Cá chiên còn được người dân gọi là cá ma vì chúng là loài cá có kích thước lớn và hình thù quái dị, màu sắc loang đốm đen lẫn với màu xanh rêu, Cá chiên là loài cá da trơn thuộc nhóm " Ngũ quý hà thuỷ" mà thiên nhiên đã ban tặng cho sông Đà.
Cá chiên có nguồn gốc từ sông hồng ở Miền Bắc Việt Nam và 1 số tỉnh khác của Việt Nam, Lào, Trung Quốc... Loài cá này cũng chính là loại cá thương phẩm ở khu vực Hà Nội đang được hộ dân nuôi rộng rãi bởi chúng có giá trị kinh tế cao vì trong thiên nhiên chúng bị đánh bắt ngày càng cạn kiệt.
Trong thiên nhiên Cá chiên Bagarius rutilus sống ở các con sông lớn, có thác ghềnh sóng chảy mạnh, và những tảng đá lớn cho chúng trú ẩn. Những chú cá nhỏ thì thường cư trú ở các nhánh sông nhỏ hơn.
Tên tiếng anh: Bagarius rutilus
Kích thước: 0.7m - 1 mét
Cân nặng vài chục kg
Giá bán từ 350.000 lên đến cả triệu/ký
Nhiệt độ: 18 - 23 ° C
pH: 6,0-7,5
Độ cứng: 36-215 ppm
Sinh sản: đẻ trứng ở các khe đá
Cá chiên cần lượng oxi cao, chúng ăn cá nhỏ, động vật lưỡng cư, động vật giáp xác và động vật không xương khác trong tự nhiên.
Loài này không nên ăn thịt động vật có vú hoặc chim như tim bò hoặc thịt gà vì một số chất béo chứa trong đó không thể chuyển hóa đúng cách của cá và có thể gây tích tụ chất béo dư thừa và thậm chí thoái hóa cơ quan.
Mặc dù loài quái vật tinh lanh này đã lẫn nấp trong các khe đá vẫn bị người dân săn bắt dùng vợt điện chích cho đến lừ đừ.
Những nhóm thợ săn cá này thường dùng máy phát điện 3 pha và củ điện để quét cá từ đáy sông. Xung điện, củ điện có tầm hoạt động trong bán kính 10m, với độ sâu hàng chục mét, khiến cá 40-50kg, sống ở đáy sông cũng phải ngoi lên mặt nước mà “thở dốc”.
Củ điện là máy phát điện của các loại xe xúc, máy ủi, máy cày… cho ra dòng điện 3 pha. Điện được dẫn xuống chân lưới, và hai chiếc thuyền chạy song song sẽ quét những địa điểm có nhiều cá.
Mỗi khi dòng điện 3 pha đưa xuống sông, cá chỉ còn mỗi cách là “nhảy” lên thuyền để không bị điện giật. Với cách săn kiểu tận diệt này, từ tôm tép cho đến các loài cá 40-50kg đều chui tọt vào lưới. Những nhóm thợ săn này đã “quét” sạch cá ở dưới hạ lưu và hiện tại đang tìm lên phía đầu nguồn sông Đà để quét nốt số cá còn lại.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, những loài “quái vật” sông Đà sẽ tuyệt diệt trong một tương lai gần, khi đập thủy điện Sơn La hoàn thành. Toàn bộ lòng sông Đà từ Mường La, lên đến Thuận Châu, Quỳnh Nhai, đến tận Điện Biên và thị xã Lai Châu (cũ) sẽ biến thành một hồ nước khổng lồ.
Và trong tương lai không xa, khi thủy điện Nậm Nhùn (Lai Châu), cùng hàng loạt thủy điện nhỏ ở các nhánh sông, suối đổ ra sông Đà hoàn thành, thì con sông Đà hùng vĩ coi như đã biến mất, thay vào đó là những hồ nước tĩnh lặng chứa hàng tỷ mét khối nước. Điều đó cũng có nghĩa, các loài cá quý, đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, được mệnh danh là “quái vật” sông Đà, sẽ vĩnh viễn biến mất.
