Những nguyên nhân khiến cá cảnh chết

Trần Văn Tuấn

Thành Viên Chủ Chốt
Dưới đây tôi xin chia sẻ các nguyên nhân và cách đề phòng

STT
Nguyên nhân
Đề phòng / Xử lý
1​
Ăn uống : Khi cho cá ăn, thấy cá đớp lia lịa tưởng cá đói nên cứ đổ thêm nhiều thức ăn.Thực ra là cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết.
Nuôi cá cảnh chỉ nên cho ăn 1 lần/ ngày. Nên cho lượng thức ăn ít để cá ăn hết trong khoảng 5 phút để không bị thừa, làm ô nhiễm nước.
- GIUN: Nếu cho cá ăn giun cần bỏ vào GIỎ GIUN có nhiều lỗ thưa, giun sẽ thò ra từ các lỗ này, cá bơi lên đớp từng con giun 1, sẽ không bị ăn quá nhiều thức ăn 1 lúc. Giun để trong giỏ hợp vệ sinh, không bị rơi vãi đọng dưới đáy bể, chui vào cát sỏi, để lâu gây hỏng nước.
- THỨC ĂN KHÔ DẠNG VIÊN TRÒN TO: do khi cho vào nước, thức ăn sẽ nở ra, cá ăn vào bụng, thức ăn nở ra nhiều sẽ gây phình bụng, chướng bụng. Nên ngâm thức ăn 3 - 4 phút mới cho cá ăn, để thức ăn nở hết.
2​
Thiếu Oxy: Nhiều bạn, mua bể nhỏ, nhưng lại thả quá nhiều cá, bể không có máy sục (máy sủi khí) hoặc máy lọc nước. Hoặc có các máy trên, nhưng công suất yếu, cá đông quá, không đủ cung cấp oxy
Các bạn chọn 1 trong các phương án sau nhé:
- Chơi bể to hơn
- Giảm bớt lượng cá
- Tăng cường máy sục khí, máy lọc
- Thay nước thường xuyên để tạo thêm oxy mới cho bể
Lưu ý: Bể đã nuôi cá, thì phải có máy lọc hoặc máy sủi để đảm bảo lượng oxy đầy đủ cho cá.
3​
Thừa oxy: Bể nuôi cá nhỏ, trong khi máy sục khí hoặc máy lọc công suất quá lớn, điều này sẽ làm cá mệt, lâu dần gây chết cá. Ngoài ra, nếu sức hút của máy lọc quá mạnh, cá yếu có thể bị hút vào ốn lọc mà không thoát ra được
Phương án xử lý:
- Đổi bể to hơn với loại máy sủi / lọc cũ
- Đổi máy sủi / lọc với công suất nhỏ hơn
- Hoặc mua van sủi (chỉ dành cho máy sủi thôi nhé) để điều tiết lượng khí vào bể
4​
Nước nuôi: Rất nhiều bạn lo lắng là:
- Dùng nước máy có nhiều clo sẽ gây chết cá
- Nước không đạt yêu cầu về PH
- Nước hay bị bẩn
Kinh nghiệm là:
- nếu nước máy có clo, bạn hãy xả nước ra xô, chậu, để ngoài không khí vài tiếng cho bay bớt mùi, sau đó cho nước vào bể nuôi như bình thường.
- ra Cacanhsonyen mua 1 lọ thuốc khử Clo, về đổ thuốc vào bể (liều lượng nhớ đọc kỹ trên bao bì nhé) rồi thả cá.
- Với vấn đề về PH, thì Cacanhsonyen có bán THUỐC THỬ PH bạn hãy đo xem nước của bể có trong giới hạn khuyến nghị là 6,5 – 7,5 không, nếu cao quá hay thấp quá, chúng ta sẽ mua thuốc TĂNG / GIẢM PH để điều chỉnh.
- Nước hay bẩn là do thức ăn dư thừa hoặc phân cá, rác cỏ cây thủy sinh, tảo làm nước . Bạn nên vệ sinh bể thường xuyên, hút cặn bẩn sau mỗi lần cho ăn bị thừa quá nhiều bằng BƠM TAY HÚT NƯỚC
Lưu ý: khi thay nước, không thay quá ¾ bể, hãy để lại chút nước cũ, để duy trì môi trường cho cá.
5​
Bể mới, còn nhiều mùi keo hoặc các hóa chất khi đúc bể vẫn còn lưu
Hãy ngâm bể ít nhất 1 vài tiếng – 1 vài ngày để loại bỏ vấn đề trên
6​
Nhiệt độ: ở miền Bắc có phân biệt 2 mùa rõ rệt, nên trời lạnh nước lạnh, cá lại thuộc nhóm nhiệt đới, không chịu được lạnh, sẽ bị chết
Máy sưởi hay máy sấy là vật dụng ko thể thiếu trong mùa đông, tốt nhất là bạn nên có sẵn 1 chiếc để dùng lúc cần. Máy sưởi có loại Thủy tinh hoạc Inox; Công suất từ 50 -100 – 200 – 300 – 500w đảm bảo phù hợp mọi loại bể.
7​
Ánh sáng: con người cũng cần ánh sáng, cá cũng vậy, cá cần ánh sáng để căng vây, xòe vây, bơi lượn tung tăng, nếu trong bể tối 1 thời gian dài, không thoáng khí, cá có thể xuống sắc, phát bệnh
- Nếu bể nhỏ, không có điều kiện trang bị đèn chiếu, thì bạn có thể đặt chỗ sáng sủa, thoáng khí (tránh ánh sáng trực tiếp)
- Nếu bể có trang bị đèn, hãy chú ý là dùng đèn sinh học, có bán tại các hiệu cá cảnh, chọn màu phù hợp với nhu cầu chơi cây thủy sinh, chơi cá.
- Thời lượng thắp sáng khuyến nghị mỗi ngày 8-10 tiếng
8​
Bị bệnh: Bệnh phổ biến ở cá gồm nấm, bị bọ ký sinh trên thân thể, bị lở loét do cá đánh nhau, rách thịt mà không được chữa, ….
Cacanhsonyen có bán tất cả các loại thuốc trị bệnh cho cá. Với mỗi bệnh / mỗi loại cá bạn nên mô tả rõ, để chúng tôi tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp.
Đèn UV diệt khuẩn cũng sẽ phát huy công dụng diệt khuẩn & tảo nâu trong bể.
9​
Cá nuôi cùng không phù hợp:chúng đánh nhau, rách vây, rách người, khiến cá bị ốm chết
Nếu chưa nắm chắc, bạn hãy hỏi tư vấn về những loại cá sống chung được với nhau.
10​
Cá bán rong
THật sự không phải là dìm hàng, hay chê bai cá của những người bán rong. Nhưng dù sao cá được bơi lội tung tăng trong bể có lọc, có sục đầy đủ, vẫn khỏe hơn cá được đóng trong túi oxy treo lúc lỉu trên xe của những người bán rong hàng giờ liền trước khi đến tay người mua.
 

