 gam) là: đạm 8,62%, béo 2%, vật chất khô 13,46%, năng lượng 0,5 – 0,7 Kcal. Nếu tính theo phần trăm trọng lượng khô thì có giá trị dinh dưỡng rất cao: proteins 56,67%, glucid 10%, lipid 5%, tro 9,17%.
Ưu điểm:Rẻ, dễ mua, là 1 loại thức ăn giàu protein cho cá và dễ tiêu thúc cá lớn nhanh , mập mạp.
Nhược điểm: dơ, cần phải xử lý trước khi cho cá ăn. mang nhiều mầm mống bệnh cho cá nếu chưa được xử lý. vd : nấm....
Cách sử dụng: nên cho vào khay nhựa đựng thức ăn cho cá hoặc tô, chén. nếu thả trực tiếp vào bể nên tắt lọc tránh cho trùng chui vào hộp lọc.
2- Trùng huyết- Trùng quế- Trùng đông lạnh
Ưu điểm: Trùn tươi rẻ, thường có ở các tiệm bán mồi câu cá. Trùn đông lạnh giá thành hơi cao , có ở các chợ cá của TP như Nguyễn Thông, LXT.... là 1 loại thức ăn giàu protein cho cá và dễ tiêu thúc cá lớn nhanh , mập mạp.
Nhược điểm : với trùn tươi thì dơ cần phải xả dưới vòi sen cho sạch mới cho cá ăn. Trùn đông lạnh sạch sẽ nhưng phải bỏ vào ngăn đông tủ lạnh kèm với thức ăn cho người dễ lây lan các vi khuẩn.
Cách sử dụng: cho thẳng trùng vào trong bể. đối với trùng đông lạnh nên rã đông trước khi cho cá ăn.
3- Cá lóc con - Cá Trâm...( dòng cá mồi )
Ưu điểm : rẻ, dễ kiếm, với hành vi săn và đớp mồi giúp cho đàn cá vàng của bạn lanh lẹ hơn. nhiều protein.
Nhược điểm : dễ bị lây lan nấm nếu cá mồi bị nấm vì vậy cần phải tắm muối với xanh methalyne trước khi cho cá ăn. Cá Trâm rất là lanh, cá vàng khó có thể bắt được. mình vẫn dùng cá lóc con cho cá ăn.
Cách sử dụng: dùng vợt bắt cá thả vô trong bể , những con chết nên quăng đi.
4- Đậu Hà Lan - Đậu Xanh:
Ưu điểm: rẻ, dễ kiếm có bán ở ngoài chợ gần nhà. Là một loại thức ăn giàu protein thực vật vừa trị bệnh cho cá ( Nhuận tràng giúp cá dễ tiêu hóa và cũng là thức ăn trong quá trình điều trị bong bong cho cá vàng)
Nhược điểm: dơ, phân rã ra cá đớp tiếp làm thành những hạt bụi nhỏ bay quanh hồ.
Cách sử dụng: với đậu hà lan có thể bốc vỏ cho ăn tươi sống, mình thì luộc lên cho đậu mềm , cá dễ ăn. Đậu xanh thì phải luộc lên.
5- Rau( xà lách....) , dưa leo, rong đuôi chồn và một số loài cây cỏ khác.
Là một loại thức ăn bổ sung chất sơ và làm cho cá dễ tiêu hóa nên cho ăn kèm.
II- Thức ăn khô - đóng hộp( gói)
Trước khi đi vào vấn đề này mình có một vài í kiến: cá vàng là một loài cá dễ bị bệnh bong bóng nhất vì vậy cho ăn thức ăn chìm để ngừa bệnh cho cá là một việc mà người chủ cá nên làm. Còn về hàm lượng protein cần thiết trong thức ăn khô cho cá vàng thì vấn đề này mình ko rõ lắm. mình chỉ chọn những loại nào có hàm lượng protein từ 40% trờ lên. Thức ăn khô cũng là một loại khó tiêu hóa cho cá vàng vì thế các bạn nên trộn men tiêu hóa vào giúp cho cá của các bạn tránh bị sình bụng.
1. Hikari - Dòng thức ăn của Nhật
Theo đánh giá chủ quan của mình thì đây là loại thức ăn khô tốt nhất dành cho cá vàng. Là một loại thức ăn chìm với hàm lượng protein cao và rất nhiều chất bổ sung cho cá.
Nhược điểm: giá thành cao. mình mua loại 100g 112k. Cá nó ham ăn loại này lắm, sẽ dễ bị viêm màng túi cho chủ cá
2. Xo- Dòng thức ăn của Singapore.
Cũng là 1 loại thức ăn chìm cho cá vàng với hàm lượng protein cao và nhiều chất bổ sung cho cá.
Nhược điểm: giá thành cao , dễ gây viêm màng túi cho chủ cá
3. Sakura- Dòng thức ăn của Thái Lan.
Đây là một dòng thức ăn tốt cho cá vàng và hầu hết các loài cá cảnh. Giá cả phải chăng 80k/100g
Nhược điểm: vẫn chưa thấy dòng thức ăn chìm của Sakura.
4- Một số dòng thức ăn khác cho cá. các bạn có thể tìm hiểu thêm. vì mình chỉ thử qua các dòng thức ăn ở trên nên ko biết nhiều lắm.
5- Tảo Spirulina dạng viên (100%)
Ưu điểm: là một loại thức ăn giàu protein với hàm lượng protein cao ngút trời với các chất và vitamin bổ sung cho cá. Giúp cá tăng màu và bóng bẩy ( chống chỉ định với dòng cá vàng màu đen )
Nhược điểm: khi thức ăn tan trong nước sẽ có một màu xanh lá cây đậm nhuộm cả hồ cá của bạn. Nhưng với một hệ thống lọc tốt thì các bạn yên tâm. 1 ,2 tiếng sau bể cá của bạn sẽ trong veo lại thôi ^^
III- Thức ăn tự chế biến.
1- Trứng hấp
2- Gel tổng hợp( tim bò, tảo, men tiêu hóa, rau, đậu....)
B/ THỨC ĂN CHO CÁ BỘT ( sau 3 ngày khi trứng nở)
1/ Lòng đỏ trứng
Hòa một ít lòng đỏ trứng gà (đã luộc chín) vào ly nước, phần còn lại bỏ bịch và đặt trong tủ lạnh để sử dụng dần.
Khuấy đều cho trứng tan ra. Bạn sẽ thấy hàng triệu hạt trứng gà nhỏ li ti.
Đổ nước trứng gà vào bình xịt.
Rửa sạch bình xịt sau khi sử dụng và làm lại từ đầu mỗi lần cho cá ăn.
Bạn sẽ thấy có rất nhiều "bụi" trứng gà trên mặt nước. Chúng rất bổ dưỡng cho cá bột.
nguồn: sưu tầm
2/ ấu trùng ( bo bo, artemia, trùng cỏ....)
Là một loại ấu trùng nhỏ li ti dành cho cá bột ăn , bo bo có bán ở các tiệm cá cảnh, hoặc ra đồng vớt bằng vợt chuyên dụng.
còn đây là artemia khô chỉ việc ngâm cho nở ra rồi cho cá ăn.
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 7: Chứng rối loạn bóng khí - Swim Bladder Disorder (SBD)


1. Mô tả

Chứng rối loạn bóng khí là chứng liên quan đến những vấn đề ảnh hưởng lên bóng khí chứ không chỉ đơn thuần là một bệnh. Mặc dù chủ yếu gặp phải ở cá Betta và cá vàng, thực chất nó có thể xảy ra ở bất kì loại cá nào. Khi mắc chứng rối loạn này, bóng khí không hoạt động bình thường do những vấn đề liên quan đến bệnh lý, khiếm khuyết bẩm sinh hay các yếu tố cơ học/môi trường tác động lên. Cá mắc phải chứng này sẽ cho thấy các vấn đề về sức nổi. Điều thú vị là không phải loài cá nào cũng sở hữu bóng khí, dễ nhận thấy nhất là cá mập và cá đuối.

2. Triệu chứng
  • Cá chìm xuống đáy bể, khó nhọc trong việc bơi lên
  • Cá trôi gần mặt nước, thường bị ngửa bụng
  • Cá bơi với đuôi nhổng cao hơn đầu (thường là bị chổng mông lên trời)
  • Bụng phình căng
  • Có thể bị lệch cột sống

Em hạc đỉnh hồng chổng mông lên trời mình đã từng nuôi - nạn nhân của chứng bệnh này

https://www.youtube.com/watch?v=4QXmj8Ekaks

Cá bị mắc chứng rối loạn bóng khí thể hiện nhiều triệu chứng nhưng đa số liên quan đến sức nổi, gồm: bơi ngửa bụng, chìm xuống đáy bể, chốc đầu xuống đáy hay khó khăn để giữ cho cơ thể cân bằng trong nước.

Một số dấu hiệu khác trên cơ thể như bụng phình to hay lệch cột sống cũng có thể gặp phải. Cá mắc bệnh có thể ăn uống bình thường hoặc rất biếng ăn, bỏ ăn. Nếu sức nổi của cá gặp vấn đề nghiêm trọng, cá có thể không thể ăn uống bình thường hay thậm chí không bơi lên nổi lên gần mặt nước.

3. Nguyên nhân

Do sự chèn ép từ các cơ quan nội tạng xung quanh, như là:
  • Bao tử phình to do ăn quá nhiều hay đớp quá nhiều không khí
  • Ruột phình to do chứng táo bón
  • Gan phình to, do tích tụ chất béo
  • Thận phình to do bị u nang
  • Sự chèn ép của trứng ở con cái
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
  • Tổn thương cơ học do ngã từ cao hay va đập mạnh
  • Dị tật bẩm sinh

Chứng rối loạn bóng khí thường bị gây ra bởi sự chèn ép lên bóng khí. Nguyên nhân phổ biến nhất thường thấy gây ra sự chèn ép này là do bao tử phình to do ăn nhanh, ăn quá nhiều hay nuốt không khí. Thức ăn sấy lạnh hay thức ăn nổi dạng khô khi gặp nước sẽ nở to, làm cho bao tử hay ruột bị phình to. Nhiệt độ nước thấp cũng có thể làm giảm tốc độ tiêu hóa và làm cho ruột phình to. Kết quả là gây ra áp lực lên bóng khí hay khiến cá mắc chứng rối loạn bóng khí.

Những nguyên do khác ít gặp hơn gây ra tình trạng này là các cơ quan nội tạng bị phình to. Khối nang ở thận, tích tụ chất béo ở gan hay lượng trứng quá nhiều ở con cái cũng có thể dẫn đến chứng bệnh này.

Nhiễm ký sinh trùng hay vi khuẩn có thể làm sưng tấy bóng khí và gây chứng rối loạn bóng khí. Hi hữu có trường hợp va đập mạnh vào một vật nào đó trong bể, cắn nhau hay ngã từ trên cao có thể làm tổn thương bóng khí, những trường hợp này bóng khí sẽ bị tổn thương vĩnh viễn. Rất hiếm trường hợp cá bị dị tật bẩm sinh làm ảnh hưởng đến bóng khí vì những trường hợp này triệu chứng sẽ thể hiện ngay ở giai đoạn đầu đời.

4. Cách chữa trị
  • Không cho cá ăn trong 3 ngày, sau đó cho ăn đậu tách vỏ.
  • Tăng nhiệt độ của nước lên 27oC
  • Hạ thấp mực nước xuống để cá dễ bơi lên gần mặt nước hơn
  • Cho cá ăn bằng tay trong quá trình điều trị nếu cần thiết
  • Dùng kháng sinh phổ rộng khi cần
Vì sự phình to của bao tử hay ruột là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng rối loạn bóng khí, việc đầu tiên cần làm là không cho cá ăn trong 3 ngày. Cùng lúc đó tăng nhiệt độ lên 27oC và giữ nguyên khoảng này trong suốt quá trình chữa trị. Vào ngày thứ tư, cho cá ăn đậu hấp chín và tách vỏ. Đậu đông lạnh là lý tưởng nhất cho việc này khi chỉ cần bỏ vào lò vi-ba hay luộc trong vài giây để rã đông, như vậy độ cứng của đậu sẽ tốt nhất (không quá mềm cũng không quá cứng). Tách vỏ và cho cá ăn. Cách này sẽ chữa thành công trong nhiều trường hợp rối loạn bóng khí.

Khi chữa bệnh, hạ thấp mực nước cũng giúp cá di chuyển dễ dàng hơn. Đặc biệt khi bể có dòng chảy mạnh, nó sẽ làm giảm dòng nước khi chữa cho cá. Nếu cá mắc bệnh bị phơi một phần cơ thể ngoài không khí, kiếm vật gì dằn nhẹ khu vực đó xuống để trách cho cá bị tổn thương thêm. Có thể phải cho cá ăn bằng tay nếu cá có những vấn đề nghiêm trọng về di chuyển.

Nếu việc cho ăn đậu cũng không giải quyết được vấn đề, và ruột của cá vẫn hoạt động bình thường, lý do có lẽ là bởi bao tử bị phình to hay bị táo bón. Cá có thể biểu hiện ra các dấu hiệu bị lây nhiễm như rủ đuôi, co giật hay chán ăn. Chữa bằng kháng sinh phổ rộng có thể giúp trong các trường hợp này.

Nếu nghi ngờ cá bị rối loạn bóng khí do té hay tổn thương, thời gian là cách chữa lành duy nhất. Giữ cho nước luôn sạch và nhiệt độ ở khoảng 25-27oC và cho một lượng muối nhỏ vào bể. Nếu cá không bình phục và không thể ăn, bạn hãy cân nhắc đến việc cho cá hóa rồng nhẹ nhàng…

5. Phòng bệnh
  • Duy trì chất lượng nước tốt
  • Giữ nước ở nhiệt độ từ 27oC trở lên
  • Làm ướt thức ăn khô trước khi cho cá ăn
  • Rã đông thực phẩm đông lạnh trước khi cho cá ăn
  • Tránh cho cá ăn quá nhiều, chỉ nên cho ăn lượng nhỏ mỗi lần

Có một số bằng chứng cho thấy nồng độ nitrat tăng cao cũng gây ảnh hưởng một phần đến chứng rối loạn bóng khí. Ai cũng biết rằng chất lượng nước kém sẽ khiến cá dễ bị lây nhiễm hơn. Giữ cho bể luôn sạch và thực hiện thay một phần nước thường xuyên cũng là cách để ngăn ngừa chứng rối loạn bóng khí. Giữ cho nhiệt độ của nước cao hơn một chút sẽ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn và tránh được chứng táo bón, cũng là một nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về bóng khí.

Sử dụng thực phẩm chất lượng cao cũng giúp ích, nhớ làm ướt thực phẩm khô trong vài phút trước khi cho cá ăn để tránh bị táo bón. Luôn rã đông thực phẩm đông lạnh hoàn toàn trước khi cho cá ăn. Với loài cá hay nuốt bóng khí khi ăn thức ăn ở bề mặt, hãy thử đổi sang dùng loại thức ăn chìm. Với tất cả những chú cá đã mắc bệnh, tốt hơn cả là giảm khẩu phần ăn tổng cộng lại. Cho ăn từng nhúm nhỏ để chúng không phải ăn quá nhiều.
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 8: Màu sắc của cá vàng

Những gam màu tươi sáng và phong phú là đặc điểm nổi bật nhất của cá vàng. Nếu không phải vì màu sắc của mình, cá vàng cũng sẽ không được phát triển đến một tầm cao mới và không thể phổ biến trong thú vui chơi cá cảnh như hiện nay. Khi đánh giá một chú cá vàng, sự cân đối hài hòa về hình thể cũng như bố trí các vây là những yếu tố tiên quyết nhất. Nếu thân hình và các vây thiếu cân đối, cá được xem là bị lỗi còn màu sắc và đường viền trên cơ thể là những điều cuối cùng ta nên cân nhắc tới. “Nên” vậy thôi chứ hãy thành thật với nhau là đa số chúng ta bị màu sắc và những đường viền này thôi thúc mua là chính.
Có nhiều điểm tương đồng và khác nhau khá quan trọng giữa sự phát triển và duy trì màu sắc ở cá vàng và koi. Để bàn về màu sắc của cá vàng, ta phải xét đến các loại vảy khác nhau của cá. Có 3 loại vảy cơ bản: ánh kim, ánh xà cừ và loại mờ. Loại vảy có ảnh hưởng rất lớn đến tiềm năng và sự ổn định của màu sắc.

1. Vảy ánh kim:



Bên dưới một vảy ánh kim có lớp phủ lớp guanin cứng, một loại sắc tố trong suốt có thể khúc xạ ánh sáng. Guanin được xem là một loại sắc tố và những tế bào có chứa guanin được gọi là các iridophore. Guanin làm đục các vảy (vảy không trong suốt) và làm chúng lấp lánh ánh kim. Guanin cũng tồn tại ở một số phần không có vảy của cơ thể, ví dụ như nắp mang. Nếu xuất hiện các tế bào mang sắc tố đỏ hoặc đen xếp đè lên lớp guanin, chúng ta sẽ thấy màu đỏ bóng hay đen bóng. Còn nếu không còn tế bào sắc tố nào khác đè lên lớp guanin, mắt chúng ta sẽ thấy màu trắng bóc hay màu bạc. Guanin còn được tìm thấy ở lớp tế bào ngoài da.

