Nuôi cá lóc làm cảnh

Cá Cửu Sừng

Thành Viên Chính Thức
Cái này là dành cho ae thích cá săn mồi nha:
Ngày nay, quan niệm như thế nào là loài cá cảnh không chỉ bó hẹp ở các yếu tố màu sắc và hình dáng mà còn ở yếu tố “lạ và độc đáo”. Do vậy mà trong giới chơi cá người ta thường sưu tầm các loài cá săn mồi (predator) bởi vì “thần thái” dữ tợn của chúng; mặt khác những con cá có hình dáng lạ mắt “trông chẳng giống ai” (odd ball) cũng là đối tượng mà một số người nuôi cá sưu tầm. Chúng ta có thể liệt kê rất nhiều loài có các đặc điểm như vậy đang lưu hành trên thị trường cá cảnh bao gồm cá đuối nước ngọt, cá piranha, cá thát lát, cá khủng long, cá sấu mỏ vịt... và tất nhiên cả cá lóc nữa. Cá lóc là một lựa chọn hoàn hảo cho những người yêu thích các loài cá săn mồi với dáng vẻ uyển chuyển, uy nghi, và đặc biệt các vây luôn trương thẳng. Đối với chúng ta, cá lóc trông quá quen thuộc nhưng mà chúng lại là đối tượng sưu tầm của một bộ phận những người chơi cá cảnh trên thế giới. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến thú chơi còn khá mới mẻ này!
Những loài cá lóc ở Việt Nam
Có bao nhiêu loài cá lóc ở Việt Nam và tên địa phương của chúng gọi là gì? Đây là một chủ đề khá thú vị mà chúng tôi mong muốn được làm sáng tỏ dưới đây:

Theo sách Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía bắc (1978) của giáo sư Mai Đình Yên:
- Cá xộp (Channa striata) phân bố rộng trong cá thuỷ vực miền núi, đồng bằng và nước lợ có nồng độ muối thấp. Kích thước tối đa 90 cm.
- Cá chuối suối (Channa gachua) sống ở miền núi các tỉnh phái Bắc Việt Nam. Loài này có vây bụng nhỏ. Kích thước tối đa 20 cm.
- Cá chuối (Channa maculata) phân bố tương tự cá xộp. Kích thước tối đa 20 cm.
- Cá chèo đồi (Channa asiatica) phân bố ở các tỉnh phía Bắc. Loài này không có vây bụng. Kích thước tối đa 20 cm.
Ngoài ra, có tài liệu trên mạng mô tả loài cá lóc Trung Quốc Channa argus là loài cá lóc... phổ biến ở nước ta. Đây không phải là loài cá bản địa và nếu có thì chúng chỉ hiện diện ở miền Bắc vì chúng thích nghi với những vùng khí hậu lạnh.

Theo sách Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long (1993) của các tác giả Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương:
- Cá lóc đen (Channa striata)
- Cá chành dục (Channa gachua)
- Cá lóc bông (Channa micropeltes). Kích thước tối đa 150 cm.
- Cá dầy (Channa lucius). Kích thước tối đa 40 cm.
Tài liệu giảng dạy của khoa thuỷ sản trường Đại học Cần Thơ còn ghi nhận thêm loài cá lóc môi trề (Channa sp.) rất phổ biến ở các vùng lũ như An Giang và Đồng Tháp. Ở miền Nam, cá lóc đen, cá lóc môi trề và cá lóc bông được nuôi lấy thịt cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; phương thức nuôi chủ yếu là nuôi trong ao hay trong các lồng, bè thả trên sông. Gần đây, nhiều trang báo điện tử đưa tin nông dân ở miền Trung và miền Bắc bắt đầu nuôi cá lóc bông và cá lóc môi trề; không rõ những loài này có thích hợp với địa bàn mới hay không nhưng đây cũng là tin rất đáng mừng vì những loài cá rất dễ nuôi và chóng lớn này có thể giúp nông dân cải thiện kinh tế gia đình.
Chúng tôi không tìm thấy tài liệu nói về các loài cá lóc ở khu vực miền Trung. Chỉ biết vùng này thường gọi con cá lóc là cá tràu. Nghe nói có hai loại cá tràu là cá tràu chó (tràu cẩng) nhỏ con như cán rựa và cá tràu chuối lớn cả ký; không rõ tên khoa học của chúng là gì. Điều cho phép suy đoán rằng số lượng các loài cá lóc ở khu vực này tối thiểu là hai loài. Ngoài ra, chúng tôi còn có ảnh các loài Channa gachuaChanna striata do nhà sinh học Bùi Hữu Mạnh chụp ở vùng rừng Thừa Thiên-Huế vài năm trước đây.
Tóm lại, danh sách các loài cá lóc ở Việt Nam bao gồm:
- Cá lóc đen hay còn gọi là cá xộp (Channa striata) và cá chành dục hay còn gọi là cá chuối suối (Channa gachua) có phân bố rộng, trong khắp các vực nước ở mọi miền.
- Cá chuối hay cá quả (Channa maculata) và cá chèo đồi (Channa asiatica) phân bố ở miền Bắc.
- Cá lóc bông (Channa micropeltes), cá dầy (Channa lucius) và cá lóc môi trề (Channa sp.) phân bố ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Số lượng các loài trong danh sách này có thể sẽ gia tăng một khi những nghiên cứu và thống kê mới của các nhà khoa học được tiến hành trong tương lai.

