Cách phân biệt chim sâu đầu đỏ trống mái

thienduongcacanh

Administrator
Thành viên BQT
Cách phân biệt chim sâu đầu đỏ trống mái
Chim sâu đầu đỏ được dân chơi chim cảnh ngày càng ưu chuộng bởi dáng vẻ nhỏ nhắn và giọng hót nghe vui tai.

Chim trưởng thành:
Mặt trên của đầu từ trước mắt đến gáy hung nâu tươi. Lưng, vai, hông và phần lộ ra ngoài của bao cánh nâu xám thẫm. Lông cánh sơ cấp và thứ cấp có mép viền hung hồng. Trên đuôi hung vàng xám. Đuôi hung nâu, với phần gốc đen nhạt. Nửa dưới đầu trắng. Phần còn lại của mặt bụng trắng phớt vàng hung và hơi thẫm hơn ở dưới đuôi. Mắt nâu vàng. Mỏ trên nâu sừng, mỏ dưới nâu vàng. Chân nâu nhạt.
Kích thước: Cánh: 46 - 52; đuôi: 34 - 43; giò: 19 - 20; mỏ: 14 - 16mm.
Phân bố:
Loài chích bông nâu này phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Bocnêô và Xumatra.
Việt Nam chỉ mới tìm thấy loài này ở Tây Ninh và Trà Vinh.
Chích bông nâu, Sâu đầu đỏ hay Đầu đỏ đều là tên thường gọi của một loài chim bé bé xinh xinh rất đỗi quen thuộc với mọi người. Những năm gần đây, Đầu đỏ được giới nuôi chim thích nuôi không chỉ vì tiếng “ri rích, ri rích” dễ thương mà còn vì những bước nhảy linh hoạt thật đáng yêu của chúng. Đầu đỏ thuộc họ chim Chích (Sylviidae), có tên khoa học là Orthotomus sepium, tên Anh là Ashy Tailorbird. Loài này phân bố ở Việt nam, Indonesia, Thái lan, Philippine, Singapore.

Chim sâu đầu đỏ mái trưởng thành :
Kích thước tương đương nhưng sắc lông nhạt hơn chim trống rất nhiều. Ở dưới họng sẽ có chỏm lông màu trắng!

Đầu đỏ là loại chim Đông Phương có cách xây tổ độc đáo nhất. Chúng khâu những chiếc lá nhỏ với nhau bằng các sợi bông, tơ nhện, rồi xây một chiếc tổ hình chiếc tách trà ở đó. Đối với những loài cây có lá rộng bản như mít, điều, bàng, ngái...kể cả phần cuối của tàu lá chuối, chúng phải phối hợp cả chân - cánh - mỏ mới có thể kéo 2 mép lá lại với nhau rồi khâu bằng một sợi tơ lấy cắp từ tổ nhện. Có lẽ do quá khéo léo trong việc này mà Đầu đỏ còn có biệt danh là chim “may đồ” hay chim “khâu vá”. Mỗi năm chim đẻ 1 – 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 – 5 trứng, nở từ 2 – 3 con. Trong tự nhiên, số lượng chim Đầu đỏ không nhiều bởi vì chúng thường bị mất trộm trứng và còn mất rất nhiều thời gian để nuôi con của Chim vịt - Một loài chim ký sinh tổ.

Ở nước ta, Đầu Đỏ sống ở khắp mọi nơi miễn là có cây cối bởi vì món ăn khoái khẩu của chúng là sâu và trứng sâu. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi chúng là chim của vườn tược. Chúng quả là có “tài vạch lá tìm sâu”, di chuyển liên tục từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác một cách rất nhẹ nhàng. Ở lồng nuôi, Đầu đỏ cũng dễ dàng chấp nhận ăn bột chế biến. Tuy nhiên, để chim siêng hót cần phải bổ sung thức ăn tươi sống (sâu gạo, trứng kiến) mỗi ngày hoặc cách nhật. Vấn đề chăm sóc và chọn lồng nuôi cũng giống như ở chim Xanh tím.

Cách phân biệt chim sâu đầu đỏ chuyền là trống hay mái:

Chim sâu đầu đỏ chuyền rất khó phân biệt trống mái những người nuôi lâu năm mới có kinh nghiệm lựa chọn.Đầu tiên là qua tiếng kêu.Chim trống hót nhiều giọng, chim mái chỉ ro thôi. Dưới cằm chim trống có màu xám đậm, chim mái chỉ có màu trắng thôi.
Nguồn: Kỹ thuật nuôi chim sâu trên internet ( Diễn đàn chim sâu - Thiên Đường Cá Cảnh )
 

Tiger2

Thành Viên Chính Thức
Mình mới mua cái lồng cho em nó rôi, mà dưới đuôi có chổm lông màu vàng là sao vậy mọi người?
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top