Cá vàng có vảy ánh kim có thể mang màu cam/đỏ, trắng, vàng, đen, xanh ánh kim, nâu, màu đồng hay sự kết hợp nhiều màu lại. Cá vàng mang loại vảy ánh kim cứng này thường được gọi là “màu thuần nhất”. Cũng có trường hợp các đường viền trên cơ thể cá phối hợp bởi 2 hay nhiều màu hơn. Đôi khi các kiểu viền này được đặt tên riêng như “piebald” (đốm) hay “motley” (sặc sỡ, pha tạp). Màu thuần cam/đỏ là phổ biến nhất ở loại cá có vảy ánh kim, bởi vì nó dễ gặp nên cá mang màu này cũng ít được đánh giá cao. Sắc cam/đỏ xuất hiện nhờ các tế bào sắc tố gọi là các erythrophore, các tế bào mang sắc tố vàng gọi là xanthophore, ở vảy và da. Các eythrophore và xanthophore thường xuất hiện đồng thời. Mật độ của các tế bào sắc tố và mối tương quan của hai loại này sẽ tạo nên một phổ rộng màu sắc từ vàng, cam đến đỏ. Hiếm hoi, một số cá vàng vảy ánh kim có rất nhiều erythrophore nhưng hầu như không có xanthophore. Những con cá này sẽ có màu đỏ rất đậm. Hiếm hơn nữa là chỉ có xanthophore mà hoàn toàn không có erythrophore, lúc đó cá sẽ có màu vàng chanh. Cá vàng màu thuần nhất thường có màu sắc rất ổn định. Chế độ dinh dưỡng và môi trường có thể tăng giảm đôi chút màu sắc nhưng hiếm khi nào làm thay đổi màu sắc của cá được.



Một màu sắc khác thường được thấy ở cá vảy ánh kim là sự pha trộn các mảng trắng và đỏ. Gần như bất kì con cá vàng nào cũng có thể mang các gam trắng đỏ. Điều đặc biệt là khi các mảng trắng càng nhiều thì sắc đỏ càng đậm. Trong hầu hết các trường hợp, xanthophore đều hiện diện nhưng các erythrophore được sinh ra với một mật độ dày đặc hơn nhiều và chiếm hẳn ưu thế so với màu vàng. Cá mang gam trắng đỏ thì khá ổn định. Đôi khi các mảng đỏ sẽ rộng ra hay thu hẹp đôi chút, nhưng không đáng kể. Các mảng màu ở cá vàng vảy ánh kim khó mà được di truyền tuyệt đối. Đa phần, các mảng màu này sẽ hình thành trong suốt giai đoạn phát triển đầu đời của cá bột chứ không phải tự nhiên có sẵn. Cá vàng có thể được kế thừa khả năng hình thành các mảng màu chứ không phải di truyền các mảng màu. Khi hai con cá vảy ánh kim trắng đỏ được bắt cặp, đa số cá con có màu thuần cam/đỏ, một số có các gam trắng đỏ và chỉ rất ít có màu thuần trắng.

Màu đen tạo ra bởi sắc tố melanin trong các tế bào melanophore. Trước khi nói về màu đen, ta cần đề cập đến quá trình khử melanin. Tất cả cá vàng vảy ánh kim đều có một màu nâu-xanh trong những tuần đầu. Nó thường được gọi là màu “hoang dã” vì nó tương đồng với màu cá chép Gibel hoang dã. Màu này được tạo ra nhờ sự phối hợp các sắc tố đỏ, vàng và đen. Một thời gian sau, khoảng từ tháng thứ ba trở đi, rất nhiều cá vàng vảy ánh kim sẽ trải qua quá trình khử melanin. Trong quá trình này, đầu tiên lượng sắc tố đen sẽ tập trung dày đặc hơn và làm cho cá có màu rất đen. Sau đó lượng melanin bị phá hủy và để lại các tế bào sắc tố đỏ và vàng ở lại. Kết quả là cá có màu cam/đỏ và trắng hay hỗn hợp các màu trên. Quá trình khử melanin là một yếu tố di truyền.



Cá vàng đen trải qua bước đầu tiên của quá trình khử melanin. Lượng hắc sắc tố tăng mạnh. Tuy nhiên, cá vàng đen thất bại trong việc tiến vào giai đoạn tiếp theo của quá trình và các hắc sắc tố này không bị phá hủy. Dòng cá vàng đen đầu tiên là Moor. Gen di truyền cho màu đen được liên kết chặt chẽ với gen mắt lồi và rất khó tách biệt 2 loại gen này ra. Nhưng không phải mắt lồi đen nào cũng như nhau. Đa số sẽ có màu sắc nhạt hơn ở vùng bụng. Những con có vùng bụng nhạt màu nhất khá nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng để bước vào giai đoạn sau của quá trình khử melanin sau này. Đến độ tuổi từ 1 đến 3 năm, chúng có thể bắt đầu mất đi màu đen từ từ và chuyển thành màu cam/đỏ. Một số lại chỉ mất màu đen ở một vùng nhỏ của cơ thể và tạo thành mắt lồi tri-color (3 màu). Loại này rất đẹp và thường được ưa chuộng hơn mắt lồi đen, nhưng không có gì đảm bảo là phần màu đen còn lại sẽ không bị mất đi trong tương lai. Bởi vì gene để duy trì sắc đen ánh kim và gene mắt lồi có liên kết với nhau, sắc đen ở những dòng cá khác còn dễ bị ảnh hưởng và mất đi hơn nữa. Ranchu đen có thể có một sắc đen rất đẹp, nhưng rất khó để duy trì. Một bí mật để duy trì màu đen ánh kim là phơi chúng ra nơi có nhiều ánh sáng mặt trời tự nhiên. Trên thị trường, có 2 dòng ranchu đen chính. Dòng cá của Trung Quốc có thân hình đẹp hơn và gốc đuôi to khỏe hơn, nhưng sắc đen không đậm lắm. Dòng cá Thái có sắc đen tuyền, nhưng cơ thể hơi mỏng, không khỏe mạnh hay bệ vệ bằng.



Cũng có những dòng lan thọ đen, oranda đen, ngọc trai nữ hoàng đen và thủy bao nhãn đen. Chất lượng và sắc đen ở dòng oranda thường thì không tốt như các dòng khác, tuy nhiên màu đen ở oranda lại ổn định hơn và thường không mất đi sau này. Những năm gần đây, cá vàng coment đen cũng xuất hiện trên thị trường. Nguồn gốc của dòng này vẫn chưa xác định nhưng hình dáng cơ thể cũng như những gì còn sót lại của giống chép châu Âu vùng dưới cằm chứng tỏ chúng là giống lai giữa cá vàng với một loại chép, có thể là Koi hoặc cá chép thuần (Cyprinus carpio). Chúng vô sinh.

Cũng có các dòng cá vàng vảy ánh kim panda và tri-color. Dòng panda trắng đen rất đẹp và phổ biến nhưng, một lần nữa, không có gì đảm bảo màu đen sẽ không bị mất đi sau này. Theo một nghĩa nào đó, dòng panda là sự chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo từ cá thuần đen sáng trắng. Đôi khi một cá thể nào đó sẽ bị mắc kẹt ở giai đoạn chuyển tiếp này trong vài năm nhưng thường thì chỉ trong vài tháng. Dòng cá vàng tri-color cũng như dòng panda, nhưng với màu đỏ, đen và trắng. Màu đỏ sẽ khá ổn định nhưng màu đen có thể biến mất và tạo ra một con cá vàng trắng đỏ.

Một điều quan trọng ta cần nhớ ở đây là màu đen có thể không ổn định ở dòng cá vảy ánh kim. Đây là một trong hai câu hỏi hóc búa dành cho người nuôi cá. Cá vàng vảy ánh kim đen rất bắt mắt và sự phối hợp nhịp nhàng các gam màu đen với cá mảng trắng hay đỏ sẽ làm cá thật sự nổi bật. Tiếc là không có cách nào dự đoán khi nào hay liệu màu đen có mất đi không. Màu đen rất dễ bị nhạt đi khi vận chuyển cá đến môi trường khác hay hồi phục sau tổn thương. Vì vậy, nói theo kiểu xát muối vào vết thương =)), thì màu đen ở cá dễ bị nhạt đi sau khi vận chuyển từ trại cá về các kênh phân phối.



Cuối cùng, hắc sắc tố, melanin, thường được tìm thấy trong các tế bào sắc tố riêng biệt gọi là melanophore. Chất melanin có thể tập trung ở điểm trung tâm của tế bào hay phân bố rải rác toàn tế bào. Khi melanin phân bố rải rác khắp tế bào, tế bào sẽ đen đậm hơn. Loài cá có thể phần nào điều khiển được việc melanin tập trung hay phân bố khắp tế bào. Vậy nên thỉnh thoảng màu sắc trong có vẻ rất đen và đôi khi có vẻ nhạt như màu xám. Theo một mức độ nào đó, điều này diễn ra hằng ngày ở cá, màu sẽ đậm hơn vào ban ngày. Đèn bể cá, phông nền, sức khỏe của cá và những yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến sự tăng giảm màu đen nhận được. Dù hầu hết sắc tố đen đều nằm trong các melanophore, chất melanin có thể tồn tại tự do ở nhiều thứ khác. Nếu có sự tổn thương nào đó về cơ học, cháy xém ammoniac điều gì đó tổn thương đến da và vảy cá, ta sẽ thấy nó có vẻ chuyển sang màu đen trong quá trình hồi phục. Hiện tượng này được gọi là sự di nhập melanophore nhưng gọi như vậy dễ gây hiểu lầm vì thật sự không phải các tế bào melanophore di chuyển đến vùng bị thương tổn mà là chính các melanin tự do. Các melanin tự do cũng có thể phát triển ở một số vùng của cơ thể khi phản ứng lại với một số loại thuốc nhất định.



Cá vàng màu xanh ánh kim nhìn giống như màu xám hơn là xanh với nhiều người. Màu xám xanh là hợp lý nhất. Nó không phải màu xanh dương pha chút xám hay da trời được tìm thấy ở dòng cá vàng vảy xà cừ. Màu xanh ánh kim có vài sắc độ khác nhau và nhiều cá thể mang màu xanh ánh kim này còn có các mảng màu nâu đâu đó trên cơ thể. Màu xanh ánh kim có được khi các melanophore bị trải ra. Các tế bào melanophore và hắc sắc tố được tìm thấy ở các cá vàng thuần đen, nhưng các tế bào này lại trải rộng thay vì tập trung lại với nhau. Việc phun sương hắc sắc tố kết hợp với việc vắng mặt cả sắc tố đỏ hay vàng sẽ cho cá có màu xám xanh. Còn nếu sắc tố đỏ và vàng cùng hiện diện, cá sẽ có màu nâu khi kết hợp với việc phun sương của sắc tố đen.



Như đã đề cập, màu đen không ổn định ở dòng các vàng vảy ánh kim và điều này cũng bao gồm cả lớp sương đen ở màu xanh ánh kim. Nếu màu đen bị mờ đi, cá vàng xanh ánh kim sẽ trở thành màu trắng. Nếu một vài cá thể xanh ánh kim có mảng nâu trên cơ thể thì khi màu đen mất đi, nó sẽ thành cá màu trắng với những mảng đỏ. Thậm chí khi màu đen không ổn định, sắc tố đỏ và vàng thường không biến mất. Các dòng ánh kim màu chocolate, đồng, hồng và xanh lá (thường gặp ở cá chép hoang dã) thường chứa đủ ba loại sắc tố này (đen, đỏ và vàng) nhưng với mức độ phối trộn khác nhau. Nếu như số lượng và mật độ các melanophore tăng cao ở loại màu xanh/cá vàng hoang dã, nó sẽ cho ra màu nâu chocolate. Nếu các sắc tố vàng bị giảm sẽ tạo thành màu hồng tím. Bất cứ ai quyết định gọi chúng là “hồng tím” hay “xanh lá” đều có một trí tưởng tượng vô cùng phong phú hay do mong muốn cá có màu sắc đó quá mà nhìn ra như vậy. Chúng thật sự không có màu hồng tím hay xanh lá, chỉ là màu xám nâu với 1 chút xíu pha thêm màu hồng tím hay xanh.

2. Calico hay vảy xà cừ (ngũ hoa)



Cụm từ calico hay ngũ hoa thường được dùng thay thế cho nhau khi nói về màu sắc cá. Màu sắc hình thành ở dòng cá vàng vảy xà cừ vá ánh kim rất khác nhau. Dù cũng có các sắc tố đen, đỏ và vàng song sự thay đổi về lượng guanine cũng như sự sắp xếp các loại sắc tố ảnh hưởng lớn đến màu sắc mà cá có được.

Cá vàng ngũ hoa thật sự có 3 loại vảy. Một số vảy có lớp guanine cứng ở bên dưới và chắc sắc tố ở lớp trên khiến cho chúng nhìn giống như vảy ánh kim bình thường (vảy rồng mà ta hay gọi ở những con ngũ hoa). Một số vảy thì mờ, và nếu chất guanin rải rác lớp ngoài của da sẽ cho các vảy rõ ràng có màu sáng ngà.

Cá vàng ngũ hoa có thể có sắc tố màu sắc ở lớp ngoài vảy cũng như ở da. Các sắc tố ở da có thể ở trên bề mặt da phần tiếp xúc với vảy hay tồn tại ở lớp sâu hơn. Các sắc tố cả ở vảy hay sâu dưới da đều có một hiệu ứng đặc biệt về màu sắc đối với mắt ta. Hắc sắc tố ở các lớp trên của biểu bì có màu xám. Hắc sắc tố ở sâu dưới da lại khiến mắt ta thấy màu xanh dương. Màu xanh ở cá vàng ngũ hoa thì thật sự là sắc xanh, như xanh dương chút xám. Hồng và kim sắc tố có thể tạo màu đỏ. Càng và cam, hay phối hợp với màu đen để tạo nên màu hồng tím, nâu và các màu sắc khác.

Màu đen ở cá vàng ngũ hoa thì ổn định. Không những vậy, màu đen còn có vẻ đậm hơn và lan rộng ở dòng cá vàng ngũ hoa. Tuy nhiên, dù cá vàng ngũ hoa mang nhiều màu sắc hơn và màu đen cũng ổn định hơn, không có nghĩa là chúng bắt mắt hơn. Thường thì màu sắc sẽ không tươi sáng bởi các sắc tố tập trung dưới vảy. Nếu so sánh với loại vảy ánh kim, màu sắc sẽ kém bóng hơn bởi lượng guanin giảm đi. Sự sắc nét ở những nơi thay đổi màu sắc cũng không tốt ở dòng ngũ hoa và thường có khuynh hướng bị lem vào nhau. Và thay vì có những mảng màu khác nhau phân biệt, cá vàng ngũ hóa có chiều hướng bị lốm đốm, đặc biệt là màu đen.

Trong vài thập kỉ gần đây, một dòng calico gọi là “kirin” đã được phát triển. Cá bột kirin và cá bột calico truyền thống nhìn khó phân biệt. Như đã lưu ý ở trên, khi bắt cặp 2 cá vàng calico truyền thống với nhau, 50% con non là calico, 25% có vảy ánh kim và 25% vảy mờ. Khi 2 con kirin bắt cặp, lượng vảy ánh kim thực sự sẽ ít hơn. Khoảng 25% nhìn có vẻ giống vảy ánh kim khi mới nhìn vào nhưng rất nhiều, nếu không muốn nói là tất cả, có rất ít vảy rõ ràng. Tương tự như vậy, khoảng 25% cá nhìn có vẻ là vảy mờ nhưng thực tế đa số có một ít vảy ánh kim. Cá vàng kirin thường có màu đen rõ ràng hơn calico truyền thống. Màu đen có thể khuếch tán hầu hết ở chúng và có thể xảy ra ở những mảng tập trung, phân biệt. Cá vàng kirin cũng có vẻ như có nhiều vảy ánh kim rải rác với những chiếc vảy rõ ràng. Nhưng tính trạng của dòng kirin không tồn tại thật sự mà rất nhiều hay hầu hết cá con nhìn rất giống calico truyền thống.



Dù cá vàng ngũ hoa hay vảy ánh kim loại nào đẹp hơn, thì đơn giản là chúng khác nhau.

3. Vảy mờ



Màu sắc ở cá vàng vảy mờ rất kém hay phải nói là không tồn tại. Vảy mờ hoàn toàn không có chất guanine khuếch tán ánh sáng. Do đó, vảy nhìn trong suốt dù đôi khi nó củng không còn trong nữa khi cá trưởng thành làm vảy dày và cứng hơn. Cá vàng vảy mờ thường không chứa bất kì sắc tố đen, đỏ hay vàng nào. Cá con với vảy mờ sẽ trông như màu hồng. Màu hồng này không phải do sắc tố trên bề mặt gây ra mà do máu dưới da hay lớp cơ bên dưới khi nhìn xuyên qua lớp vảy trong suốt. Đa số những con trưởng thành có màu trắng bụi với, có thể, một vài vùng màu xám. Cá vàng vảy mờ được chọn lọc bởi các nhà nhân giống và ít khi nào được đưa ra thị trường.