Trở lại vấn đề nuôi cá lóc làm cảnh, cá lóc bông là một trong bảy loài cá lóc được ưa chuộng trên thị trường cá cảnh Mỹ theo một khảo sát của các nhà khoa học vào năm 2002. Một trong những lý do mà cá lóc bông được ưa chuộng là vì cá lóc bông non tức cá ròng ròng có màu đỏ rất đẹp (tuy nhiên, nhiều người ngỡ ngàng khi chúng càng lớn thì màu đỏ càng mất dần; cuối cùng một con quái vật vằn vện dài cả mét xuất hiện và xơi tất cả các con cá khác trong hồ!). Hiện tại, ngoài cá lóc bông (Channa micropeltes), các loài cá lóc đen (Channa striata), cá chành dục (Channa gachua) và cá chuối (Channa maculata) đều xuất hiện trên thị trường cá cảnh thế giới. Chúng được nhập từ nhiều quốc gia trong vùng (trong đó có thể có cả Việt Nam) bởi vì chúng là những loài phân bố rộng. Hy vọng là các nhà xuất khẩu cá cảnh nội địa sẽ để mắt đến thị trường còn khá mới mẻ này.
( còn tiếp)(nguồn sưu tầm)
 

Cá Cửu Sừng

Thành Viên Chính Thức
Hồ nuôi
Nhiều người nuôi cá cảnh bình thường có thành kiến với cá lóc nhất là cá lóc bông bởi vì những “tai nạn” mà họ gặp phải khi nuôi chúng như đã nói ở trên. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài cá lóc kích thước nhỏ mà chúng ta có thể nuôi trong các hồ có kích thước vừa phải; thậm chí chúng ta vẫn có thể nuôi các loài cá lóc kích thước vừa và lớn nếu chúng ta nắm vững một số kiến thức về chúng.

Điều trước tiên mà chúng ta cần ghi nhớ là không nên nuôi cá lóc chung với các loài cá khác. Điểm này cũng tương tự như việc nuôi cá La Hán hay các loài cichlid kích thước lớn nhưng cá lóc không hề xác lập hay bảo vệ vùng lãnh thổ nào cả, nó chỉ đơn giản là loài săn mồi và coi tất cả những con cá khác trong hồ là thức ăn của chúng!

Một hồ nuôi cá lóc tiêu chuẩn nên trồng các loại cây thuỷ sinh cỡ lớn và rậm rạp; bố trí thêm rễ cây và đá và nếu có thể, nên sắp xếp chúng sao cho tạo thành hang hốc. Điều này rất quan trọng vì đấy sẽ là chỗ trú ẩn cho những con cá yếu hơn trong nhóm hay là cá cái nếu chúng ta nuôi một cặp cá lóc. Nhưng với những loài cá lóc kích thước lớn, hồ lại không nên trồng cây thuỷ sinh bởi vì một con cá lóc bông dài cả mét chỉ cần lắc mình vài cái là đủ phá huỷ cả hồ thuỷ sinh trong chốc lát. Hồ nuôi những con cá như vậy chỉ nên bố trí một ít cây thuỷ sinh cỡ lớn và mạnh mẽ như rong lá trầu (Enchinodorus) chẳng hạn cùng với rễ cây và đá cuội; ở những phần còn lại, chúng ta có thể sử dụng rong nhựa để thay thế.

