Chăm sóc và phòng bệnh cho cá cảnh

HappyGreen

Thành Viên Chính Thức
Chăm sóc và phòng bệnh cho cá cảnh
Bạn nên theo dõi bể cá hàng ngày để phát hiện các dấu hiệu bệnh, stress hay trạng thái không thoải mái của cá. Trước khi bạn sử dụng bất kỳ thuốc nào trên bể cá, cần chắc chắn rằng bạn chẩn đoán đúng bệnh và biết lý do tại sao con cá của bạn bị bệnh…

Bạn nuôi cá như một vật cưng trong nhà và nếu bạn duy trì môi trường sống tốt cho chúng, bạn không cần phải chăm sóc chúng nhiều và bệnh tật rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu bệnh xuất hiện thì chúng cũng có thể vượt qua. Bạn phải quan sát và nhận ra những triệu chứng bệnh rõ ràng để ngăn chặn chúng. Ví dụ, cá được bắt lên bằng tay thì vây khép chặt vào thân, cá bơi mà đầu luôn ở gần mặt nước và lên xuống liên tục, mất màu, rách vây, vẩy bị dính hoặc bị rơi…

Sốc là một trong những nguyên nhân chính gây chết cá. Có nhiều nguyên nhân làm cho cá bị sốc, như sự thay đổi bất thường của môi trường nước, ánh sáng hoặc nuôi ghép các loài cá không thích hợp.

Bệnh cá có thể gây ra do nguyên sinh động vật. Có nhiều nguyên sinh động vật ký sinh và phát triển rất nhanh tác động đến da, mang và vây của cá. Vì vậy mới có đề nghị là thêm muối vào bể cá. Tuy nhiên điều này gây ra nhiều nguy hại hơn là tác dụng có lợi.

Sẽ là một ý tưởng rất tốt khi có một bể cách ly nhỏ cho cá mới để bạn có thể theo dõi cá trong vài tuần trước khi cho cá vào bể chính. Bạn cũng có thể sử dụng bể cách ly cho cá yếu vì bệnh và có thể tránh thêm hóa chất vào bể chính. Luôn luôn áp dụng kỹ thuật cho cá làm quen với bể cá và không rượt đuổi nhau.

Hãy xác định cốt lõi vấn đề trước khi dùng thuốc. Thường do những vấn đề về chất lượng nước cần được xử lý đầu tiên và triệt để. Một số bệnh, triệu chứng và cách xử lý:

- Nhiễm độc do Amonia: cá đỏ tấy mang, thở gấp không khí trên mặt. Xử lý: dùng zeolite để hút amôniắc, hay đơn giản là thay nước để giảm amôniắc.
- Bệnh phù: cá bị sưng phù, vảy sù lên. Đây không phải là bệnh, mà là một triệu chứng nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng. Có thuốc điều trị nhưng nên tăng chất lượng nước bằng cách thay 25% nước mỗi ngày và tăng chất lượng thức ăn cho cá. Nếu cá không tiến triển, hãy sử dụng thuốc riêng có bán ở các cửa hàng.
- Ngộ độc Nitrite: cá hôn mê hay nghỉ ngơi ở dưới mặt nước. Xử lý: Thay đổi nước ngay lập tức và theo dõi mức nitrit và nitrat sát sao cho đến khi vấn đề được giải quyết.
- Đốm trắng: đốm trắng nhỏ lộ ra chủ yếu trên vây và thân cá. Xử lý: tắm nước muối hoặc dùng thuốc đặc trị có bán phổ biến.
- Bệnh thối vây: vây cá bị mục rữa, cá biếng ăn và nằm dưới đáy bể. Xử lý: dùng Tetracilin hoặc thuốc đặc trị có bán phổ biến.

Nguồn tin từ
Tổng hợp
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top