Cá vảy mờ có màu vẫn tồn tại nhưng rất hiếm và màu cũng xỉn vì không có mặt guanine. Một chú cá vàng có màu mờ đục hay một chú ngũ hoa được sinh ra mà không có chút guanine chỉ có thể được phân biệt bằng việc kiểm tra dòng con cháu. Việc này sẽ được làm rõ thông qua việc đối chiếu tỉ lệ cá con mang vảy ánh kim, xà cừ và vảy mờ. Tính trạng vảy là đặc tính di truyền. Hai con bố mẹ vảy ánh kim sẽ cho ra 100% cá con vảy ánh kim. Vảy ánh kim và vảy mờ là loại đồng hợp tử; nghĩa là cá vừa có thể có cặp nhiễm sắc thể vảy ánh kim hay vảy mờ. Vảy xà cừ là điều kiện dị hợp tử khi mà chúng có 1 gen vảy ánh kim đi với 1 gen vảy mờ. Cũng vì lẽ đó mà khi 2 con vảy xà cừ bắt cặp với nhau, sẽ có 50% mang vảy xà cừ, 25% vảy ánh kim và 25% vảy mờ. Cá vảy ánh kim giao phối với vảy xà cừ sẽ cho ra 50% vảy ánh kim, 50% vảy xà cừ ở con non.

4. Sự gia tăng màu sắc

Sự đậm nhạt màu ở mỗi cá vàng khác nhau phụ thuộc vào môi trường và chế độ dinh dưỡng. Cá vàng được nuôi ở khắp nơi từ bể cá trong nhà cho đến các hồ cá ngoài vườn. Màu sắc cá sẽ kém tươi hay đậm hơn khi ở điều kiện ánh sáng yếu do sự co cụm lại của các sắc tố đã được đề cập ở trên. Ánh sáng nhân tạo có thể giúp vượt qua vấn đề này. Nhưng ánh sáng mạnh sẽ làm tảo phát triển và phải vệ sinh bể thường xuyên hơn. Ngoài ra, cho dù bạn bắt chước để tạo bước sóng của mặt trời thì ánh sáng nhân tạo cũng thường không khiến màu sắc tươi và đậm như ở hồ ngoài trời. Điều này có thể là do sự khác biệt về ánh sáng nhân tạo và thiên nhiên như sự vắng mặt của các bước sóng cực tím, hay có thể là do chế độ dinh dưỡng. Các bể cá ở ngoài có thể chứa 1 ít rong rêu với khả năng tăng màu cho cá. Ở bể cá ngoài trời, sắc đỏ sẽ đậm hơn và màu cam ít đi trong khi màu đen trở nên đậm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sắc trắng lại bị ảnh hưởng bởi việc nuôi hồ ngoài trời và màu trắng thường chuyển sang trắng ngà hay ố vàng. Điều này có thể là do sự tiêu hóa tảo, cỏ vịt hay bất kì loại cây nào chứa lượng lớn xanthophyll, kim sắc tố. Sự thật là màu đỏ có vẻ đậm hơn và màu cam nhạt đi, ngay cả khi cá tiêu hóa lượng lớn thức ăn có chứa xanthophyll, có thể xem là một nghịch lý bởi vì màu đỏ của các tế bào erythrophore xuất hiện sẽ phải kết hợp với màu vàng của xanthophore. Thực tế lại cho thấy, các erythrophore lại mạnh vượt trội so với các xanthophore và làm màu đỏ đậm hơn trong mắt chúng ta.

Các loại thức ăn thương mại cho cá thường được tổng hợp để nuôi cá trong nhà và thường chứa hàm lượng cao các chất tăng màu như astaxanthin và các loại carotene khác từ các loài giáp xác hay Spirulina. Có vài vấn đề liên quan đến việc sản xuất thức ăn chìm cho cá và một trong số đó là hàm lượng chất tăng màu quá cao ở một số nhãn hiệu. Astaxanthin làm tăng hồng sắc tố. Điều này rất ổn với những chú cá vàng thuần đỏ. Tuy nhiên, đa số cá vàng lại có màu trắng đỏ. Quá nhiều astaxanthin có thể làm cho màu trắng chuyển sang hồng hồng và màu đỏ sẽ lan sang vùng trắng. Kim và hắc sắc tố hầu như không bị ảnh hưởng bởi chất tăng màu dùng trong thức ăn thương mại.

Sự ảnh hưởng của độ cứng của nước lên sự phát triển màu ít bị nêu ra ở cá vàng hơn so với koi. Nước rất cứng sẽ làm màu đen đậm hơn và lan ra. Nhưng nước mềm hầu như không có tác dụng gì trong việc duy trì sắc đỏ và trắng. Việc cố gắng khống chế độ cứng của nước có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của nó, do đó tốt nhất là chấp nhận độ cứng bình thường của nước nếu nó còn đủ lượng alkali để ngăn việc tuột pH.

Vậy, mọi thứ ta làm để làm tăng màu ít nhiều cũng có ảnh hưởng, nhưng cũng gây ra đôi chút tác dụng phụ. Người nuôi cá cần làm gì? Có khi phương án tốt nhất là phối hợp nhiều thứ lại theo một khuôn khổ nhất định. Cung cấp ánh sáng, nhưng không quá nhiều. Cố gắng cung cấp chất lượng nước và chế độ dinh dưỡng tập trung vào sức khỏe của cá và để mặc màu sắc nó tự phát triển.

5. Màu sắc ở các dòng cá



Hầu hết các dòng cá có thể có bất kì màu sắc nào bao gồm đỏ, trắng, đỏ trắng, calico, đen, xanh, chocolate, xanh lá, v.v… Tuy nhiên một số dòng cũng bị giới hạn chỉ có những màu nhất định. Shubunkin luôn luôn là calico. Điều kiện cần để một có một chú shubunkin là có pha trộn của màu xanh dương, đỏ và đen nhưng nếu một con cá vàng có màu calico, đuôi đơn thì nó chính là Shubunkin. Cá vàng common (hibuna) và comet phải có màu đỏ ánh kim, trắng hay trắng đỏ. Nếu một con cá vàng có hình dáng như common nhưng có màu calico, nó được gọi là shubunkin Luân Đôn. Nếu cá vàng có hình dạng và đuôi đơn dài như comet mà có màu calico, nó được gọi là shubunkin Nhật/Mỹ.



Jikin lúc nào cũng có màu đỏ, trắng hay đỏ trắng ánh kim mặc dù hình dáng đuôi mới là thứ quyết định dòng này. Một con jikin chuẩn phải là màu trắng với những cái vây màu đỏ, môi và nắp mang đỏ; phối màu như vậy được gọi là “mười hai điểm đỏ”. Nankin cũng luôn có màu đỏ, trắng hay trắng đỏ ánh kim và màu trắng với mười hai điểm đỏ cũng có giá trị nhất cho dòng này. Tosakin có màu đỏ, trắng, trắng đỏ hay xanh ánh kim nhưng, một lần nữa, hình dạng của thân và đuôi làm nên sự đa dạng. Ranchu Nhật Bản (top-view ranchu) phải có màu đỏ, trắng hay trắng đỏ ánh kim.





Cuối cùng, một số kiểu phối màu được đặt tên, tùy theo sự phân bố sắp xếp của chúng. Đỏ và đen ánh kim được gọi là “apache”. Nhưng nếu các sọc đen phân bố theo chiều dọc nó được gọi là “tiger”. Chúng ta đã đề cập đến mười hai điểm đỏ ánh kim ở jikin và nankin nhưng loại phân phối màu này có thể có ở hầu hết các dòng khác, đặc biết là wakin và hibuna. Cá vàng trắng vảy ánh kim với một vùng đỏ trên đầu được gọi là “tancho”; một từ được mượn từ cộng đồng cá koi. Tương tự, những chiếc môi đỏ với cái đầu trắng được gọi là “kuchibeni”. Dòng oranda trắng ánh kim hay lionhead với phần lân màu đỏ được gọi là “red cap” (đỉnh hồng), nhưng một con ranchu trắng ánh kim với phần lân màu đỏ thì thường được gọi là “ranchu trắng đỏ”.









Kết lại

Khi lựa chọn cá vàng, tập trung đầu tiên và chủ yếu vào sự cân đối hình thể và bố trí các vây. Một cơ thể tốt sẽ vẫn là cơ thể tốt khi cá được chăm sóc đúng cách. Vây thường dài và phát triển theo thời gian nếu được phân bố đúng từ khi mới sinh ra. Màu sắc, ngược lại, rất là mạo hiểm. Màu sắc có thể lôi cuốn hơn theo thời gian hay xấu đi. Bằng cách hiểu ảnh hưởng của các loại vảy lên màu sắc, sự ổn định vốn có của các màu sắc khác nhau và ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng cũng như môi trường lên màu sắc, chúng ta sẽ gặp phải ít điều bất ngờ hơn.
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 9: Bạn nên chiếu sáng bể cá bao lâu mỗi ngày?

Không giống như các loài cá khác, cá vàng không đòi hỏi ánh sáng cực tím (UV light), và có thể không cần đèn sưởi vì chúng sống trong môi trường nước lạnh. Tuy nhiên, ánh sáng vẫn đóng một vai trò quan trọng cho sức khỏe của cá và nếu không có một chu trình chiếu sáng thích hợp hằng ngày, cá có thể sẽ bị bệnh.



Lượng sáng cần thiết là bao nhiêu?

Ở ngoài thiên nhiên, cá vàng sống ở những con sông, vùng hồ và suối mát lạnh và tại đây chúng thường xuyên đón nhận những tia sáng. Trong môi trường nuôi nhốt, chu trình chiếu sáng của chúng nên phỏng theo việc chiếu sáng ở môi trường tự nhiên. Hãy chiếu ánh sáng trắng cho cá 12-13 tiếng mỗi ngày (đừng dùng loại đèn sưởi).

Tác dụng của việc chiếu sáng

Dễ nhận thấy nhất là việc chiếu sáng sẽ ảnh hưởng lên màu sắc cá vàng. Nếu không được chiếu sáng thích hợp, cá vàng sẽ không có màu sắc tươi sáng mà thậm chí còn có thể xanh xao, vàng vọt hay trắng bệch. Việc chiếu sáng cũng giúp cá điều chỉnh thời gian ngủ/thức, có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của cá và đảm bảo cho chúng sẽ không gặp vấn đề gì gây ra bởi môi trường nuôi nhốt thiếu tự nhiên.

Chiếu sáng quá nhiều

Chiếu sáng quá nhiều sẽ không gây hại ngay lập tức cho cá vàng nhưng theo thời gian sẽ khiến chúng gặp rắc rối trong việc điều chỉnh thời gian sinh hoạt, dẫn đến những vấn đề liên quan đến ăn và ngủ. Kéo dài việc chiếu sáng còn nhanh chóng làm ảnh hưởng đến các thành phần hóa học trong bể thông qua việc làm tảo phát triển mạnh. Quá nhiều tảo có thể sẽ tranh giành dinh dưỡng với các cây thủy sinh trong bể và làm tiền đề cho ký sinh trùng sinh sản mạnh. Nó cũng làm đục nước.

Các thiết bị chiếu sáng



Lựa chọn chiếu sáng đơn giản nhất là đèn lắp trên nắp bể cá. Nắp bể ngăn ngừa cá nhảy ra ngoài và ánh sáng cũng không sinh ra quá nhiều nhiệt. Đèn kẹp cũng có tác dụng nhưng bạn phải đảm bảo chắc chắn chúng an toàn với bể để tránh nguy cơ cháy nổ. Nên đặt đèn chiếu gắn với thiết bị hẹn giờ để cá được chiếu sáng đều đặn. Nuôi cá vàng ở bên ngoài hoàn toàn không cần chiếu sáng nhân tạo trừ phi bạn sống trong khu vực có thời gian ban ngày rất ngắn.
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 10: Tảo Spirulina - Những lợi ích về sức khỏe cho cá và các động vật khác

1. Tảo Spirulina (Spirulina Arthrospira) là gì?



Spirulina Arthrospira là một loại tảo phù du có màu xanh lá-xanh dương được tìm thấy ở những hồ nước ấm mang tính kiềm gần khu vực núi lửa, nó rất giàu protein và chứa 7 loại vitamin thiết yếu: A1, B1, B2, B6, B12 (một trong những nguồn B12 tốt nhất trong tự nhiên mặc dù hoạt tính sinh học của B12 trong nó vẫn đang là đề tài tranh cãi của các nhà nghiên cứu), C và E.

Nó cũng chứa beta-carotene tự nhiện, là sắc tố làm tăng màu sắc, và rất nhiều khoáng chất khác. Ngoài ra, Spirulina còn chứa 62% axit amino và toàn bộ các axit béo thiết yếu cũng như 8 loại axit amino cần thiết để hoàn thiện dinh dưỡng. Các số liệu gần đây (năm 2007) còn cho thấy khả năng chống oxi hóa của Spirulina.

Hai loại Spirulina chủ yếu là Arthrospira platensis và Arthrospira maxima. Một loại khác nữa là Spirulina fusifomis; là một loại tảo nước ngọt, ngược lại hai loại tảo nước mặn ở trên. Nó từng được gộp chung với loại Spirulina platensis.

Arthrospira fusisormis là loại đa hình, nó có khả năng thay đổi hình dạng, màu sắc và những tính chất khác cho phù hợp với môi trường của nó. Loại tảo nước ngọt này phát triển mạnh ở những vùng nước chứa nhiều khoáng chất như Na, Mg, muối cacbonat, sunfat và clo. Nó thường không có nhiều trong các loại nước phục vụ cho tưới tiêu, uống và nuôi cá. Loại thức ăn tảo thương mai dành cho người và cá hiện nay sản xuất tại Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc.

Spirulina khác với các loại tảo khác, nó gần giống với vi khuẩn hơn theo nhiều khía cạnh, như là dạng trung gian giữa thực vật và vi khuẩn. Spirulina có cấu trúc gần giống với các vi khuẩn cyano hơn, loài gây đầu độc. Cả hai đều có cùng hình dạng xoắn ốc chứ không các thực vật phù du. Tảo Spirulina được cơ thể của cá nhận diện như một chủng vi khuẩn, làm cho cơ thể tiết ra nhiều kháng thể hơn và do đó tăng cường khả năng chống lại bệnh tật.

Spirulina không giống là rong tiểu câu (Chlorella); Chlorella là một loại tảo siêu vi và không có khả năng chống lại virut, chống lại ung thư và tăng cường hệ miễn dịch như tảo Spirulina. Thành tế bào của Chlorella được tạo bởi loại cellulose có thể tiêu hóa, giống như cỏ xanh, trong khi thành tế bào của tảo Spirulina mềm hơn do được tạo bởi các loại đường và protein phức tạp. Và đây là một trong những lý do tảo Spirulina dễ tiêu hóa hơn và là lý do chính mà những chú cá yếu hay già nên có trong thực đơn!!

Spirulina cũng chứa lượng lớn các axit amino dễ tiêu hóa; các loại protein từ ngũ cốc và đậu nành cũng không được cá tiêu hóa dễ dàng như của tảo Spirulina. Spirulina cũng cấp tất cả các axit amino thiết yếu dưới dạng dễ tiêu hóa hơn 5 lần so với protein thịt hay đậu nành.

Aphanizomenon Flos-Aquae là một loại tảo tương tự được tìm thấy ở hồ Klamath bang Oregon. Cũng như tảo Spirulina, loại tảo xanh vùng hồ Klamath cho thấy giá trị dinh dưỡng cao, đa dạng và hoàn toàn không độc hại. Nó là một thể đơn bào độc nhất mang những đặc tính của thực vật, động vật và vi khuẩn. Như thực vật, nó có diệp lục và thông qua quá trình quang hợp để tạo ra oxi. Như vi khuẩn, thành tế bào của nó hết sức mỏng manh và như động vật, có những lúc chúng sử dụng oxi và thải ra cacbon dioxit.

2. Lợi ích về sức khỏe cho cá



Tảo Spirulina, các khoáng chất Arthrospira:

Ngoài việc chứa lượng protein dồi dào và dễ tiêu hóa như đã đề cập, Spirulina đến từ vùng nước chứa những chất khoáng chỉ có trong các vùng đất và núi cổ xưa. Hầu như không loài thực vật nào có thể sống được ở những khu vực này bởi hàm lượng khoáng chất của chúng. Dựa vào một sự thật là tảo Spirulina sinh sôi ở những vùng nước giàu tính kiềm, nó hòa tan và đồng hóa rất nhiều khoáng chất cũng như các hợp chất trung gian vào trong cấu trúc tế bào của nó.

Bị chuyển hóa thành dạng hợp chất hữu cơ tự nhiên bởi Spirulina, các khoáng chất được kết hợp dễ hơn với các axit amino và nhờ đó cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.

