+Tên khoa học: Alopias Pelagicus (Nakamura,1935)
+Họ: Alopiidae
+Bộ: Lamniformes
Đặc điểm nhận dạng:
Thân cỡ lớn, dạng hình thoi, đuôi rất dài, chiều dài đuôi bằng khoảng 1,5 lần phần thân trước hậu môn. Chiều dài toàn thân lớn nhất 461cm, thường gặp 190 - 280cm. Vây lưng thứ hai rất bé. Răng nhỏ dẹt, phân thành 3 chạc, chạc giữa lớn nhất hình tam giác cạnh bên có 1 - 2 răng cưa nhỏ. Toàn thân màu nâu đen, bụng màu trắng nhạt, viền các vây màu đen nâu.
Sinh học - Sinh thái:
Cá đẻ thai sinh, mỗi lần đẻ hai con. Thức ăn chủ yếu là cá nhỏ. Cá nhám đuôi dài là loại cá nổi đại dương, bơi lội nhanh và hoạt bát, sống phổ biến ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thường vào vùng gần bờ trong mùa sinh sản hoặc kiếm ăn.
Phân bố:
Trong nước: Vùng biển cửa vịnh Bắc Bộ, Bình Thuận
Thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Haoai, Niu Calêdôni, Tahiti, Ôxtrâylia, biển ả - Rập, Hồng Hải, Nam Phi, Tây Trung Mỹ.
Giá trị:
Cá có giá trị thực phẩm và công nghiệp. Thịt đóng hộp, gan lấy dầu để sản xuất dầu gan cá, vây lấy cước (tia mềm) xuất khẩu. Là đối tượng săn bắt của nghề câu và lưới vây.
Tình trạng:
Loài cá nổi đại dương, trước đây thường gặp trong vùng biển Việt Nam vào mùa hè, với số lượng không nhiều. Dự đoán quần thể trong toàn vùng biển ít hơn 250 cá thể trưởng thành. Chúng là đối tượng luôn bị săn bắt nên có nguy cơ giảm dần về số lượng. Hiện nay rất ít gặp.
+Họ: Alopiidae
+Bộ: Lamniformes
Đặc điểm nhận dạng:
Thân cỡ lớn, dạng hình thoi, đuôi rất dài, chiều dài đuôi bằng khoảng 1,5 lần phần thân trước hậu môn. Chiều dài toàn thân lớn nhất 461cm, thường gặp 190 - 280cm. Vây lưng thứ hai rất bé. Răng nhỏ dẹt, phân thành 3 chạc, chạc giữa lớn nhất hình tam giác cạnh bên có 1 - 2 răng cưa nhỏ. Toàn thân màu nâu đen, bụng màu trắng nhạt, viền các vây màu đen nâu.
Sinh học - Sinh thái:
Cá đẻ thai sinh, mỗi lần đẻ hai con. Thức ăn chủ yếu là cá nhỏ. Cá nhám đuôi dài là loại cá nổi đại dương, bơi lội nhanh và hoạt bát, sống phổ biến ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thường vào vùng gần bờ trong mùa sinh sản hoặc kiếm ăn.
Phân bố:
Trong nước: Vùng biển cửa vịnh Bắc Bộ, Bình Thuận
Thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Haoai, Niu Calêdôni, Tahiti, Ôxtrâylia, biển ả - Rập, Hồng Hải, Nam Phi, Tây Trung Mỹ.
Giá trị:
Cá có giá trị thực phẩm và công nghiệp. Thịt đóng hộp, gan lấy dầu để sản xuất dầu gan cá, vây lấy cước (tia mềm) xuất khẩu. Là đối tượng săn bắt của nghề câu và lưới vây.
Tình trạng:
Loài cá nổi đại dương, trước đây thường gặp trong vùng biển Việt Nam vào mùa hè, với số lượng không nhiều. Dự đoán quần thể trong toàn vùng biển ít hơn 250 cá thể trưởng thành. Chúng là đối tượng luôn bị săn bắt nên có nguy cơ giảm dần về số lượng. Hiện nay rất ít gặp.