LONG JOHN

Thành Viên Mới
cho mình hỏi hiện tại mình đang nuôi cá bình tích ban đầu cá vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng vài ba hôm lại bơi lừ đừ và chết.xin hỏi lý do tại sao ai biết chỉ giúp mình với
 

thienhagiatao2007

Moderator
Thành viên BQT
không biết bạn có thả cá vào bể đúng cách không?cá thường chết là do môi trường nước thay đổi đột ngột
ý bạn là cá sốc nước chết?
Vậy không phải rồi,
cho mình hỏi hiện tại mình đang nuôi cá bình tích ban đầu cá vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng vài ba hôm lại bơi lừ đừ và chết.xin hỏi lý do tại sao ai biết chỉ giúp mình với
Bạn ấy nói vài ba hôm có nghĩa là cũng đã nuôi được mấy ngày, còn nếu thả cá ko đúng cách chỉ vài tiếng là thăng thôi bạn :D
Có thể hồ của bạn gặp vấn đề về lọc hay oxi, cũng có thể cá đã mang bệnh từ ở tiệm mà bạn ko để ý, ko chữa nên chỉ vài ngày sau là chết
 

thienhagiatao2007

Moderator
Thành viên BQT
Bài viết được đầu tư tốt (nếu là bài tự bạn viết) chỉ có lý do thứ 2 "thừa oxi" thì chưa hợp lý, bạn nên sửa lại lý do là "công suất máy bơm ko phù hợp" hoặc "Thổi luồng và lực hút quá mạnh" thì hợp lý hơn, vì oxi nhiều thì lợi chứ ko có hại, thân!
 