Cá có thể ăn một lượng lớn các khoáng chất vô cơ nhân tạo bổ sung mà không có lợi cho sức khỏe bởi cơ thể cá (hay các loài thủy sinh vật khác như tôm) không biết phải làm gì với những dạng khó tiêu này. Quả thật, những nghiên cứu đã cho thấy các khoáng chất vô cơ có thể ngăn cản việc hấp thụ các hợp chất hữu, từ đó gây ra các bệnh do thiếu hụt khoáng chất (hầu hết thức ăn cho cá có lượng canxi tự nhiên thấp và cần phải bổ sung canxi để đáp ứng nhu cầu).
  • Lợi ích to lớn nhất của tảo Siprulina – Làm tăng cường khả năng vận hành hệ thống miễn dịch.
  • Ngoài ra, Spirulina fusiformis được chứng minh là cung cấp chất chống oxi hóa và Hepatoprotective (vận hành gan).
  • Spirulina cũng góp phần hỗ trợ việc tạo nên các tế bào hồng cầu và tế bào thân.
  • Spirulina có khả năng chống lại virut và chứng ung thư.

Thành phần dinh dưỡng của Spirulina nguyên chất:
  • Protein: 55% - 70%
  • Cacbonhydrat: 15% - 25% (tỉ lệ thấp tuyệt vời dành cho cá)
  • Chất béo ((lipid): 6% - 8%
  • Khoáng chất: 6% - 13%
  • Chất xơ: 8% - 10%

Khả năng tăng cường sắc tố tự nhiên:
  • Phycocyanin (Blue): 14%
  • Chlorophyll (Green): 1%
  • Carotenoids (Orange/ Red): 47%

_ Các khoáng chất vi lượng quan trọng (nhiều trong số này rất cần thiết cho sự cân bằng điện phân và chức năng thẩm thấu):Canxi (1,315 mg/kg), Sắt, Photpho (15,400 mg/kg), Iot, Magie, Kẽm, Selen, Đồng, Mangan, Crom, Molypden, Natri, Clo, Kali, Germani, Boron.

_ Các axit amino thiết yếu.

3. Thức ăn cho cá chứa Spirulina:

Spirulina có thể được dùng như thức ăn chính và hiệu quả cho phần lớn cá. Ngay cả những loài ăn thịt cũng có lợi khi dùng chúng cùng với thức ăn thường bởi đa số các loài ăn thịt trong tự nhiên sẽ lấy nguồn dinh dưỡng này từ các loài cá khác mà chúng ăn.

Điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết thức ăn cho cá có mặt trên thị trường có hàm lượng Spirulina khá thấp trong thành phần dinh dưỡng. Bạn cần thức ăn có từ 10-20% Spirulina để có được tác dụng tốt nhất, do đó hay chú ý hàm lượng thành phần này trên nhãn thức ăn!
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 11: Nhận biết giới tính cá vàng và Koi

Biết được giới tính của một chú cá vàng hay koi thường rất hữu ích. Với một số người, nó chỉ đơn giản là để họ chọn được một cái tên phù hợp cho thú cưng. Nhiều người chơi cá koi lại thích nuôi con cái để đi thi hơn vì chúng thường phát triển to hơn. Một số lại thích cá koi đực hơn vì chúng phát triển nhanh hơn và ít khi nào lớn quá khổ so với bể chứa. Một số lại cảm thấy rằng cá vàng và koi đực có màu sắc tươi sáng hơn một chút. Việc tránh cho cá koi giao phối có thể là cần thiết để tránh cho chú cá giá trị của bạn bị tổn thương trong quá trình đẻ trứng khó nhọc cũng như việc thụ tinh làm giảm chất lượng nước. Tất nhiên, nếu bạn muốn thử cho cá vàng hay koi sinh sản thì lại cần phải biết chính xác giới tính của từng con. Để kiểm soát được thời gian đẻ trứng, những con đực và cái thường được nhốt riêng ra trước đó (cá đực nuôi riêng, cái nuôi riêng chứ không phải chơi mỗi cặp 1 bể nha mấy bạn. Sau đó chúng sẽ được chọn ra bắt cặp nhằm tăng phẩm chất cá con. Việc nuôi riêng này cũng giúp việc giao phối tốt hơn.

Ngoài việc sử dụng công nghệ tiên tiến như giải mã DNA, rất khó hoặc bất khả thi để xác định giới tính của cá vàng hay koi trước khi chúng trưởng thành. Sự trưởng thành về tính dục thường khi cá vàng đạt 1 năm tuổi nhưng biên độ có thể từ 9 tháng đến gần 2 năm tuổi. Cá vàng trưởng thành thường đạt kích thước từ 3-5 inches (7.5-12.5cm). Một số ít cá koi đực trưởng thành khi đạt 1 năm tuổi nhưng phần lớn chúng chỉ thực sực trưởng thành khi đạt 2 năm tuổi trở lên và đối với con cái thì phải ít nhất 3 năm tuổi. Cá sẽ trưởng thành sớm hơn trong môi trường nước ấm. Nhận biết được giới tính của cá vàng và koi sẽ dễ dàng hơn nữa khi mùa giao phối tới.



Có nhiều cách khác nhau để nhận biết giới tính của một con cá vàng hay koi:
  • Hình dáng ngoài
  • Các nốt sần
  • Hình dáng huyệt
  • Sự phóng tinh
  • Đặt ống canun
  • Hành vi
Một số yếu tố đáng tin cậy hơn còn một số thì dễ áp dụng hơn. Thường ta nên phối hợp nhiều cách để nhận biết giới tính của cá và thường để đạt kết quả càng chính xác thì cách thức nhận biết càng tốn nhiều công sức.

1. Hình dáng ngoài



Hình dạng tổng thể của cơ thể, hay hình dáng ngoài, là một trong những cách phổ biến nhất dùng để xác định giới tính cho cá. Cách này khá chủ kiến, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Con cái thường có bề dày thân to hơn (nhìn từ trên xuống) và khỏe mạnh hơn trong khi con đực mình thuôn dài hơn. Con cái cũng có chiều rộng (nhìn từ bên hông) lớn hơn con đực, điều này sẽ khá dễ thấy ở những bể cá ngắm bên hông. (side-view). Khi mùa giao phối tới, buồng trứng cá ở con cái sẽ phát triển và sự khác biệt càng rõ ràng hơn. Việc trứng cá phát triển sẽ làm cho con cá mất cân đối hay sệ sang một bên. Cho cá ăn sai cách cũng như một số vấn đề liên quan đến sức khỏe có thể làm cá koi bị sệ bụng và hoàn toàn không thể dùng cách này để nhận biết giới tính của nó. Cách này thường đúng khi cần nhận biết giới tính của cá vàng comet hay shubunkin nhưng kém chính xác khi áp dụng cho ryukin, ranchu và các dòng cá fancy khác bởi bụng chúng luôn phình to ra. Con cái vẫn có bề dày lớn ra khi trứng phát triển nhưng sự thay đổi thường không rõ ràng.



Phần trước vây ngực của con đực (pectoral fins) cũng có xu hướng dày và dài hơn so với con cái. Nhưng nó không chính xác lắm và còn vô dụng trong trường hợp những dòng vây dài. Ở con cái, phần vây hậu môn (anal fins) có thể dày hơn. Nói chung, hình dáng ngoài của cá có thể phần nào xác định được giới tính của cá nhưng không chính xác mà phải phối hợp với những cách khác nữa.

2. Các nốt sần



Các nốt sần sinh sản thường phát triển ở nắp mang hay rìa vây ngực của cá vàng và koi đực. Khi mùa giao phối đến, con đực sẽ cố định vị trí của con cái ở vùng giữa con đực với giá thể (cây thủy sinh hay vật liệu chứa trứng nhân tạo). Con đực sẽ ép bụng con cái lên và hướng vào giá thể để thúc nó xả trứng trong khi con đực liên tục phóng ra tinh dịch. Các nốt sần trong trường hợp này được cho là để giúp con đực dễ bám vào con cái hơn cũng như đỡ trơn trượt hơn khi nó ép vào bụng con cái.

Một số người miêu tả các nốt sần này nhìn như hỗn hợp giấy cát ở nắp mang. Cũng có người nói đó là những nốt sưng nhỏ. Koi thường không có những nốt sần ở vây ngực như cá vàng. Ở cá vàng, thường thì nó sẽ là 1 dãy nốt sần trắng ở rìa vây ngực. Tuy nhiên, nốt sần sinh sản không phải lúc nào cũng xuất hiện và có thể biến mất sau mùa sinh sản. Một số con đực không bao giờ phát triển nốt sần này. Những con đực già hơn lại giữ được nốt sần này quanh năm. Sự hiện diện của những nốt sần là dấu hiệu tốt chứng tỏ nó là con đực, nhưng nếu không có những nốt sần cũng không có nghĩa nó là con cái.

3. Hình dáng huyệt (dùng từ hoa mỹ hơn là lỗ đít cho bạn nào còn thắc mắc



Hình dáng của huyệt có thể cung cấp nhiều dữ kiện về giới tính của cá, đặc biệt là khi mùa sinh sản tới. Huyệt con đực có khuynh hướng bị kéo dài hay mang hình tam giác. Hay cũng có thể có gai sinh dục kéo dài xuất hiện ở vùng mở phía sau huyệt. Huyệt của con cái thì tròn hơn. Khi mùa giao phối tới, huyệt của con cái có phần nhô ra và lồi thay vì lõm vào. Trong mùa sinh sản, huyệt cá koi cái luôn có màu đỏ hồng xung quanh. Huyệt của cá vàng cái thì lồi ra khá rõ, có thể quan sát từ bên hông trong mùa giao phối. Một số cá vàng đực phát triển một gờ nhỏ ở vùng bụng, kéo dài từ vùng vây bụng hướng về huyệt.



Cá vàng có thể giữ bằng lưới và ngửa bụng lại để xem huyệt. Đối với cá koi từ 2 năm tuổi trở lên, thường cần gây mê chúng khi kiểm tra để tránh chúng khỏi giãy giụa. Cả cá koi và cá vàng đều có thể được gây mê bằng tinh dầu đinh hương, thường được bán ở các nhà thuốc địa phương. Pha 10 giọt dầu đinh hương ứng với mỗi gallon (3.8L) nước và chuyển cá vào nước sạch có sủi khí ngay khi đã kiểm tra xong để giúp cá tỉnh.

4. Sự phóng tinh

Khi kiểm tra huyệt, hãy xem xét luôn sự hiện diện của tinh dịch. Con đực thường có tinh dịch trước và trong mùa sinh sản. Để kiểm tra, hãy vuốt nhẹ bụng cá bằng phần giữa ngón trỏ và ngón cái theo chiều lên xuống vùng gần huyệt. Việc này sẽ kích thích việc phóng tinh Không dùng lực quá nhiều. Đối với koi thì áp lực này vào khoảng đủ để tạo vết lằn trên trái banh tennis. Quan sát vùng huyệt thật kỹ để xem có sự hiện diện của tinh dịch trắng không. Nếu có tinh xuất hiện thì đó là con đực. Nếu không có thì cũng khó nói lên điều gì nhưng có thể hữu ích khi kết hợp với những yếu tố khác, ví dụ như hình dáng huyệt. Một số hiếm trường hợp cá xả luôn trứng khi bị kiểm tra tinh. Điều này sẽ diễn ra trong một giai đoạn ngắn sau khi cá rụng trứng và nó nói lên việc sinh sản đã cận kề. Vùng giữa vây bụng và vây hậu môn thường mềm mại ở con cái và hơi cứng ở con đực.

5. Đặt ống canun



Phương pháp đặt ống canun là đưa 1 ống nhỏ vào huyệt của cá và trích ra một phần trứng hay tinh dịch. Phương pháp này thường được dùng để kiểm tra giai đoạn của trứng phát triển khi sử dụng một loại hoocmon chuyên dụng để làm cá sinh sản nhân tạo. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể được dùng để xác định giới tính cho cá. Một ống thủy tinh hay nhựa nhỏ với đường kính trong từ 0.9 đến 1mm và được nối với một ống phẫu thuật đàn hồi dài. Phần cuối của ống canun nhựa nên cắt cho mềm, nhẵn bằng dao mổ (không phải bằng kéo) và hơ lửa nhẹ để loại bỏ những rìa sắc cạnh. Ống thủy tinh cũng nên được gọt nhẵn bằng dũa và hơ lửa để không còn gờ sắc nhọn. Sau khi gây mê cá, ống canun sẽ được đưa vào huyệt. Vùng huyệt thông với phần mở hậu môn ở cuối ruột và phần niệu sinh dục thuộc bào tử nội sinh. Phần mở hậu môn nằm ở đằng trước còn vùng mở của niệu sinh dục nằm ở phía sau. Ống canun sẽ được đưa vào vùng niệu với 1 góc hướng chỉ vào mũi con cá. Ống được đưa vào khoảng 1/8 đến 3/8 inch (0.3-0.95cm) ở cá vàng và ½ đến 1 inch (1.2-2.5cm) ở koi. Ống đàn hồi được ngậm ở miệng (miệng của bạn chứ không phải miệng của cá nha và hút nhẹ để lấy ra một mẫu trứng hay tinh dịch vào ống canun. Nếu cá là cá đực, mẫu trích ra được sẽ là dịch trắng đục. Còn nếu là con cái, ta sẽ thu được trứng. Trứng sẽ có kích thước bằng đường kính trong của ống.

Phương pháp này được dùng với một số lưu ý. Đầu tiên nên thực hành với những con cá bạn có thể để cho hóa rồng trước khi áp dụng cho những con giống tốt nhất của bạn. Nguy cơ đầu tiên là ống sẽ đâm thủng vào thành bào tử nội sinh. Nghiêm trọng hơn là nước sẽ lọt vào phần cuối buồng trứng làm cho trứng bị phình to và hình thành khối tắc nghẽn gọi là sự tắc nghẽn buồng trứng. Việc này rất nguy hiểm và có thể giết chết cá.

6. Hành vi

Phương pháp cuối cùng để nhận biết giới tính của cá vàng hay koi là quan sát hành vi của chúng vào mùa sinh sản. Một số người nói rằng nếu ta biết trước 1 con cái và thả nó vào hồ hay bể, tất cả những con đực sẽ nhanh chóng tiến lại “kiểm tra hàng họ” trong khi những con cái khác hầu như chả có hứng thú (chụy không chơi les). Vài ngày trước khi sinh sản, quá trình “đuổi bướm hái hoa” hay “rượt cái” sẽ bắt đầu. Con đực sẽ bơi theo con cái đang xả trứng ở khắp nơi, thường là bám ngay theo sau và dưới con cái. Con đực đôi khi cũng đuổi theo những con đực khác nhưng chỉ khi nào trong bể không có con cái (gay detected!). Quá trình này sẽ diễn ra ngày càng sôi nổi hơn khi thời điểm cá sinh sản càng đến gần.



Thời điểm sinh sản thường bắt đầu vào buổi sáng sớm (trước lúc bình minh ở koi và thường khi bình minh ở cá vàng). Việc cá đẻ thực tế rất dễ nhận biết bởi lượng bọt trên mặt nước và cứ chốc chốc lại có tiếng đập nước khi con đực cố ép con cái lên mặt nước. Thông thường thì một hay hai con đực sẽ làm công việc nặng nhọc nâng con cái lên và thụ tinh cho phần lớn số trứng. Tuy nhiên, cũng không có gì là quá ngạc nhiên nếu những con nhỏ hơn cũng muốn tham gia góp phần lộn xộn và hành vi của chúng trong giai đoạn này sẽ thể hiện giới tính của hầu như tất cả cá trong bể. Tất nhiên, việc đã đến nước này thì chẳng còn gì để làm ngoài ngồi xem cá mây mưa nữa.
Hầu hết koi và cá vàng đều có những hoa văn, đường nét riêng biệt để phân biệt từng con với nhau nên đây cũng là thời điểm tốt để ghi chú lại con nào là đực, con nào là cái. Lần sau có thể bạn sẽ muốn tách đực, cái ra sẵn sàng trước hay kiểm soát việc bắt cặp. Do đó, lập một danh sách con nào là con nào sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức chứ không cần kiểm tra giới tính tập thể lại từ đầu.
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 12: Chứng phù nề - Cá của bạn có đang phình to ra?



Phù nề là một tình trạng rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến cá vàng. Nếu bạn nhận thấy cá có vẻ mập, phình to hay dường như “muốn nổ tung” thì vấn đề ở đây có lẽ là chứng phù nề.

1. Triệu chứng
  • Bụng phình ra rất căng khiến ta có cảm giác cá rất mập – mập đến mức có thể nổ tung bất cứ lúc nào!
  • Vảy bị dựng đứng trông như trái thông
  • Mắt lồi ra (một bên hoặc có thể cả hai)
  • Gặp các vấn đề về bơi lội làm cho cá vàng nổi gần mặt nước hay chìm xuống đáy bể.


2. Nguyên nhân gây chứng phù nề

Cá vàng chứa một lượng muối nhất định trong cơ thể của chúng. Nồng độ muối này thường cao hơn nhiều so với nồng độ muối có trong nước xung quanh chúng, điều này sẽ làm cho muối khuếch tán từ trong cơ thể chúng đi vào nước và nước từ bên ngoài sẽ di chuyển vào trong cơ thể. Đây là một quá trình bình thường, diễn ra mọi lúc.

