Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn

thienduongcacanh

Administrator
Thành viên BQT
Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn
Cây hồng môn tiếng Anh là Anthurium Taiflower có thể trồng trong chậu cảnh như cây cảnh cũng có thể trồng để lấy hoa. Hoa hồng môn có màu sắc khá phong phú: cam, hồng, đỏ, trắng, xanh nhạt…Sau đây là Kỹ thuật trồng và chăm sóc chậu cảnh hồng môn để có những chậu hồng môn đẹp như ý.

- Điều kiện trồng cây hồng môn : Hồng môn là cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, ưa mát, chịu được bóng râm và độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp từ 70 - 80%, nhiệt độ từ 18 - 20oC. Nếu để chậu bị khô cây sẽ cho màu lá nhạt, ngược lại nếu tưới dư nước cây dễ bị thối do nhiễm bệnh. Nhiệt độ thấp (dưới 15oC) cây sinh trưởng kém, nếu để nhiệt độ cao (trên 30oC) cây bị vàng lá, cháy lá, thậm chí chết cây.



- Cách nhân giống cây hồng môn : Có thể trồng cây từ gieo hạt, tách chiết cây con từ cây mẹ hoặc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ lá. Với các cây con tách từ cây mẹ phải sau trồng từ 4 tháng trở lên và phải có ít nhất 3 - 4 lá. Dùng dao sắc tách cây con sát gốc, lấy rễ bèo tây bó lại ươm thêm một thời gian cho ra rễ rồi mới trồng vào chậu.

- Giá thể trồng cây hồng môn : Thành phần giá thể có thể thay đổi tùy theo điều kiện từng nơi bao gồm đất phù sa tơi xốp, phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, trấu hun, xơ dừa… thành phần giá thể cho hoa hồng môn trồng chậu là 1/2 xơ dừa + 1/4 trấu hun + 1/4 phân chuồng hoai mục là phù hợp nhất.

- Thời vụ và cách trồng cây hồng môn : Thời vụ trồng tốt nhất là trong tháng 3 dương lịch. Cách trồng: Đặt cây vào giữa chậu, lấp kín giá thể đến ngang phần cổ rễ và nén chặt cho rễ tiếp xúc tốt, xếp chậu vào chỗ râm mát hoặc trong nhà lưới có mái che để cây khỏi bị héo.

- Tưới nước cho cây hồng môn : Trong thời gian đầu nên tưới vừa đủ ẩm 1 - 2 ngày/lần, khi cây lớn và nhất là thời kỳ ra hoa có thể tưới 1 - 2 lần/ngày tùy theo điều kiện thời tiết nhưng không để chậu cây bị úng nước dễ sinh bệnh, chết cây.



- Cách bón phân cho cây hồng môn : Sau khi để nơi râm mát 10 - 15 ngày cần chuyển chậu sang khu vực dưỡng cây, có nhiều ánh sáng hơn. Bón phân tổng hợp NPK 16-16-8 cho cây khi thấy có biểu hiện vàng lá, kém phát triển. Ngoài ra bà con có thể phun thêm các chế phẩm như phân đầu trâu (tỷ lệ: 20-20-15 +TE), Atonik, B1… và che bớt ánh sáng (tỷ lệ sáng thích hợp là 70%) giúp cây sinh trưởng tốt, cho nhiều hoa, hoa to, màu sắc rực rỡ hơn.

- Phòng trừ sâu bệnh cho cây hồng môn : Thường xuyên kiểm tra và có các biện pháp phun phòng trừ các đối tượng dịch hại như nhện đỏ, sâu ăn lá, tuyến trùng, bệnh thối củ, thối gốc, thối thân… Cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm và ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật chăm sóc cây cảnh ( Cây cảnh - Thiên Đường Cá Cảnh )
 

thienduongcacanh

Administrator
Thành viên BQT
E nghe nói hồng môn là loại cây cảnh này có độc ạ?
Hồng Môn: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top