Trần Văn Tuấn

Thành Viên Chủ Chốt
Bệnh Lở Miệng:
Mô tả: dù trông giống như bệnh nấm nhưng bệnh này thực sự gây ra bởi Columnaris, một loại vi khuẩn hình que gram âm. Vi khuẩn này thường trú ngụ ở đầu, môi, miệng và bên trong miệng của cá. Bệnh lở miệng có các biểu hiện bệnh lý như sau:

- Vùng xung quanh miệng của cá xùi lên như cục bông gòn. Bởi vậy, bệnh này thường bị nhầm với bệnh nấm thực sự. Nếu quan sát thật kỹ thì sẽ thấy bệnh nấm có những sợi tơ mọc dài như sợi tóc trong khi bệnh lở miệng trông như cục bông gòn.

- Dù thường xuyên xuất hiện ở miệng, đôi khi bệnh này còn xuất hiện dưới dạng những đốm màu nâu-vàng, trắng, trắng-xám ở trên đầu, vây, mang hay thân. Xung quanh vị trí nhiễm bệnh thường có quầng đỏ. Biểu hiện bệnh lý này ở cá thường xuất hiện dưới dạng “yên ngựa” (saddleback – tức trên lưng có một quầng trắng hình yên ngựa).

Các loài cá thuộc phân bộ Labyrinth (tức Anabantoidei gồm các họ cá rô, họ cá sặc-lia thia-tai tượng và họ cá mùi) và các chi cichlid nhỏ như Apistogrammas thường bị mắc bệnh này. Đây là dạng bệnh cơ hội, khi cá mắc một bệnh khác và suy giảm hệ miễn dịch thì bị bệnh này tấn công. Lưu ý không nên tăng nhiệt độ nước (như vẫn làm với bệnh nấm và bệnh ký sinh) vì sẽ làm vi khuẩn bùng phát mạnh hơn.

Chữa trị: Malachite green (không dùng cho cá con), muối, Melafix hay kháng sinh trong trường hợp bất khả kháng (như Spectrogram, Furanace hay Sulfa).

Phòng bệnh: sau đây là một số nguyên nhân tạo điều kiện cho bệnh lở mồm phát sinh mà chúng ta cần tránh:
- Nhiệt độ nước tăng đột ngột.
- Nuôi quá nhiều cá.
- Nước dơ.
- Nồng độ ô-xy hòa tan thấp.
- Nồng độ nitrite tăng.
- Thức ăn thừa.

Bệnh lở miệng (nguồn http://www.flippersandfins.net).

Bệnh lở miệng (nguồn www.petfish.net).
(Bài Sưu Tầm)
 

Trần Văn Tuấn

Thành Viên Chủ Chốt
Thêm thông tin Phòng bệnh cho cá cảnh:
1. Cá phải được xem thật kỹ trước khi mua về. Không mua cá có màu sẫm quá, quá ốm, quá sệt sệt, có vây bị ăn mòn, bị xây xát trên thân, phân trắng.
2. Cá vừa mới mua về phải được cách ly tối thiểu 6 tuần.
3. Không bao giờ chuyển nước từ hồ cách ly vào trong hồ nuôi.
4. Không sử dụng bất kỳ dụng cụ hay trang thiết bị nào từ hồ cách ly cho những hồ khác mà không được sát trùng.
5. Cho cá ăn những khẩu phần khác nhau, chứa nhiều chất xơ.
6. Dành cho cá môi trường sống tối ưu.
7. Không đưa cây thủy sinh vào hồ nếu cây đó trồng chung với cá.
8. Dành nhiều thời gian thường xuyên quan sát và chăm sóc cá.
9. Chỉ đưa cá về nhà sau khi đã chắc chắn là cá khỏe.
10. Cá có bệnh cần phải để trong hồ cách ly. Hồ cách ly phải được sát trùng thường xuyên.
 

thienhao164

Thành Viên Mới
bạn ơi mình nuôi 1 con cá koi cỡ tầm 20cm mình luôn cho nó ăn vừa phải nhưng tự nhiên hôm nay mình thấy nó bơi ngửa với lại bụng nó bự ra mình nghi là nó là con cái nên bị tức trứng.mình nuôi bằng hồ kính ,bật oxi liên tục ,mình nuôi chung với cá chạch lửa và 5 con cá chép cùng loại. Bạn có cách nào giúp nó không? cảm ơn bạn rất nhiều
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top