Nhằm duy trì nồng độ muối cần thiết để tồn tại – và để tránh phải chứa quá nhiều nước trong cơ thể – cá vàng phải liên tục lấy muối vào và loại nước ra khỏi cơ thể. Đây cũng là một quá trình tự nhiên và được đảm nhiệm bởi thận của cá vàng.

Chứng phù nề xuất hiện khi chức năng của thận gặp vấn đề. Cá vàng mất khả năng loại bỏ nước nhận từ môi trường ngoài ra khỏi cơ thể chúng và bắt đầu phình to như một quả bóng nước.



3. Vì sao chức năng của thận có vấn đề?

Điều đó có thể do bất kì lý do nào. Ví dụ, việc nhiễm khuẩn có thể làm thận hoạt động kém hiệu quả hơn; một vết thương có thể cho nước đi vào cơ thể nhiều hơn khả năng thận có thể xử lý hay bất kì thứ gì có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên quá trình trao đổi nước giữa cơ thể cá vàng với môi trường ngoài. Tuy vậy, có 3 lý do chính sau:
  • Cho muối quá nhiều
  • Cá bị giữ trong môi trường sống nghèo nàn lâu ngày
  • Cho ăn không đúng cách
4. Có thể chữa chứng phù nề hay không?

Thành thật mà nói, rất khó để chữa chứng phù nề và trong hầu hết các trường hợp, nó sẽ làm chết cá. Ngay khi bạn nhìn thấy được triệu chứng thì gần như đã quá trễ và rất ít cá có thể hồi phục lại sau khi mắc chứng phù nề này.

Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số bước để tăng khả năng sống sót của cá lên.

5. Chữa trị chứng phù nề

Để cá có cơ hội cao nhất phục hồi khỏi chứng phù nề (cho dù cơ hội đó là rất mong manh), bạn nên:
Chuẩn bị bể bệnh viện để cách ly cá mắc chứng phù nề ra khỏi những con cá khác trong bể
  • Duy trì nhiệt độ của bể bệnh viện ở 25oC/77oF
  • Thêm vào bể bệnh viện một lượng thuốc sát khuẩn
  • Cho muối hột vào bể bệnh viện (dùng bảng sau để biết chính xác bạn cần cho vào bể bao nhiêu muối – chỉ cần điền vào kích thước bể bệnh viện của bạn theo gallons hay lít, điền 0.7 vào ô “% salinity change”, nó sẽ cho bạn biết lượng muối bạn cần).
  • Mã:
    http://www.cnykoi.com/calculators/calcsalt.asp
  • Nhớ thêm muối bổ sung khi thay nước cho bể bệnh viện vì khi thay nước bạn cũng loại bỏ lượng muối có trong nó.
  • Giữ cá trong bể cho đến khi tất cả các triệu chứng trên biến mất vá cá gần như hoàn toàn bình phục.
Đáng tiếc là dù cho cá đã bình phục thì nó vẫn có thể bị tái phát. Điều này phụ thuộc vào việc thận có tự phục hồi khi cá được chữa trong bể bệnh viện hay không. Như đã đề cập, chứng phù nề có thể nói là chứng rất khó chữa.
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 13: Các triệu chứng nhiễm bệnh -14 dấu hiệu đầu tiên cho biết cá vàng đã bị bệnh

Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài về bệnh ở cá vàng. Trong loạt bài gồm 3 phần này, bạn sẽ biết được:
  1. Làm thế nào để nhận biết cá bị bệnh (ta sẽ xem xét đến 14 triệu chứng bệnh ở cá vàng)
  2. Làm thế nào để chữa trị 7 bệnh phổ biến nhất ở cá vàng trong bể kính lẫn hồ ngoài trời.
  3. Làm thế nào để giữ bể cá tránh khỏi bệnh tật qua việc giải quyết những vấn đề cơ bản của bể cá.

Cá vàng là loại động vật khỏe mạnh cực kì và thường ít khi trở thành nạn nhân cho các bệnh ở cá vàng. Bạn chỉ cần duy trì chất lượng nước tốt, cho cá ăn thực đơn đa dạng và kiểm tra nước thường xuyên. Thật vậy, xác suất để bạn nhìn thấy những triệu chứng bệnh ở cá sẽ rất thấp nếu cá được nuôi trong một môi trường bể lành mạnh cùng với việc chăm sóc đúng cách.

Nhưng cho dù là sống trong những điều kiện tốt nhất, cá vàng không hoàn toàn miễn nhiễm với bệnh tật.

Khi bạn có cá bị bệnh, bạn sẽ muốn nắm được những triệu chứng đầu tiên của bệnh nhằm ngăn chặn bệnh có thể phát tán, lây lan sang những chú cá khác trong bể.

Một số bệnh thậm chí rất nguy hiểm và có thể giết chết cá vàng của bạn chỉ trong vài ngày. Điều này khiến cho bạn cần phải có tủ thuốc riêng cho cá và chữa trị các triệu chứng bệnh thật nhanh chóng.

1. Chữa trị nhanh cho cá vàng mắc bệnh

Ta có hai nhóm bệnh ở cá vàng: nhóm có khả năng lây lan và nhóm không lây. Cho dù bệnh có không lây lan thì bạn vẫn nên cho cá vào bể bệnh viện để cách ly nó khỏi những con cá khác nhằm giúp cá bệnh có thể hồi phục mà không bị stress. Tách riêng cá bệnh cũng giúp những con khỏe mạnh không phải tiếp nhận sự chữa trị, các liều thuốc mà chúng không cần.

Đầu tiên, ta cần quan sát những dấu hiệu bất thường trong hành vi của cá có thể cho thấy điều gì đó không ổn trong bể. Sau đó, ta tập trung phân tích những dấu hiệu trên cơ thể và các vây. Cuối cùng, tôi sẽ giúp các bạn biết phải làm gì sau khi bạn đã tìm ra các vấn đề tiềm ẩn ở đây.

Hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng bệnh ở cá để bạn có thể để ý đến. Nếu bạn thấy có bất kì dấu hiệu nào sau đây trong bể cá, có thể bạn nên ghi chúng lại để sau đó bạn có thể nhận xét xem điều gì đã gây ra bệnh cho cá và làm thế nào để chữa trị.

2. Những dấu hiệu nhiễm bệnh thể hiện qua hành vi của cá vàng
  • Thở hổn hển, thở dốc hay trôi nổi gần mặt nước – Đây là một trong những dấu hiệu đầu cho thấy có điều gì đó không ổn. Bạn có thể nhận thấy một hay một vài con cá tụ tập ở mặt nước, đớp không khí liên tục thì đó là dấu hiệu cho thấy lượng oxi hòa tan trong nước không đủ cho chúng hô hấp thoải mái (nước chất lượng kém). Cá bị bệnh sẽ cố gắng tìm mọi cách để nhận được nhiều oxi hơn. Nếu chất lượng nước không được cải thiện, việc stress vì không có đủ oxi để thở sẽ làm giảm hệ miễn dịch của cá và tạo điều kiện cho các triệu chứng bệnh ở cá phát triển.

  • Bỏ ăn hay gầy gọt đi – Đây cũng là một dấu hiệu bạn cần nắm bắt sớm. Cá vàng là loài phàm ăn và sẽ ăn bất cứ thứ gì nếu có cơ hội. Do đó việc cá bỏ ăn hay gầy đi thấy rõ cũng là dấu hiệu cảnh báo có vấn đề và bạn cần quan sát kỹ hơn. Cá vàng có thể đang mắc bệnh do ký sinh trùng bên trong hay do chất lượng nước kém.
  • Bơi thất thường hay ngửa bụng – Bơi thất thường là dấu hiệu các mắc bệnh về sức nổi. Nguyên nhân có thể là do bệnh rối loạn bóng khí, phù nề hay cho ăn không đúng cách. Chất lượng nước kém cũng có thể là nguyên nhân. Nếu quan sát kỹ, liệu còn triệu chứng nào khác của bệnh mà bạn bỏ sót không?
  • Bơi lờ đờ hay nằm dưới đáy bể – Cá vàng khỏe mạnh thường bơi lung tung trong môi trường sống của chúng, do đó khi bạn thấy cá bệnh rất ít khi rời khỏi sỏi nền cũng có nghĩa là có điều gì thật sự không ổn ở đây và bạn cần phải tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn đó. Thường cá bệnh có triệu chứng bơi lờ đờ sẽ đang chịu đựng môi trường nước kém hay bị phơi nhiễm (do vi khuẩn hay ký sinh trùng).
  • Phản ứng chậm với các tác nhân kích thích – Có khi nào bạn đang chuẩn bị cho cá ăn và chợt nhận ra một con trong số chúng hầu như không nhận ra có thức ăn cho đến khi thức ăn trôi qua mũi chúng? Cá bệnh thường gặp vấn đề về phản xạ với những yếu tố nhất định trong bể của chúng. Tìm những dấu hiệu bệnh khác, kiểm tra chất lượng nước và ngay lập tức thay nước nếu kết quả kiểm tra không tốt.
  • Cọ mình vào thành bể hay các bề mặt khác – Đây có thể là dấu hiệu khi mắc ký sinh trùng, bệnh đốm trắng hay có thể là bị nấm. Ít nhất, có điều gì đó khiến cá bạn cảm thấy rất ngứa. Nếu cá chỉ cọ mũi vào bể khi bạn đến gần, có thể chỉ là chúng đang chào đón bạn và xin ăn (tất nhiên là không nên thỏa mãn cho chúng nếu bạn vừa cho chúng ăn cách đó ít phút).

3. Những triệu chứng bệnh trên cơ thể và vây cá vàng


  • Vây ép sát vào thân – Có thể cá vàng giữ cho vây của chúng không ngừng ép sát vào thân hay cá hôn mê và hạn chế di chuyển. Thật sự có rất ít nguyên nhân khiến cá của bạn có dấu hiệu này, công việc của bạn là tìm xem những con khác có dấu hiệu bệnh gì để đoán được bệnh. Đôi khi nó chỉ là do nước xấu hay ký sinh trùng. Kiểm tra nước sẽ cho bạn ý tưởng tốt hơn về điều gì đã gây ra vấn đề này và làm thế nào giúp môi trường nước bể trong lành hơn cho cá.
  • Vây tưa, rách – Đây thường là dấu hiệu của stress, đặc biệt nếu bạn thấy những mạch máu nhỏ nổi đỏ khắp trên vây. Đơn giản chỉ cần thay nước và ngăn cá vàng với những loài hung dữ hơn trong bể sẽ giải quyết được vấn đề. Nếu bạn nhận thấy vây của chúng dường như đang bị ăn dần vào, đó có thể là do bệnh mục vây, gây ra bởi vi khuẩn (và cũng thu hút nấm tấn công).
  • Nổi bông ở một số nơi, những đốm màu lạ hay các bứu – bạn có thấy cá bị nổi bông ở những vùng đáng ra không có? Nếu cá có những đốm màu lạ ở trên cơ thể hay vây, có thể là chúng bị nhiễm nấm hay vi khuẩn. Cho cá vào bể bệnh viện ngay và kiểm tra các thông số nước bể chính để có thể phỏng đoán xem điều gì đã gây các triệu chứng bệnh trên. Nếu những đốm màu khác lạ đó nhìn như các hạt muối trắng, cá của bạn có thể bị bệnh đốm trắng hay Ich. Bệnh này thường lây nhiễm trong bể. Nế thấy những mảng màu đen, cá vàng có thể bị cháy ammoniac hay nhiễm ký sinh trùng (loại ký sinh trùng này rất hiếm thấy ở bể cá vàng).
  • Vảy xù hay dựng đứng lên – Nếu một trong những con cá của bạn có vẻ căng tròn kì lạ, hình dáng giống trái thông, nó có thể bị phù nề. Cá bị phù nề thường do bị nhiễm vi khuẩn, do được cho ăn quá nhiều.
  • Mang xanh xao, vàng vọt – Mang cá bị như vậy có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả kí sinh trùng. Muối hột là phương pháp chữa trị trong trường hợp này, mặc dù bạn cũng nên cân nhắc việc dùng thuốc. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào loại ký sinh trùng đã lây nhiễm cho cá và có thể được xác định thông qua những triệu chứng khác của cá.
  • Những chỗ u lên hay ký sinh trùng thấy được bằng mắt thường – Các loại ngoại ký sinh trùng thường nhìn thấy được trên cơ thể và vây, chúng có thể gây ra những vết loét dọc theo các vảy. Những loại ký sinh trùng này bao gồm ich (bệnh đốm trắng), trùng mỏ neo, rận nước và sán cá. Có rất nhiều cách để bạn tiêu diệt chúng, từ dùng thuốc đến tắm muối. Bạn cũng có thể diệt chúng định kỳ (mặc dù tôi không khuyến khích lắm trừ phi bạn hiểu mình đang làm gì).
  • Mắt lồi ra – Nếu một hay hai con mắt của cá lớn khác thường (tất nhiên đừng nhầm với những loại như moor hay telescope), đó có thể là triệu chứng bệnh sớm của chứng phù nề, ich hay lồi mắt (pop eye). Cũng có thể là do cá bị nhiễm khuẩn.
  • Những vết thương chảy máu, lở loét hay rụng vảy – Bạn có đang chứa loài cá hung tợn hay những em đầu gấu nào trong bể không? Để giải quyết vấn đề này đôi khi chỉ là vấn đề tìm bể khác để chứa cá vàng. Cá cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng, khiến cho nó cọ mình vào sỏi nền hay những rìa cạnh sắc nhọn khác.



Bằng việc chẩn đoán bệnh sớm thông qua các triệu chứng ban đầu, bạn có thể ngăn sự lây nhiễm rộng ra và kiểm soát được tình trạng bể. Và bằng cách nhanh chóng tìm ra cách trị bệnh, cá của bạn sẽ có cơ hội sống sót cao hơn khi bị nhiễm bệnh.

Việc ngắm cá hằng ngày là một thói quen tốt để nhận biết những biểu hiện bất thường của cá. Thời điểm tốt nhất để làm điều đó là ngay trước khi hay trong khi cho cá ăn.

Ngay khi bạn nhận ra dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh, bạn hãy đưa cá vào bể bệnh viện càng sớm cáng tốt để tránh những con khác không bị lây nhiễm. Sau đó bạn cần xác định điều gì đã gây ra những triệu chứng ở cá để có thể chữa một cách hiệu quả cũng như đánh giá khả năng lây lan của nó trong bể nhằm đảm bảo những con cá khác không bị lây nhiễm.

Ngăn ngừa bệnh ở cá vàng với bộ kiểm tra chất lượng nước trong bể.

Bộ kiểm tra nước sẽ giúp bạn nhận ra vấn đề của bể cũng như nghĩ lại xem điều gì đã dẫn đến tình trạng này. Gần đây bạn có thả cá mới vào bể mà hoàn toàn không cách ly trước? Hay bạn có thay nước mới vào bể mà chưa thay đổi nó cho bằng nhiệt độ phòng? (cái này chắc dành cho những nơi có mùa đông lạnh)

Thay vì chạy theo việc đối phó với những căn bệnh hiểm nghèo, bạn nên tập trung vào việc giữ cá của mình khỏe mạnh. – David E. Boruchowitz, tác giả cuốn Chăm sóc bể cá vàng

Luôn ghi nhớ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bằng cách giữ cho cá vàng có môi trường sống khỏe mạnh, bạn đã làm giảm rất nhiều khả năng cá mắc bệnh hiểm nghèo. Và việc chăm sóc cho cá khỏe mạnh dễ hơn rất nhiều so với việc trị bệnh cho cá vàng.
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 14: 7 bệnh thường gặp ở cá vàng - Cá của bạn có đang mắc bệnh?

Đầu tiên, hãy cách ly cá bị bệnh.
Trừ phi cả bể cá bị nhiễm bệnh, bạn nên cách ly cá bệnh và cho chúng vào bể bệnh viện. Điều này sẽ giúp cho việc chữa bệnh dễ hơn rất nhiều. Như đã đề cập trước đây, bạn sẽ không muốn đánh thuốc cả những con cá đang khỏe mạnh. Việc làm này có thể khiến chúng bị stress (và nên tránh làm cá stress được chừng nào hay chừng đó)

Nếu bệnh của cá vàng có khả năng lây nhiễm, ví dụ như bệnh đốm trắng hay hầu hết bệnh về ký sinh trùng, bạn có thể chữa trị cho cả bể cá nhiễm bệnh mà không cần cách ly cá. Tất nhiên, những con bệnh đặc biệt nặng có thể được đưa vào bể bệnh viện để chữa trị đặc biệt nếu tình hình chúng thật sự tồi tệ.

Sau khi cá đã được cách ly, bạn có thể sẵn sàng cho bước chữa trị. Hãy xem sơ qua một lượt 7 căn bệnh thường gặp nhất ở cá vàng.

Bệnh thứ nhất: Bệnh Đốm Trắng (Ich)



Rất phổ biến ở các bể cá trong nhà, bệnh này thường xuất hiện ở những chú cá mới thả vào sau khi quãng đường xa do vận chuyển làm chúng bị stress.