Điều cũng quan trọng không kém là nắp đậy hồ bởi vì cá lóc là chuyên gia đào tẩu. Chỉ cần một kẽ hở nhỏ là đủ để cho chúng lách ra khỏi hồ. Đào thoát khỏi môi trường không thân thiện là hành vi của loài cá lóc. Nếu một con cá lóc bị đồng loại mạnh hơn xua đuổi thì theo bản năng, nó sẽ tìm cách thoát ra khỏi môi trường cố hữu để tìm đến một vùng nước mới. Vì lý do này, dù cá lóc không xuất xứ từ vùng có môi trường thuỷ sinh rậm rạp; chúng cũng nên được nuôi trong hồ thuỷ sinh để tạo cảm giác tự nhiên và an toàn.

Các loài cá lóc được chia làm 3 nhóm tuỳ theo kích thước tối đa của chúng: cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn. Trong mỗi nhóm lại có thể chia nhỏ thành các loài nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Những thông tin này là hết sức quan trọng đối với người nuôi cá ở xứ lạnh bởi vì hầu hết cá lóc trên thị trường cá cảnh đều được đánh bắt trực tiếp từ tự nhiên và nếu như chúng ta điều chỉnh nhiệt độ nước hồ không phù hợp thì sẽ dẫn đến hậu quả rất xấu cho sức khoẻ của cá.

Các loài cá lóc cỡ nhỏ có thể nuôi theo nhóm; kích thước hồ nuôi thích hợp cho chúng là từ 6 tấc đến 1 mét (60-100 cm x 40 cm x 40 cm). Kích thước hồ nuôi thích hợp cho các loài cỡ vừa là từ 1m2 đến 1m5 (120-150 cm x 40 cm x 40 cm) với ngoại lệ là loài Channa pleurophthalma có thể nuôi theo nhóm. Kích thước hồ nuôi thích hợp cho các loài cá lóc cỡ lớn là trên 1m8 (>180 cm x 40 cm x 40 cm).
Thay nước
Cá lóc nổi tiếng là loài có sức chịu đựng dẻo dai bởi chúng có thể sống trong những vùng mà những loài khác không thể; vậy lý do tại sao mà chúng thường xuyên bị chết trong hồ nuôi? Câu trả lời thật đơn giản. Trong khi hầu hết những loài cá khác rất mạnh khoẻ khi được thay nước nhiều thì cá lóc ngược lại không thích hợp với điều này. Cá lóc cũng chịu đựng rất kém với chất chlorine và thành phần kim loại có trong nước máy.

Thành phần hoá học của nước hồ thay đổi quá nhanh có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất làm cá lóc bị chết. Hầu hết các loài cá lóc đều có phản ứng tiêu cực đối với việc thay quá nhiều nước máy. Điều này đặc biệt trầm trọng ở những cá thể cá lóc non. Nếu cần phải thay thật nhiều nước hồ thì nước trước tiên phải để cho hả dù rằng việc này có hơi phiền phức.

Như vậy, việc mỗi lần chỉ thay một ít nước hồ kết hợp sử dụng chất phân giải chlorine và bộ lọc thích hợp là giải pháp thay nước đúng đắn. Bộ lọc có công suất càng lớn càng tốt; mặt khác, việc dùng thêm bộ lọc sinh học sử dụng mút xốp cũng rất tốt nếu miếng mút đủ lớn để chứa thật nhiều các vi khuẩn phân huỷ có ích.

Thức ăn
Nuôi cá lóc rất dễ, hầu như chúng bắt đầu ăn ngay từ ngày đầu tiên sau khi được thả vào hồ nuôi. Đôi khi cũng cần phải kiên nhẫn một chút vì chúng ta mua một cá thể đã trưởng thành và chúng phản ứng với sự thay đổi môi trường bằng cách nhịn ăn. Thông thường, giai đoạn này không dài lắm, tối đa là 3 tuần.