Video cá chiên ăn mồi
Nguồn: Thienduongcacanh
Xem video cá rồng đẹp nhất thế giới
Cá chiên có nguồn gốc từ sông hồng ở Miền Bắc Việt Nam và 1 số tỉnh khác của Việt Nam, Lào, Trung Quốc... Loài cá này cũng chính là loại cá thương phẩm ở khu vực Hà Nội đang được hộ dân nuôi rộng rãi bởi chúng có giá trị kinh tế cao vì trong thiên nhiên chúng bị đánh bắt ngày càng cạn kiệt.
Trong thiên nhiên Cá chiên Bagarius rutilus sống ở các con sông lớn, có thác ghềnh sóng chảy mạnh, và những tảng đá lớn cho chúng trú ẩn. Những chú cá nhỏ thì thường cư trú ở các nhánh sông nhỏ hơn.
Tên tiếng anh: Bagarius rutilus
Kích thước: 0.7m - 1 mét
Cân nặng vài chục kg
Giá bán từ 350.000 lên đến cả triệu/ký
Nhiệt độ: 18 - 23 ° C
pH: 6,0-7,5
Độ cứng: 36-215 ppm
Sinh sản: đẻ trứng ở các khe đá
Cá chiên cần lượng oxi cao, chúng ăn cá nhỏ, động vật lưỡng cư, động vật giáp xác và động vật không xương khác trong tự nhiên.
Loài này không nên ăn thịt động vật có vú hoặc chim như tim bò hoặc thịt gà vì một số chất béo chứa trong đó không thể chuyển hóa đúng cách của cá và có thể gây tích tụ chất béo dư thừa và thậm chí thoái hóa cơ quan.
Mặc dù loài quái vật tinh lanh này đã lẫn nấp trong các khe đá vẫn bị người dân săn bắt dùng vợt điện chích cho đến lừ đừ.
Những nhóm thợ săn cá này thường dùng máy phát điện 3 pha và củ điện để quét cá từ đáy sông. Xung điện, củ điện có tầm hoạt động trong bán kính 10m, với độ sâu hàng chục mét, khiến cá 40-50kg, sống ở đáy sông cũng phải ngoi lên mặt nước mà “thở dốc”.
Củ điện là máy phát điện của các loại xe xúc, máy ủi, máy cày… cho ra dòng điện 3 pha. Điện được dẫn xuống chân lưới, và hai chiếc thuyền chạy song song sẽ quét những địa điểm có nhiều cá.
Mỗi khi dòng điện 3 pha đưa xuống sông, cá chỉ còn mỗi cách là “nhảy” lên thuyền để không bị điện giật. Với cách săn kiểu tận diệt này, từ tôm tép cho đến các loài cá 40-50kg đều chui tọt vào lưới. Những nhóm thợ săn này đã “quét” sạch cá ở dưới hạ lưu và hiện tại đang tìm lên phía đầu nguồn sông Đà để quét nốt số cá còn lại.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, những loài “quái vật” sông Đà sẽ tuyệt diệt trong một tương lai gần, khi đập thủy điện Sơn La hoàn thành. Toàn bộ lòng sông Đà từ Mường La, lên đến Thuận Châu, Quỳnh Nhai, đến tận Điện Biên và thị xã Lai Châu (cũ) sẽ biến thành một hồ nước khổng lồ.
Và trong tương lai không xa, khi thủy điện Nậm Nhùn (Lai Châu), cùng hàng loạt thủy điện nhỏ ở các nhánh sông, suối đổ ra sông Đà hoàn thành, thì con sông Đà hùng vĩ coi như đã biến mất, thay vào đó là những hồ nước tĩnh lặng chứa hàng tỷ mét khối nước. Điều đó cũng có nghĩa, các loài cá quý, đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, được mệnh danh là “quái vật” sông Đà, sẽ vĩnh viễn biến mất.
Video cá chiên ăn mồi
Xem video cá rồng đẹp nhất thế giới