Nguyên nhân gây bệnh – Bệnh đốm trắng được gây ra bởi các ký sinh trùng Ich ở trong nước. Đám ký sinh trùng này tấn công những con cá có hệ miễn dịch suy giảm do bị stress, đặc biệt là những con mới mua về. Bất kì nguyên nhân nào gây ra stress có thể làm cho cá dễ dàng mắc phải các bệnh thông thường ở cá vàng, do đó nên giữ môi trường nước bể cá khỏe mạnh và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ bể cá.

Triệu chứng bệnh – Nếu những chú cá của bạn bao phủ bởi những đốm trắng nhỏ như hạt muối thì bể cá của bạn có thể đang bị nhiễm bệnh đốm trắng. Những con cá nhiễm bệnh cũng thở nặng nhọc hơn và cạ mình vào những vật trong bể, thậm chí là vào thành bể.

Cách điều trị – Bạn có thể chữa bằng phương pháp cho muối và tăng nhiệt độ trong 1 tuần trước khi dùng bất kì loại thuốc nào khác bày bán trên thị trường.
Nên duy trì việc chữa trị ít nhất từ 3-5 ngày sau khi thấy những đốm trắng cuối cùng biến mất. Đôi khi các đốm trắng có thể xuất hiện lại nếu bạn dừng việc chữa trị quá sớm.

Bệnh thứ 2: Chứng rối loạn bóng khí
(xin không đề cập lại bệnh này nữa vì đã trình bày khá kỹ ở chủ đề 7 rồi)

Bệnh thứ 3: Bệnh mục vây (mục đuôi)



Cá vàng khi bị stress nặng có thể bị mục vây một bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh này cũng được biết với tên gọi mục đuôi. Đây thường là bệnh cơ hội ở cá nếu chúng đang bị stress do một chứng bệnh khác hay do tổn thương.

Nguyên nhân gây bệnh – Stress sẽ làm cho cá vàng yếu đi trước một số chủng vi khuẩn nhất định. Những bệnh cá vàng thông thường, chất lượng nước kém, nuôi quá đông, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, trầy xước vây hay có đầu gấu trong bể có thể khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu và tạo điều kiện cho bệnh mục vây phát triển.

Triệu chứng bệnh – Cá vàng có các dấu hiệu như vây rách tả tơi, bị xé toạc hay ửng đỏ. Nếu để tệ hơn, phần rìa các vây bị xé sẽ có màu trắng khi các vi khuẩn bắt đầu gặp nhấm vây của cá. Bệnh có thể nặng đến mức chúng ăn sạch phần vây và tiến sát cơ thể cá. Nếu để bị ăn sâu, cá sẽ không thể mọc lại vây. Do đó hãy điều trị sớm!

Cách điều trị – Chất lượng nước tốt là hết sức quan trọng! Do đó hãy kiểm tra nước của bạn. Cá vàng sẽ không bắt đầu lành bệnh nếu chất lượng nước kém. Sau khi chất lượng nước đã tốt trở lại, chữa trị với việc cho vào 1 muổng trà muối hột cho mỗi gallon (3.8L) nước. Muối hột sẽ giúp cá chống lại bệnh. Nếu sau 5 ngày mà bệnh không thuyên giảm hãy dùng các loại thuốc khác. Trước khi dùng thuốc, nhớ lây than hoạt tính ra khỏi hộp lọc. Sau khi chữa xong, thay 25% nước để hạ bớt nồng độ muối. Tiếp tục thay nước định kì mỗi tuần như thường lệ.

Hãy trị mục vây sớm. Đừng để cho vi khuẩn làm hỏng hoàn toàn vây cá, nó sẽ khiến cá không thể mọc vây lại. Nếu chữa trị sớm, bạn sẽ thấy dấu hiệu hồi phục chỉ sau vài tuần.

Bệnh thứ 4: Bệnh về nấm



Cá vàng có thể bị nhiễm nấm nếu chất lượng nước kém. Bệnh về nấm cũng có thể xuất hiện khi cá đã đang mắc bệnh gì khác

Nguyên nhân gây bệnh – Stress và hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ tạo cơ hội cho nấm phát triển. Cá đang mắc phải các bệnh về ký sinh trùng, vết loét hay vết thương hở rất dễ bị nhiễm bệnh cơ hội do nấm gây ra.

Triệu chứng bệnh – Những mảng sợi bông xuất hiện trên cơ thể và vây cá là dấu hiệu chắc chắn cho việc nhiễm nấm. Nhiễm nấm có thể nguy hiểm đến tính mạng cá nếu được cho đủ thời gian để phát triển và nó sẽ lan trong và tấn công những vùng khác của cá vàng.

Cách điều trị – Đưa cá bị nhiễm nấm vào bể bệnh viện. Bệnh nấm không lây lan. Lấy than hoạt tính ra khỏi hộp lọc và trị cho bể cá bằng xanh metylen. Xanh metylen có tác dụng rất tốt với những chú cá nhạy cảm và cũng rất hữu hiệu khi kết hợp với muối hột để giúp cá phát triển lại lớp nhớt bên ngoài. Nấm sẽ biến mất sau vài tuần nếu bạn tiếp tục giữ cho bể cá khỏe mạnh.Khi nấm đã biến mất hoàn toàn, hảy trả cá vào lại bể chính.

Bệnh thứ 5: Bệnh Bụi Vàng (Velvet)



Rất gần với bệnh đốm trắng, bệnh bụi vàng hay velvet cũng hình thành các hạt vụi nhỏ xuất hiện ở lung cá. Những ký sinh trùng này nhỏ hơn Ich và rất khó để phát hiện.

Nguyên nhân gây bệnh – Cũng như nhiều bệnh và nhiễm khuẩn thường thấy ở cá vàng, bệnh bụi vàng thường được tìm thấy ở những bể mới thả thêm cá mới. Cá vàng cũng có thể dễ mắc bệnh này nếu chất lượng nước kém hoặc cá bị stress.

Triệu chứng bệnh – Cá bị mắc bệnh velvet có thể có những lớp phim vàng trắng trên da và nó nhìn như những hạt bụi vàng. Velvet thường xuất hiện ở vùng lưng cá trước khi lan rộng ra khắp cơ thể và mang. Velvet sẽ khiến cá cọ mình vào thành bể hay các vật khác nhằm lấy đám kí sinh trùng ra. Nếu không chữa trị sớm, nó sẽ giống như lớp chất nhầy của cá vàng dày hơn hay như muốn lột ra, Cá bị nhiễm bệnh cũng có thể bị xước vây hay có dấu hiệu thở nặng nề hay ốm đi.

Cách điều trị – Bởi các ký sinh trùng velvet nhận một phần năng lượng từ quá trình quang hợp, phủ kín bể bằng 1 cái chăn và tắt đèn bể trong suốt quá trình điều trị. Tăng nhiệt độ nước lên 80oF (26oC). Điều này sẽ đẩy nhanh vòng đời của ký sinh trùng. Thêm ½ muỗng trà muối hột vào mỗi gallon (3.8L) nước và lấy than hoạt tính ra khỏi hộp lọc. Lấy các loài nhuyễn thể (không xương sống) ra khỏi bể và cho vào nước Mardel CopperSafe trong 10 ngày (bạn có thể dùng bất kì thuốc nào khác có tác dụng tương tự có thể mua được). Sau quá trình điều trị, thay 25% nước và tiếp tục việc thay nước định kì như bình thường.

Tiếp tục chữa trị vài ngày sau khi các hạt bụi vàng cuối cùng biến mắt để đảm bảo tất cả ký sinh trùng đã bị tiêu diệt. Bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm sau 1 tuần chữa trị.

Bệnh thứ 6: Trùng mỏ neo (Lernaea)



Khác với tên gọi của nó, trùng mỏ neo không phải là một con trùng. Bệnh này ở cá vàng gây ra bởi loài giáp xác hình châm kiếm Lernaea và thường tấn công cá nuôi ở bể ngoài trời.

Nguyên nhân gây bệnh – Trùng mỏ neo có thể phát triển ở những bể có thả cá mới. Nếu bạn không cách ly cá mới hay cây mới, bạn có thể nhận thấy trùng mỏ neo tấn công bể của bạn sau 1 hay 2 tuần. Nó cũng có thể gây ra những bệnh nguy hiểm khác ở cá vàng.

Triệu chứng bệnh – Nhìn gần, bạn có thể để ý thấy những sinh vật có dạng sợi tóc màu xanh trắng bám trên cơ thể cá vàng. Vùng bị bám vào cũng thường bị nổi đỏ, sưng tấy, nổi lên những vết loét xung quanh vết thương nơi đám trùng cái gắn sâu cơ thể chúng vào vùng cơ của cá. Cá vàng có thể sẽ cố gắng lấy đám ký sinh trùng ra bằng cách cọ mình vào các vật trong bể.

Cách điều trị – Cho ½ muỗng trà muối bể ứng với mỗi gallon nước. Muối sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh cơ hội khác cũng như việc tái ký sinh của trùng trong tương lai. Nó cũng ngăn ngừa các bệnh thường gặp khác ở cá vàng. Giờ thì bạn có thể tiến hành điều trị bằng các thuốc trên thị trường.

Lấy than hoạt tính ra khỏi hộp lọc. Sử dụng các loại thuốc trên thị trường để điều trị cho bể cá để giết lũ trùng và ngăn trứng của chúng không nở. Có thể phải tốn đến vài tuần trước khi dấu hiệu của trùng mỏ neo biến mất hoàn toàn. Mặc dù vậy, bạn sẽ nhận thấy ngay công dụng của thuốc trong vài ngày sử dụng. Sau khi điều trị, thay 25% nước để lấy đi lượng muối và tiếp tục thay nước định kì như thường lệ.

Bệnh thứ 7: Rận cá (Argulus)



Rận cá thuộc nhánh Argulus của nhóm giáp xác ký sinh. Chúng rất phổ biến ở các bể cá vàng ngoài trời. Chúng ít khi được tìm thấy ở bể cá trong nhà, trừ phi cá mới nuôi về có nguồn gốc ở bên ngoài.

Nguyên nhân gây bệnh – Rận cá sẽ đi ké cá mới vào bể nếu cá mới chưa được trị ở bể cách ly. Do đó hãy luôn đảm bảo bạn cách ly cá mới để ngăn các bệnh thường gặp ở cá vàng. Rận cá cũng thường tìm thấy ở hồ cá nước ngọt.

Triệu chứng bệnh – Rận cá có thân hình dĩa tròn, màu nâu xanh. Chúng thường di chuyển quanh vùng bụng, cổ và vây cá. Khi chúng bám lên cá, những đốm đỏ nhỏ có thể nhìn thấy quanh các vết thương. Cá bị nhiễm rận sẽ cố gắng lấy chúng ra khỏi cơ thể bằng cách cọ mình vào các vật khác trong bể hay thành bể.

Cách chữa trị – Tăng nhiệt độ của nước từ từ lên 80oF (26oC) để đẩy nhanh vòng đời của rận cá. Thêm ½ muỗng trà muối hột ứng với mỗi gallon nước để giúp cá không bị ký sinh bám vào lần nữa hay các bệnh thường thấy khác ở cá. Giờ bạn có thể trị bằng các thuốc trên thị trường. Một vòng đời hoàn chỉnh của rận cá có thể sẽ lâu hơn các loại ký sinh trùng khác. Do đó việc chữa trị cho cá có thể tốn khoảng 1 tháng. Nhưng thường thì bạn đã có thể nhận thấy cá không còn các triệu chứng bệnh sau 1 tuần, thường là sớm hơn.
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 15: Tạm biệt NẤM

Trong các bệnh về nấm tác động đến cá nước ngọt thì nấm thân là phổ biến nhất. Đây cũng là một trong các loại bệnh ở cá nhiệt đới mà những người nuôi cá hay gặp phải. Như chúng ta sẽ thấy sau đây, loại bệnh này không đáng ngại lắm vì thường nó rất dễ phòng tránh.

Tác nhân chính gây ra căn bệnh này là các loại nấm thuộc họ Saprolegiaceae, đây là các thành viên phổ biến của nòi Saprolegnia (Mốc nước) và họ hàng gần của nó - nòi Achyla. Nói chính xác hơn, hai chủng thường được tìm thấy ở cá nhiệt đới là Saprolegia parasitica và S. declina; vì lẽ đó, bệnh này đôi khi được biết đến với tên gọi saprolegniosis.

Nấm có điều kiện phát triển sẽ hình thành một khối hình sợi mảnh, hay sợi nấm, rồi sau đó phát triển để hình thành các mảng nấm (mycelium). Một số các sợi nấm phát triển sâu như rễ vào bên trong khối vật chất hữu cơ mà chúng tấn công. Số khác lại phát triển hướng ra bên ngoài, tạo nên sự phát triển các xơ như ta thường thấy ở bệnh này. Cuối cùng là tạo thành các túi bào tử dạng chùy chứa bào tử nấm ở các đầu sợi. Khi các túi bào tử này chín, chúng sẽ vỡ ra và giải phóng vô số bào tử nấm vào nước.

Nấm thân có hình dạng đặc trưng và không thể lẫn với các bệnh khác. Cá bị nhiễm nấm sẽ có một hay nhiều các đốm bông phát triển lớn dần nhìn giống như sợi len cotton hay khuôn bánh mì trên cơ thể hay vây cá. Chúng thường có màu trắng nhưng các vụn nhỏ hay tế bào tảo huyền phù có thể bị giữ lại trong các sợi nấm và hình thành màu nâu xanh hay xanh lá cho các khối nấm. Chỉ duy nhất có một bệnh khác gần giống với nó là thương tổn màu trắng ở vùng miệng và thân bị mục do loại vi khuẩn Flexibacter. Sự nhầm lẫn là do cái tên “Nấm miệng” thường gọi cho căn bệnh do vi khuẩn này gây ra.

1. Là các cư dân vô hại lúc bình thường

Ở điều kiện bình thường, nấm Saprolegnia là những cư dân vô hại trong các bể cá nước ngọt, chúng tấn công các khối vật chất hữu cơ chết và đang phân hủy . Các bào tử của chúng có thể được tìm thấy ở mọi bể cá, nơi mà chúng trôi theo dòng nước cho đến khi vô tình bám lên vật chất phù hợp cho chúng nảy mầm và phát triển. Thức ăn thừa của cá hay cá chết là mục tiêu thông thường của chúng, và cả trứng cá không được thụ tinh nữa.

Chúng ta thường thấy chúng phát triển trên cá mà ít khi biết rằng, sự phát triển của chúng là dấu hiệu của một bể cá ít được làm vệ sinh. Saprolegnia (mốc nước) phát triển trên các khối vật chất hữu cơ chết và đang phân hủy chứ không làm tổn thương những chú cá nhiệt đới khỏe mạnh với lớp chất nhờn bao phủ, tuy vậy chúng sẽ tấn công cơ hội lên những vùng tổn thương của cá. Những vết thương này có thể là kết quả của các em cá hung tợn khác, bắt cá bằng lưới khô cứng hay bằng tay, hay những vùng bị tổn thương bởi các bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng bên ngoài gây ra.

Những tổn thương do ammoniac gây ra cho da cá, mang và vây thường thấy ở các bể mới set-up với hệ thống lọc vi sinh chưa hoàn thiện, trong một bể cá quá đông cũng như khi vận chuyển quá nhiều cá trong một bọc. Tất cả những yếu tố đó đều làm cá stress và làm giảm hệ thống miễn dịch của nó.

Ngay khi nấm có cơ hội gắn vào cá, nó sẽ nhanh chóng lan rộng ra các vùng khỏe mạnh khác. Thường thì cuộc xâm lăng chỉ tấn công ở vùng bề mặt cơ và lớp mang, nhưng tổn thương này kéo theo việc mất rất nhiều dịch lỏng và chất điện phân. Người ta cũng cho rằng chúng tiết ra các chất hóa học độc hại và cuối cùng làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Cá không được chữa trị sẽ chết trong vài ngày vì sự hoại tử các cơ và mất dịch lỏng, hay chết ngạt nếu mang cá bị tấn công.



2. Cách chữa trị

Khi nhận thấy nấm bùng phát trong bể, bạn phải tìm mọi cách loại bỏ nguyên nhân tiềm tàng phía sau. Có nghĩa là bạn phải loại được nguồn gốc thật sự gây tổn thương cho cá, điều này sẽ đòi hỏi chút thời gian điều tra cũng như loại bỏ các con cá hung tợn hay đá sắc nhọn, kiểm tra pH và các thành phần khác của nước có trong ngưỡng cho phép không, phải đảm bảo rằng bể cá của bạn không quá đông và tiêu diệt vi khuẩn hay ký sinh trùng lây nhiễm gây ra vết thương trên da và vây. Có thể bạn cũng cần luyện lại cách vớt cá cho đúng.

Theo kinh nghiệm của tôi, các loại sán ở thân và mang cá thuộc chủng Dactylogyrus và Gyrodactylus là nguyên nhân chính kéo theo sự nhiễm nấm thân. Những loại sán này chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi công suất thấp nhưng lại gây ra những tổn thương rộng và khó quan sát thấy ở mang và phần cơ của cá bị kí sinh nặng. Cá vàng và cá dĩa thường rất dễ trở thành nạn nhân cho loại sán này.