Khi ăn, cá lóc đớp ngay vào con mồi và nhả khí ra đằng khe mang; cử động này tạo ra một khoảng chân không hút con mồi vào trong khoang miệng. Những loài cá lóc cỡ lớn có thể ăn con mồi có kích thước gần bằng cơ thể của chúng. Một khi đã xác định con mồi, cá lóc sẽ tiến gần đến vị trí thích hợp. Sau đó, nó cong người lại như hình chữ S rồi lao mình ra phía trước để đớp mồi. Toàn bộ sự việc chỉ diễn ra trong tích tắc. Thật đáng tiếc là chuỗi cử động này không xảy ra khi chúng ta nuôi cá lóc bằng thức ăn đông lạnh. Trong trường hợp đó, cá lóc chỉ tiến đến đớp và nuốt thức ăn theo một đường thẳng.

Thức ăn lý tưởng cho cá lóc là tép, cá con, giun đất và các loại thức ăn đông lạnh. Cá lóc non nên được cho ăn hàng ngày bằng các loại thức ăn phù hợp với kích thước của chúng. Với con non của những loài cá lóc cỡ nhỏ, nên nuôi chúng bằng artemia, trùn chỉ và bo bo. Còn với con non của những loài cá lóc cỡ vừa và lớn, chúng ta có thể cho chúng ăn thực phẩm đông lạnh và cá châm. Khi cá đã lớn đến độ nào đó, chúng ta chỉ nên cho chúng ăn từ 3 đến 4 lần một tuần để giảm chất thải của cá và tránh làm nước hồ bị ô nhiễm. Độ lớn này được tính bằng 2/3 kích thước tối đa đối với loài cá lóc cỡ nhỏ, 1/2 đối với loài cá lóc cỡ vừa và 1/3 đối với loài cá lóc cỡ lớn.

Sinh sản
Ngoài tự nhiên, hầu hết các loài cá lóc sinh sản vào đầu mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm tuy nhiên cũng có những loài như Channa striata, Channa punctata Channa argus sinh sản nhiều lần trong năm. Môi trường giàu thực vật thủy sinh rất thích hợp để cá lóc sinh sản tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cá lóc sinh sản trong các môi trường có ít hoặc hoàn toàn không có thực vật thủy sinh. Chúng thường dọn sạch một vùng thực vật thủy sinh để làm ổ đẻ. Cặp cá sẽ vờn nhau cho đến khi trứng được đẻ và thụ tinh. Sau đó, trứng được bao phủ bởi lớp chất nhờn nên nhẹ vànổi lên trên mặt nước sẽ được cá bố mẹ bảo vệ. Một số loài cá lóc như Channa gachua, Channa orientalis Channa asiatica là những loài ấp miệng; cá đực sẽ đớp trứng đã được thụ tinh vào miệng để ấp. Chúng thường đẻ trứng ít hơn so với các loài khác, khoảng 200 trứng so với từ 30.000 đến 50.000 trứng.

Trứng có kích thước từ 1 mm đến 2 mm tùy theo loài và nở sau 2 đến 3 ngày. Cá bột khi mới nở có kích thước từ 3 đến 3.5 mm. Trong những ngày đầu chúng tiêu thụ chất dinh dưỡng có sẵn ở ổ bụng. Sau khi chất này tiêu hết, chúng bơi đi kiếm ăn nhưng luôn tụ với nhau thành bầy và được cá bố mẹ đi theo bảo vệ nghiêm ngặt.

Tất cả các loài cá lóc đều có thể lai tạo trong hồ nuôi nếu chúng ta hiểu rõ về cách thức sinh sản của chúng. Người ta yêu thích cá lóc không chỉ vì chúng là loài săn mồi mà còn ở hành vi phức tạp và việc chăm sóc con ở cá lóc làm cho chúng trở thành một trong những loài cá thú vị nhất khi ngắm nhìn trong hồ cảnh.

