Về hành vi đánh hơi và ăn uống của tép cảnh

Ngân Hàng Tép Cảnh

Thành Viên Mới
Ở các bể lớn dài nhiều mét, nếu ta tắt bộ sục khí thì tép ở xa khu vực đồ ăn sẽ không biết được là đồ ăn đã được thêm vào. Trong các bể nhỏ với chiều rộng và dài khiêm tốn thì khi đồ ăn được thêm vào là tép sẽ phát hiện. Tép sử dụng hai bộ phận nhận biết, một là bộ phận cảm biến qua 4 cần antenne ngắn trên đầu (2 cần antenne dài là để phục vụ các mục đích giao tiếp, chống tiếp cận…) và bộ phận nhận biết thứ hai là bộ phận áo giáp (vỏ) trên cơ thể. Tương tự như lưỡi chúng ta, khi nước có chứa các dung dịch đồ ăn chảy và chạm đến 4 antenne ngắn này, các chú tép biết là đã có đồ ăn. Các chú tép còn định hướng được hướng nào là hướng đang có đồ ăn khi dung dịch nước có chứa đồ ăn tiếp xúc với hướng nào đầu tiên của các cần antenne thì con tép xoay người theo hướng đó mà bơi tới. Khi cần antenne bị nhiễu loạn thông tin vì nguồn nước bị xáo trộn mạnh mẽ thì tép sử dụng mắt và bộ áo giáp trên cơ thể để nhận biết khu nào là khu vực có sự đậm đặc của đồ ăn để di chuyển đến. Trong khi di chuyển đến khu vực có đồ ăn thì các cần antenne của tép cũng phát tín hiệu vui mừng và với tín hiệu đó thì các chú tép gần kế bên sẽ phát hiện ra và hòa đồng thành một cuộc bơi lượn khắp khu vực có đồ ăn. Tép chỉ có thể giao tiếp bằng tín hiệu sóng tần ngắn qua các cần antenne để thông báo cho nhau trong phạm vi khoảng 25 đến 30 cm. Vượt qua khỏi phạm vi này hầu như các chú tép khác sẽ không nhận được tín hiệu gì của nhau. Trong hồ lớn, khi không va chạm được với nguồn nước có chất dinh dưỡng, các chú tép ở cách đồ ăn khoảng 60 cm ngược với hướng nước di chuyển hầu như không nhận biết được là đã có đồ ăn được đưa vào bể. Phía hướng nước di chuyển thì cách đến 2 mét thì hàng nghìn chú tép đang nháo nhào tiến dần về hướng có đồ ăn.
Khi ăn thì tép thường chọn các vị trí mà các bạn tép khác đang tụ tập cùng ăn để đề phòng các kẻ săn mồi khác và phần trăm chú tép bị chọn trở thành con mồi cũng ít hơn. Tép không xâu xé mà thường là cùng nhau chia sẻ đồ ăn với nhau, tép ăn vội vàng để ăn được nhiều hoặc ôm miếng đồ ăn vừa sức nào đó di chuyển sang một vị trí ít hoặc không bị tranh ăn. Chỉ khi quá đói và số lượng đồ ăn quá ít thì chúng mới tỏ ra khó chịu và có đôi chút tranh chấp nhất định.

Tép cảnh ăn các đồ ăn là đồ ăn viên, thức ăn công nghiệp, các loài giáp xác luộc chín và xay nhuyễn, quả, củ và lá cây đã được luộc chín và để nguội lạnh vài ngày. Lá bao gồm lá cây dâu tằm, lá cây xoan, lá cây mùng tơi, lá rau đay..., củ bao gồm củ khoai tây, củ khoai lang, củ xu hào, củ cà rốt, quả bao gồm quả bầu, quả bí, quả su su. Riêng lá cây bàng khô cực kỳ hữu dụng, kể cả lá non và lá già ta cần phơi khô để dùng dần bằng cách luộc chín và thỉnh thoảng lót vài lá xuống đáy bể để chống vi khuẩn cho tép. Lưu ý không được để cho bể tép có màu nâu quá thẫm vì lá bàng khô tiết ra dễ làm cho cả bể tép tiêu vong vì ngộ độc quá liều. Để bổ sung các protein hữu dụng đầy đủ cho tép ta cần cho tép mỗi 2 tuần một lần được ăn tôm luộc xay nhuyễn hoặc thịt bò mua phần thịt lạc, luộc chín thái nhỏ, cho tủ lạnh dùng dần. Mỗi khi dùng trước hết ta ngâm hai ngày rồi bóp vụn cho vào bể tép theo mức độ vừa phải. Không được cho nhiều quá dễ gây hỏng nước. Riêng các con tép nhỏ xíu vừa bung ra khỏi bụng mẹ là nguồn thức ăn vô cùng hữu dụng cho tôm nước ngọt và tôm nước mặn các loại bởi chúng có đầy đủ mọi hợp chất vô cùng hữu ích, hữu ích hơn hẳn các con tép đã trưởng thành, đây là hợp chất rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng những ngày đầu tiên của các loài tôm.
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top