Vấn đề khó khăn đối với sán ở đây là nhiều loại có thể kháng lại dylox (cũng được biết đến với tên gọi masotin hay trichlorofon), là thành phần chính thường tìm thấy trong các loại thuốc trị sán. Có lẽ các bạn nên tìm thử loại thuốc praziquantel, cũng có tên khác là droncit hay Prazipro, để trị sán.

Việc cố gắng tiêu diệt toàn bộ bào tử nấm trong một bể cá không những không cần thiết mà còn bất khả thi. Chúng không những kháng được thuốc mà còn hiện diện khắp nơi trong không khí và nước.



Việc chữa trị ngay khi các dấu hiệu đầu tiên của bệnh xuất hiện là cực kì cần thiết. Bởi vì nấm thân không phải là bệnh truyền nhiễm – theo đúng nghĩa đen, do đó ta nên chữa cá bị bệnh ở một bể chứa khác. Cá nhiệt đới nếu có phần cơ thể bị nhiễm nấm lớn thì gần như không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn được.

Có rất nhiều loại thuốc trên thị trường để trị nấm ở cá.

3. Dùng muối

Chúng ta từng được dạy rằng nấm là loài thực vật nhưng thiếu đi chất diệp lục. Bây giờ ta đã biết điều đó là sai và chúng là loài tách biệt khỏi thực vật và động vật. Một thứ mà nấm có chung đặc điểm với những thực vật thật sự là chúng kỵ muối. Đây cũng là lý do mà bệnh nấm thân không được tìm thấy ở bể cá nước mặn. Cho 1 muỗng café muối hột (không chứa iot) vào mỗi gallon (3.8L) nước có thể giúp chữa bệnh hiệu quả. Trên thực tế là nếu bệnh chỉ mới phát triển, ta chỉ cần cho muối là xong. Muối cũng có thể được dùng phối hợp với các thuốc trị nấm khác.

Muối còn có một công dụng khác: bằng cách làm giảm sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa dịch cơ thể cá với môi trường bể, nó cũng làm giảm việc mất dịch lỏng của cơ thể ở những vết thương hở. Muối sẽ diệt các loại thực vật và ốc bể nhưng đó không phải là vấn đề nếu bạn chữa cá bị bệnh ở bể bệnh viện. Hãy nhớ là: Bạn không phải đang cố gắng loại bỏ nấm ra khỏi bể, mà chỉ ra khỏi cá.

Cá vàng có thể dễ dàng chịu được nồng độ muối cao.

4. Nếu nấm cứng đầu hơn

Những trường hợp nấm khó điều trị có thể được chữa thành công bằng thuốc tím. Có rất nhiều loại thuốc tím khác nhau và công thức hóa học có mắt trên thị trường. Sử dụng chúng theo hướng dẫn thật cẩn thận bởi nó là chất oxi hóa cực mạnh – nó có thể gây ra những vết cháy hóa học nghiêm trọng hay có thể chí mạng lên biểu mô ở da và mang cá. Thuốc tím cũng có thể trở thành chất độc dưới điều kiện pH cao, làm tích tụ lượng mangan dioxit ở mang các loại cá nhiệt đới. Không sử dụng nó với chất formalin.

Thuốc tím sẽ làm nước có màu tím than, nó sẽ từ từ nhạt đi, và rất độc hại cho thực vật cũng như bộ lọc vi sinh. Do đó việc chữa trị nên diễn ra trong bể bệnh viện để hạn chế sự tồn tại của các vật chất hữu cơ. Ở một số trường hợp, cũng có thể thử sử dụng dung dịch trị nấm Griseofulvin (fulvinex) với liều 1 viên 500mg fulvinex hòa vào 50L (13.2 gallons) nước.

Một số phương pháp chữa trị khác được khuyên dùng bao gồm sử dụng xanh metylen và các loại hóa chất chứa đồng khác. Nên lưu ý là xanh metylen có thể nhanh chóng phá hủy bộ lọc vi sinh và khiến cho nồng độ ammoniac độc hại tăng cao. Đồng có thể là chất độc nguy hiểm nếu được sử dụng trong nước mềm và cũng tiêu diệt các động vật nhuyễn thể khác. Cả đồng và xanh metylen đều làm chết cây.

Nếu bạn buộc phải dùng các chất chứa đồng trong công thức phân tử, hãy đảm bảo nước của bạn có đặc tính từ vừa đến rất cứng, và nên kiểm tra nồng độ đồng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nếu dùng đồng sunfat, hàm lượng đồng không nên thấp hơn 1 mg/l và cũng không được phép vượt quá 1.5 mg/l; ít hơn nữa nếu trong nước mềm. Sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. (Lưu ý: Chất kháng sinh thường vô hiệu trong việc chống lại nấm nhưng có thể dùng kèm trong hầu hết các trường hợp khi có hiện diện các bệnh chính hoặc cơ hội do vi khuẩn gây ra.)

5. Các bệnh nấm khác

Tôi sẽ đề cập tiếp 2 bệnh ít phổ biến hơn về nấm thường được nhắc đến trong những cuốn sách về bệnh ở bể cá liên quan đến nấm: nấm mục mang (hay branchiomycosis) và ichthyophonosis.

Branchiomycosis là bệnh cấp tính về nấm ở mang thường gây chết cá. Nấm sẽ tấn công vào biểu mô ở mang, ăn sâu và phát triển bên trong và thậm chí làm nghẽn luôn các mạch máu. Điều này làm các mô ở mang cá bị hoại tử. Bệnh mục mang thường dễ bị bỏ qua, khó nhận biết ở những giai đoạn đầu của bệnh nhưng may mắn đây không phải là bệnh thường gặp. Trong khi bệnh nấm thân rất dễ nhận ra ở cá nhiệt đới, muốn quan sát bệnh mục mang ta cần cách ly cá ra khỏi bể và mở kiểm tra nắp mang thường xuyên.

Cũng như bệnh nấm thân, bệnh mục mang dễ ngăn ngừa hơn chữa trị. Tác nhân chính gây ra bệnh thường là do môi trường sống và tất cả các yếu tố tác động đến biểu mô ở vùng mang. Trong tất cả các tác nhân thì hai tác nhân quan trọng nhất gây ra bệnh này là nồng độ chất thải hữu cơ cao và các loại sán ở mang. Tôi thường thận thấy bệnh này bùng phát ở những thùng vận chuyển cá vàng, thường chúng bị nhốt chung cực kì đông. Khi cá đến nơi cần tới thì chất lượng nước đã cực kì tồi tệ – nồng độ ammoniac vượt xa ngưỡng cho phép xa còn pH thì tuột thảm hại.

Những triệu chứng ban đầu rất mơ hồ và không rõ ràng trong môi trường tự nhiên. Cá có thể thở nhanh hơn bình thường và cá có các hành động như muốn phun nhổ hay ho. Chúng thường tỏ ra biếng ăn hay phun thức ăn ra khi đang cố nhai thức ăn. Những triệu chứng này có thể gióng lên hồi chuông báo động cho những người nuôi cá giàu kinh nghiệm, đặc biệt là khi cá mới được nhập về hay bể chứa cá vừa trải qua một giai đoạn chứa nước có các thông số cực kì tồi tệ. Nếu những triệu chứng ban đầu này bị bỏ qua, bệnh có thể lây lan rất nhanh trong mang. Phần mô trong mang bị phá hủy càng nhiều, cá càng thể hiện tình trạng hô hấp khó khăn như đớp không khí trên mặt nước, lờ đờ hay thở dốc. Cá sẽ sớm chết vì ngạt thở.

Nếu bạn nghi ngờ cá bị mục mang, bắt nó bằng vợt và kiểm tra kỹ cả 2 mang. Nếu nó có branchiomycosis, mang sẽ như có những vùng vết bẩn màu trắng hay đỏ sậm, gây ra bởi sự tụ máu và hoại tử ở các lớp mang.



Chữa trị bệnh branchiomycosis rất khó, và hoàn toàn không đảm bảo sẽ thành công. Hầu hết các phương pháp dùng để trị nấm thân đều không có tác dụng. Nhiều chuyên gia thậm chí cho rằng trường hợp bệnh nặng thì không thể chữa trị. Nếu phát hiện bệnh sớm, việc chữa trị đôi khi có tác dụng chỉ đơn giản bằng việc tăng chất lượng của nước. Cũng có một số ghi nhận chữa thành công sau khi sử dụng Griseofuvin với liều dùng như khi trị nấm thân.

Khó để chuẩn đoán và chữa trị hơn nữa là vì triệu chứng của nó khá giống bệnh do vi khuẩn nấm gây ra. Việc chuẩn đoán cần sử dụng kính hiển vi đối với những vùng có màu sắc thay đổi (đỏ sậm hay trắng như đã đề cập). Trong hầu hết các trường hợp bệnh nặng về mang, nấm và vi khuẩn có thể cùng tồn tại. Do đó cũng có thể cân nhắc đến việc dùng chất kháng sinh phổ rộng, kèm với Griseofulvin, khi phát hiện cá bị mục mang. Không giống như nấm thân, cả nấm và vi khuẩn gây bệnh ở mang đều có thể lây nhiễm, do đó việc chữa trị nên áp dụng cho toàn bể.

Ichthyophonosis

Không giống như các bệnh đã đề cập, ichthyophonosis diễn ra ở cả cá nước ngọt lẫn nước mặn. Bởi hành vi giật bắn hay lắc mạnh của cá nhiễm bệnh khi đang bơi, ichthyophonosis đôi khi được biết đến qua cái tên bệnh xoay ngang (swinging disease). Nguyên nhân gây bệnh là do loại sinh vật hữu cơ tương tự nấm, loài Ichthyophonis heferi.

Những cuộc tranh cãi về việc liệu Ichthyophonis có thực sự là nấm hay không là đề tài thú vị với các nhà khoa học nhưng chả có ý nghĩa gì với những người nuôi cá. Cho đến gần đây, Ichthyophonosis được biết đến như Ichthyosporidium, và nó đã được liệt kê trong các ấn phẩm trước đây với cái tên này. Cá nhiệt đới bị nhiễm bệnh sẽ hình thành các vết loét da nông và có dạng như hỗn hợp giấy cát, tuy nhiên đích ngắm chính của căn bệnh này là các cơ quan bên trong. Bằng việc mổ tử thi để phân tích, cá bị nhiễm bệnh sẽ có vô số những vết thương dạng u hạt ở các cơ quan nội tạng. Sự kì lạ trong cách bơi ở cá nhiễm bệnh mà ta nhìn thấy là kết quả của những vết thương lên hệ thần kinh trung ương.

Trong quá khứ, đây được cho là một trong những bệnh khiến cá nhiệt đới chết nhiều nhất, nhưng giờ chúng ta đã biết rằng điều đó là do sự nhầm lẫn với bệnh lao ở cá, với những triệu chứng rất giống nhau. Muốn phân biệt được cần kết quả xét nghiệm siêu vi với những mẫu mô lành và biến chất lấy từ cơ quan bị nhiễm bệnh.

Ichthyophonosis được đánh giá là bệnh truyền nhiễm. Người ta cho rằng nó lan nhanh bằng các bào tử được giải phóng từ các vết thương ngoài da và qua việc tiêu hóa cá chết hay sống bị nhiễm bệnh. Vẫn chưa có cách chữa cho chứng bệnh này và các tốt nhất đề phòng tránh là vớt cá chết ngay lập tức ra khỏi bể cũng như những con cá thể hiện triệu chứng của bệnh.

Nguồn:
Mã:
http://www.fishchannel.com/fish-heal...to-fungus.aspx
-------------------------------

Như các bạn cũng thấy thì trừ 2 bệnh cuối cùng ra thì nấm là một bệnh dễ phòng ngừa và dễ chữa, nó thường là bệnh cơ hội khi vì lý do nào đó mà hệ miễn dịch của cá bị suy giảm (stress, chất lượng nước xấu, cá cắn nhau, v.v...). Mình thích 1 câu đọc của ai đó là "Nuôi cá là nuôi nước" cũng như kim chỉ nam của mình đối với các loại bệnh nói chung ở cá là "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Dù được chăm sóc cách mấy, cá vẫn phải thi thoảng bị ốm đau như con người có lúc bệnh tật thôi. Nhưng hệ miễn dịch của cá khỏe mạnh sẽ nhanh chóng chiến thắng bệnh tật nói chung và nấm nói riêng. Loạt bài của mình đến đây kết thúc! Chúc các bạn có nhiều niềm vui trong việc chăm sóc thú cưng - cá vàng!
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 16: Sử dụng than hoạt tính trong bể cá nước ngọt

Khi nói về lọc cho bể cá nước ngọt, ta có rất nhiều sự lựa chọn. Một trong những phương pháp lọc phổ biến nhất là sử dụng hệ thống lọc có than hoạt tính. Việc sử dụng than hoạt tính cho bể cá nước ngọt là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người tin rằng đó là một sự lãng phí thời gian và chỉ sử dụng than trong một số trường hợp đặc biệt. Một số khác dùng rất nhiều than và thề rằng nó có khả năng làm sạch nguồn nước cũng như khử mùi. Bài viết này sẽ trình bày cả hai mặt của việc sử dụng than hoạt tính và hi vọng từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn và cân nhắc có nên dùng than hoạt tính cho bể hay không.



1. Than hoạt tính là gì?

Là loại than được sử dụng như một vật liệu lọc hóa học. Nó giúp loại bỏ rất nhiều chất hữu cơ và vô cơ hòa tan trong nước bể – nó giữ cho nước sạch và loại bỏ mùi hôi. Than hoạt tính làm việc nhờ vào khả năng hấp thụ và hấp phụ. Hấp thụ là quá trình mà nhờ đó chất ô nhiễm bị giữ lại bên trong các lỗ của than (bạn có thể tưởng tượng quá trình này như là một máy lọc hóa học kích thước phân tử). Hấp phụ xảy ra nhờ vào việc than hoạt tính có diện tích bề mặt riêng rất lớn, do đó, hình thành nhiều cầu liên kết. Hấp phụ là quá trình mà trong đó chất ô nhiễm bị tạo liên kết hóa học với các cầu này và bị giữ lại trong than.

2. Chức năng loại bỏ thuốc

“Trường hợp đặc biệt” đã đề cập ở trên là khi hầu như tất cả người nuôi cá đồng ý rằng than hoạt tính rất có ích trong việc loại bỏ thuốc trị bệnh ra khỏi bể cá. Than hoạt tính sẽ làm loãng rất nhanh lượng thuốc mà người ta cho vào bể và hạn chế tác dụng của nó. Đây cũng là lý do mà bạn thường được hướng dẫn phải lấy than hoạt tính ra nếu có trong trường hợp đánh thuốc cho bể. Tuy nhiên, một khi đã chữa trị xong, than hoạt tính rất hiệu quả trong việc loại bỏ các chất hóa học mà cá của bạn không còn cần đến nữa. Sau khi cá đã hồi phục, bạn có thể thêm vào các túi than hoạt tính mới vào hộp lọc cho mục đích này.

3. Quan điểm chống lại việc sử dụng than hoạt tính

Những người chống đối thường chỉ ra rằng dùng than hoạt tính là cách nuôi cá ngày trước. Khi đó, người ta nghĩ rằng “nước cũ” thì tốt hơn “nước mới” cho nên hạn chế việc thay nước đến mức tối thiểu. Do đó, họ sử dụng than hoạt tính để làm mất màu vàng và mùi của nước cũ. Thời đại ngày nay đã khác, chúng ta đều biết rằng thay nước thường xuyên là yếu tố rất quan trọng để có bể cá khỏe mạnh. Hiện nay ta thường thay 25%-50% nước mỗi tuần hay 2 tuần một lần. Những người chống lại việc dùng than hoạt tính cho rằng việc thay nước này cũng có tác dụng giống như dùng than hoạt tính. Họ bảo rằng chẳng có gì than hoạt tính có thể làm mà việc thay nước thường xuyên không làm được giống như vậy.

Nhóm này còn chỉ ra rằng hầu hết sản phẩm than hoạt tính đều chứa một lượng photphat. Việc tăng nồng độ photphat có thể làm cho tảo phát triển mạnh. Họ nhấn mạnh rằng họ đơn giản chỉ không muốn cho bất cứ thứ gì vào bể mà làm tảo phát triển.

4. Quan điểm ủng hộ sử dụng than hoạt tính

Những người ủng hộ việc này thề với tất cả những công dụng của than hoạt tính. Họ cũng vẫn thay nước thường xuyên, nhưng có cảm giác rằng than hoạt tính cũng gia tăng khả năng lọc cho nước trong lành. Họ chỉ ra rằng mùi hôi vẫn có thể xuất hiện cho dù thay nước thường xuyên – than hoạt tính giúp loại bỏ những mùi này. Họ cũng nêu lên việc nó rất hữu hiệu trong việc loại bỏ những chất làm ố màu nước có từ nguồn lũa bỏ trong bể. Họ cho rằng những người chống lại việc sử dụng than hoạt tính như chỉ vì sĩ diện hão nên không dùng nó.