Một cặp đôi hoà thuận sẽ dễ sinh sản thành công và chúng thường được lựa chọn từ một nhóm. Việc chọn và ghép hai cá thể trưởng thành khác giới tính cũng không tạo ra được một cặp cá hoà thuận. Nhiều nhà lai tạo cá lóc phát hiện ra rằng một cặp cá hình thành từ một nhóm sẽ sinh sản một cách thành công. Thông thường, khoảng 6 cá thể được nhốt chung trong một hồ thuỷ sinh có cấu trúc thích hợp. Đôi khi cá tự bắt cặp và để yên cho những cá thể còn lại cho đến khi chúng sinh sản. Thật không may, trong hầu hết trường hợp, việc chọn được một cặp cá thích hợp trong một nhóm thường dẫn đến cái chết cho những cá thể còn lại. Bắt chúng ra khỏi một hồ thuỷ sinh được thiết kế đặc biệt như vậy là rất khó khăn còn nếu đặt bẫy thì có thể làm cá chết ngạt vì chúng không thể ngoi lên mặt nước để thở một khi đã dính bẫy. Một cách khác là nuôi một nhóm cá lóc từ khi chúng còn non và chờ cho đến khi chúng lớn và tự bắt cặp. Hồ dùng cho mục đích này nên bố trí rễ cây và các loại rong cỡ lớn như Java fern, anubias, Amazon sword, cùng các loại rong nổi như Indian fern cũng như lá mục thả trên nền hồ. Đá phiến là loại đá thích hợp nhất để tạo khung cảnh cho hồ. Điều này có nghĩa rằng toàn bộ hồ có thể được làm trống để bắt các cá thể còn lại ra rồi sau đó có thể được tái bố trí lại một cách dễ dàng. Một hồ trống trải dành để nuôi và bắt cặp cá lóc là hoàn toàn không thích hợp! Một khi cá lóc đã bắt cặp rồi, chúng sẽ duy trì việc sinh sản cho cho đến cuối đời.

Gần đây những nhà lai tạo cá lóc phát hiện ra rằng cá lóc cái tiết ra chất dinh dưỡng để nuôi cá con ngay sau khi chúng tiêu thụ hết chất dinh dưỡng trong ổ bụng. Vì vậy việc tách cá bố mẹ khỏi bầy con sẽ dẫn đến hậu quả là bầy cá con sẽ phát triển chậm hơn bình thường bởi vì chất dinh dưỡng được cá cái tiết ra rất giàu chất đạm và nhờ ăn chúng mà cá con lớn rất nhanh.
*HẾT*
(nguồn sưu tầm)
Em mong là qua bài này của em sẽ có nhiều người theo thú chơi còn khá mới mẻ này.
 

baymaubacti

Thành Viên Mới
cá này chỉ nuôi riêng chứ nuôi chung nó làm thịt hết mấy con kia. Em về quê bắt được 2 con cá lóc con (vẫn còn màu đỏ) về cho vào bể cá bảy mau hôm sau no làm thịt cả 2 con bảy màu lun:(
 

Trần Văn Tuấn

Thành Viên Chủ Chốt
minh tung nuoi mot con roi no giong con nay nay:
no hung du lam, no co rang nhin thay ghe lam, bay gio thi chet cach day 2 nam ui.
Minh mua no o tiem, ngay do vao con tiem san vai con ca thi thay con ca gi giong con
về cá lóc thì mình thấy em này săn mồi & có vẻ đẹp rất riêng
con nay hung du lam day, con nay hung du con hon ca rong nua day
 

nguyễn vinh

Thành Viên Tích Cực
minh tung nuoi mot con roi no giong con nay nay:
no hung du lam, no co rang nhin thay ghe lam, bay gio thi chet cach day 2 nam ui.
Minh mua no o tiem, ngay do vao con tiem san vai con ca thi thay con ca gi giong con

con nay hung du lam day, con nay hung du con hon ca rong nua day
con này săn mồi rất đã. Bỏ vào nhìn săn mồi & cách nó ăn rất hung tợn :D
 

dangngocgiabao

Thành Viên Chính Thức
Thanks bài viết rất hay, nhưng mình bổ sung, cá lóc có thể nuôi chung với những dòng sau đây mà đến nay chưa chết:
1/ Cá trê.
2/ Cá rô.
3/ Cá basa, tra...
4/ Cá tai tượng, phát tài, tai tượng châu phi.
LƯU Ý: muốn nuôi chung thì những loài này phải có kích thước bằng hoặc lớn hơn cá lóc.
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top