5. Làm thế nào để sử dụng than hoạt tính đúng cách

Nếu bạn quyết định dùng than hoạt tính thì đây là những điều bạn nên cân nhắc:

i). Chất lượng than hoạt tính

Hãy đảm bảo là bạn mua loại than hoạt tính tốt. Than rẻ tiền thường chứa nhiều photphat hơn, nhiều tro hơn và cũng rất nhanh mất hoạt tính. Chất lượng than thường dựa vào khối lượng tro, chỉ số iot và chỉ số molat. Việc có được vật liệu than hoạt tính với tổng diện tích bề mặt lớn rất quan trọng bởi vì nó sẽ cung cấp nhiều cầu liên kết hơn để giữ chất ô nhiễm. Tuy nhiên, nếu diện tích bề mặt quá lớn vì chứa vô số lỗ nhỏ li ti (than hoạt tính vi lỗ xốp) thì những lỗ này sẽ không đủ lớn để cho phép chất ô nhiễm đi vào bên trong nó. Ngược lại, nếu diện tích bề mặt quá nhỏ bởi chứa đa số các lỗ đường kính lớn (than hoạt tính vĩ lỗ xốp) thì chất ô nhiễm có thể đi vào bên trong các lỗ nhưng sẽ có rất ít cầu liên kết được hình thành. Do đó, bạn cần loại than hài hòa cả hai loại lỗ lớn và nhỏ.

Chỉ số iot sẽ cho bạn biết các vi lỗ của than hoạt tính như thế nào. Thông thường bạn sẽ muốn nó có chỉ số khoảng 1000. Chỉ số molat cho bạn biết các vĩ lỗ xốp của than như thế nào và thường chỉ dao động ở 225 là ổn. Mật độ tro càng thấp càng tốt. Một lượng lớn tro có thể được loại bỏ bằng việc nhúng than vào nước trước khi sử dụng. Điều này cũng giúp làm giảm lượng photphat có trong than.

ii). Lượng than hoạt tính cần dùng

Thường thì ta cần 2 cốc than hoạt tính cho mỗi 55 gallons (208L) nước. Tuy nhiên, bạn có thể dùng nhiều hay ít hơn tùy vào hệ thống lọc của bạn cũng như chất lượng của than.
Bạn cần thay than hoạt tính mỗi 3-4 tuần khi nó mất đi hoạt tính sau thời gian này. Tuy nhiên, thời gian để than chuyển thành mất hoạt tính phụ thuộc nhiều vào chi tiết set-up của bạn. Nếu bạn bắt đầu thấy có mùi hôi hay màu vàng nhạt của nước thì đó là lúc nên thay than hoạt tính.

iii). Đặt than hoạt tính như thế nào

Cách đơn giản nhất là cho nó vào hộp lọc của bạn. Những hộp lọc lớn thường có từ 2 đến 4 ngăn để có thể chứa vật liệu lọc. Dùng những ngăn phụ này để chứa 1 đến 2 túi than hoạt tính. Đơn giản chỉ cần mua một túi lưới ở tiệm bán cá và mua than hoạt tính riêng. Cho than vào túi, lắc cho bụi rơi ra hết rồi cho nó vào một trong các ngăn. Đây không chỉ là cách hiệu quả nhất để cho được nhiều than hơn mà còn là cách rẻ hơn so với việc mua vật liệu lọc mới sau mỗi 3-4 tuần.



Những vật liệu lọc thường sử dụng được lâu hơn thời gian này nếu ta làm sạch mỗi khi chúng tích đầy phân. Với phương pháp dùng các túi than hoạt tính, bạn có thể thay thế vật liệu lọc khi chúng đã thực sự không xài được nữa và chỉ cần thay phần than có trong túi lưới mỗi 3-4 tuần. Nếu bạn không có ngăn nào để bỏ túi than hoạt tính, bạn có thể mua thêm 1 cái lọc mini, đơn giản chỉ việc lấy vật liệu lọc bên trong ra và thay vào đó túi than hoạt tính.

Hãy chắc chắn bạn luôn làm sạch vật liệu lọc cũng như túi than hoạt tính trước khi sử dụng để loại bỏ bụi/tro. Thường bạn nên đặt túi than hoạt tính phía sau các lớp vật liệu lọc. Điều này sẽ hạn chế tối đa lượng chất ô nhiễm tiếp xúc với lớp than hoạt tính và cho phép nó giử được hoạt tính lâu hơn với việc các lỗ của nó không bị “làm đầy” quá nhanh.

iv). Mánh nhỏ/lưu ý
  • Nếu có vài mảnh than bị vụn và rơi vào bể cá, đừng lo lắng. Nếu bạn có thể thì hãy lấy nó ra, nhưng việc đó không mấy quan trọng. Chúng cũng sẽ chẳng làm hại gì cá trong bể.
  • Cần cẩn thận khi dùng than hoạt tính với những bể trồng cây thủy sinh mật độ dày vì chứng có thể sẽ loại bỏ những chất cần cho cây phát triển. Những người có trồng cây thủy sinh nhiều thường hạn chế lượng than hoạt tính họ sử dụng.
  • Đừng sử dụng than hoạt tính làm từ xơ dừa. Loại than này bắt đầu phổ biến ở thập kỉ 80 và 90 nhưng nó trở thành một sự lựa chọn tồi cho bể cá khi nó là loại than siêu vi lỗ xốp.

6. Kết luận

Đây là quyết định cá nhân của bạn trong việc có dùng than hoạt tính hay không. Những người khuyến khích sử dụng nó cũng nhiều như những người nói rằng nó không cần thiết vậy. Hãy tùy vào bể của bạn mà có quyết định riêng. Nếu bạn chọn việc sử dụng nó, hãy làm theo các điểm ở trên để thực hiện tốt nhất set-up của bạn.

 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 17: Chứng lồi mắt ở cá vàng

Mắt lồi, hay đôi khi được gọi dưới cái tên “exophthalmia” không hẳn là một loại bệnh mà là kết quả do một căn nguyên khác hay do nhiễm khuẩn gây ra. Nó làm cho một hoặc cả hai mắt của cá vàng lồi ra từ hốc mắt, làm cho mắt có thể từ lồi ra rất nhẹ hay đến mức có thể nhận thấy rõ ràng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Mắt cũng có thể bị mờ đi nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Nếu bạn nhận thấy cá có dấu hiệu bị lồi mắt, bạn cần điều trị thật nhanh trước khi nó có thể làm cá bị mù.

Bạn cũng đừng quên rằng một số dòng cá vàng fancy như Moor hay Telescope luôn có đôi mắt như vậy và đó không phải là dấu hiệu của bệnh.



I. Lồi mắt là gì?

Việc mắt bị sưng và lồi ra ngoài gây ra bởi sự tích tụ quá mức dịch lỏng ở phần mắt và nó rò rỉ ra khu vực phía sau của nhãn cầu, từ đó đẩy nhãn cầu ra ngoài.



Nếu có thêm hiện tượng mắt cá bị mờ đi, điều đó chứng tỏ có thêm sẹo và tổn thương ở vùng giác mạc, nó sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của cá. Bệnh cũng có thể là do vi khuẩn lây nhiễm cơ hội gây ra.



II. Triệu chứng của lồi mắt ở cá vàng

Cần cảnh giác trước những dấu hiệu và triệu chứng sau của bệnh lồi mắt:
  • Sự lồi ra của một hoặc cả hai mắt
  • Sự mờ đi hay nhìn như bạc màu ở vùng giác mạc
  • Mắt bị xung huyết nếu bệnh gây ra bởi tổn thương ngoài
  • Trong những trường hợp bệnh nặng, mắt của cá có thể bị vỡ.

III. Điều gì gây ra chứng lồi mắt?
  1. Có rất nhiều lý do vì sao cá của bạn có thể mắc chứng lồi mắt và một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do sống trong điều kiện nước kém lâu ngày, đây là hiểm họa tiềm tàng cho sức khỏe của cá mà không gây ra tổn thương nghiêm trọng ngay lập tức. Nếu chỉ một bên mắt bị ảnh hưởng, chất lượng nước thường không phải là căn nguyên. Nhưng nếu có từ 2 con cá trở lên có dấu hiệu lồi mắt thì chính chất lượng nước là thủ phạm.
  2. Mắt lồi cũng có thể gây ra bởi chấn thương cơ học như là sự mắt bị tổn thương bởi lũa trong bể hay là kết quả sau cuộc chiến với một con cá khác.
  3. Nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng cũng là một nguyên nhân phổ biến khác gây ra chứng mắt lồi, nó thường ảnh hưởng cả hai mắt hoặc bị ở một bên trước rồi sau đó lây sang con mắt còn lại.

IV. Làm thế nào để trị bệnh lồi mắt?

Phải làm gì để trị cho cá vàng của bạn khỏi chứng lồi mắt phụ thuộc vào việc tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và đối phó với nó.
  • Trong trường hợp cá bị nhiễm khuẩn, cá nên được chuyển ra bể bệnh viện để cách ly và trị bằng thuốc kháng sinh nếu cần thiết.
  • Nếu nguồn nước xấu là nguyên nhân chính, thay nước để nó đạt các thông số tốt trở lại là yếu tố then chốt, nhớ thay nước thường xuyên.
  • Còn nếu bệnh gây ra bởi chấn thương cơ học cho mắt, hãy cho mắt có thời gian để hồi phục, bạn cũng có thể thêm muối hột vào bể lúc này để giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Một khi mắt đã bị mù do lồi mắt vì bất cứ nguyên nhân gì, cá sẽ bị mù cả đời.

 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 18: Cách trị cho cá bị nhiễm kim loại, hóa chất

Khi cá có các triệu chứng: phình to hay phù nề; lờ đờ thiếu sức sống; bỏ ăn; v.v… thì có thể cá đã phơi nhiễm với một lượng lớn: kim loại, khoáng chất trong nước, hóa chất dùng trong nhà hay ngoài vườn, các loại muối, dùng quá liều thuốc khử clo, nhiệt độ quá cao, thức ăn có chứa purine, thức ăn quá giàu protein, nhựa tổng hợp, tannin, v.v… Tất cả chúng đều có thể làm suy giảm chức năng của các cơ quan.



Thực hiện chữa trị theo các bước sau:
  1. Làm lạnh nước bể trong tủ lạnh; từ từ đổ vào bể ở phần thành, hứng nước và lặp lại việc đó. Giảm nhiệt độ cũa nước xuống 64oF (18oC) cho đến khi bạn đã chuẩn bị xong các thứ để điều trị
  2. Dùng kết hợp trà thảo dược: cỏ ké sữa và bồ công anh Trung Quốc (TQ). [1]
  3. Điều trị tiếp tục bằng: tỏi và dd nước diệp lục [2]
  4. Thay nước 20-30% mỗi ngày.
  5. Không sử dụng thức ăn nổi, chìm và các loại giàu protein khác cho đến khi cá đã hoàn toàn bình phục, sau đó cho ăn lại từ từ. Chỉ cho cá ăn tảo, tảo viên hay cải bó xôi xắt nhỏ hay lá rau diếp xanh.
  6. Cá của bạn sẽ được lợi rất nhiều từ thức ăn dạng gel theo công thức riêng.[3]


Bởi vì cá vàng không có thân nhiệt cố định và nước lạnh sẽ đưa chúng vào trạng thái ngủ đông. Chúng sử dụng ít oxi hơn và các chất độc cũng giảm tác dụng trong môi trường nước lạnh, từ đó ta có thêm thời gian chuẩn bị cho việc điều trị.

  • Bị đầu độc bởi bất cứ nguyên nhân gì cũng sẽ tác động lớn đến các cơ quan. Tránh dùng natri hay thuốc vào trong thức ăn hay nước.
  • Không sử dụng các loại muối thường cho cá bị bệnh.
  • Không cho cá ăn đậu Hà Lan trong thời gian hồi phục.
Đậu Hà Lan có chứa chất hoạt động tự nhiên gọi là purine. Purine thường được tìm thấy trong các loại cây, động vật và con người. Với một số ít cá thể nhạy cảm với những vấn đề có liên quan đến purine, việc nhận vào cơ thể lượng purine thừa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì purine có thể bị bẻ gãy liên kết để hình thành axit uric, sự tích lũy purine trong cơ thể có thể dẫn đến tích lũy axit uric. Điều này có thể dẫn đến nhiều bệnh khác liên quan đến tích tụ axit uric như “gút” hay sỏi thận. Cũng vì lý do này mà bệnh nhân có vấn đề với thận hay bị gút có thể sẽ muốn tránh ăn thức ăn chứa purine như đậu Hà Lan.



Nguồn:
Mã:
http://goldfish-emergency.com/viewpage.php?page_id=191
 

Badboys85

Moderator
Thành viên BQT
Chủ đề 19: Bồ công anh Trung Quốc và Cây ké (kế) sữa

I. Bồ công anh Trung Quốc



Là một loại thuốc bổ tuyệt vời cho cả cá vàng lẫn con người, nó tăng cường chức năng gan và thận, tăng khả năng tiêu hóa, kích thích sự bài tiết của thận, rất giàu vitamin K và A, chứa nhiều kali. Được dùng để trị cho cá vàng đang mắc các bệnh về suy giảm chức năng các cơ quan nội tạng, cá bị phù nề hay phình to, bị đầu độc, đánh thuốc quá liều hay cho quá nhiều muối.

1. Làm thế nào để sử dụng cây bồ công anh TQ
  • Nếu bạn có loại cây này mọc trong vườn và đảm bảo chúng không bị phun xịt thuốc lên, hãy đào 2-3 cây vừa và lớn, cả lá, rễ và hoa, rửa kỹ và cắt khúc lớn.
  • Đun trong 1.14L nước (1 quart) trong 15 phút, lọc lấy nước,để nguội và trộn với nước sạch khi thay nước với liều dùng 1 cốc trà cho mỗi 10 gallons (45,46L) nước bể.
  • Rễ của cây mới dễ đào và cắt hơn.
  • Nếu bồ công anh TQ chưa đến mùa, bạn có thể tìm gói trà thảo dược (bồ công anh sấy khô hay túi lọc) ở các tiệm thực phẩm chức năng địa phương.
Không dùng loại được pha trong cồn.

2. Làm trà từ cây tươi
  • Nhiều người trong chúng ta rất may mắn khi sống trong khu vực mà các loại thảo dược mọc hoang dã. Những cây này sẽ tạo được dung dịch mạnh hơn nhiều so với loại trà khô mua ở tiệm.
  • Làm sạch bụi ở rễ, loại bỏ những lá héo hay cỏ, rửa kỹ và cắt thành khúc lớn. Bạn có thể đun nhẹ chúng hoặc dùng máy xay sinh tố để lấy nước ép tươi. Nếu bạn dùng máy xay, hãy cho nước ngập qua lá và xay cho đến khi lá nát nhuyễn, lọc lấy nước ép để sử dụng.
  • Phần thừa có thể sấy khô hay đông lạnh để dùng sau này. Bạn có thể sấy phần bã trong lò ở mức thấp nhất và sau này nếu muốn sử dụng, chỉ cần bỏ nước vào để đun.
  • Thực hiện theo các hướng dẫn ở trên, thỉnh thoảng dùng 1 lần như thuốc bổ để tăng cường sức khỏe chung cho cá.
  • Đối với cá bị phù nề nặng hay có các triệu chứng suy giảm cơ quan nội tạng, dùng thuốc kết hợp với thay nước trong 5 ngày.

Lưu ý: đổ bỏ phần dung dịch không dùng tới để trong tủ lạnh sau 5 ngày.

II. Cây ké sữa



Giải độc cho máu, duy trì chức năng gan khỏe mạnh, tăng cường tiêu hóa, tăng cường khả năng vận hành của hệ thống tái sản xuất trứng ở con cái.

1. Liều thuốc bổ trà thảo mộc (dùng định kỳ)
  • Đổ ngập 3 túi trà thảo dược nhỏ chứa trong 1 cốc nước, để trong tủ lạnh cho đến khi khi nước hạ đến nhiệt độ phòng. Giữ 24 tiếng trước khi sử dụng
  • Cũng có thể cho 6 gói trà túi lọc trong cốc nước, đổ nước sôi vào sau đó ngâm vào nước cho đến khi hạ xuống nhiệt độ phòng, pha trước với lượng nước sạch dùng để thay nước cho bể (khoảng 20%), dùng cho bể chứa 10 gallons (45.46L) nước.
  • Loại bỏ thuốc bằng việc thay nước định kỳ.

2. Liều tắm trà thảo mộc
  • Chuẩn bị liều tắm sử dụng nước bể chính trong bể chứa có kích thước phù hợp và hoàn toàn không chứa chất gây ô nhiễm.
  • Cho nước sôi vào cốc chứa 6 gói trà túi lọc nhỏ, ngâm vào nước cho đến khi nó hạ đến nhiệt độ phòng.
  • Cho thuốc vào 1 gallon (4.6L) nước bể chính.
  • Tắm cá trong vòng 15 phút, dùng mỗi ngày 1 lần. Trả cá lại vào bể nếu thấy cá có dấu hiệu lờ đờ, bất ổn.
  • Dùng nước sạch và túi trà cho mỗi lần điều trị. Đổ phần nước còn lại vào bể cá hay hồ như liều thuốc bổ.
  • Dùng ¼ lượng thuốc so với liều thuốc bổ bởi nồng độ tăng thêm.
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top