Cá chìa vôi sống ở vùng nước xoáy, nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, nơi còn gọi là vùng nước “chè” vì có cả dòng nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
Bộ: Perciformes
Họ: Ephippidae
Chi: Proteracanthus (có một loài duy nhất)
Loài: Proteracanthus sarissophorus (Cantor, 1849)
Tên Việt Nam: Cá chìa vôi
Kích thước: Thường gặp: 9-11 cm, lớn nhất: 32cm.
Phân bố: Thế giới: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine, Campuchia. Việt Nam: Cửa Soài Rạp, Nhà Bè (Nam Bộ).
Sinh học: Là loài cá quí hiếm, sống đáy ở vùng cửa sông (nước lợ), vùng nhiệt đới. Thức ăn là các loài động vật đáy cỡ nhỏ.
Hình thái: D: XII, 14- 15; A: III, 13-14; P: 19; V: I, 5; Ll: 60-61. Thân cao dẹp, hình đĩa bầu dục, chiều dài bằng 1,9-2,2 lần chiều cao và bằng 3,3-3,7 lần chiều dài đầu. Mõm trước tù hơi tròn. Miệng nhỏ nằm dưới đầu, mắt cao gần đỉnh đầu. Vẩy lược, đường bên liên tục. Vây lưng có phần trước gồm các gai cứng khỏe, gai thứ 1-5 ngắn với độ dài lớn dần từ 1-5, gai thứ nhất mọc ngược, gai thứ 6 rất mập và dài, gần bằng hoặc lớn hơn chiều cao thân, các gai sau đó ngắn dần, gai thứ 7 chỉ dài bằng 35-40% gai thứ 6. Có vảy bao ở gốc phần tia mềm của vây lưng và vây hậu môn. Vây bụng có vảy nách, vây đuôi lõm kép ở rìa sau.
Thân cá có hình bầu dục, dẹp ngang. Viền của đầu hơi tù. Thân phủ vảy lược, phần đầu phủ vảy trừ khu vực quanh miệng, mũi và nắp mang. Miệng nhỏ, nằm ở dưới mõm. Moi trên rất dày. Mắt nằm ở nửa trên của mặt bên đầu. Có hai lỗ mũi, lỗ mũi trước tròn ở đầu mõm, lỗ mũi sau là một vạch dài ngay trước mắt. Đường bên liên tục, cong ở phía trước, phía sau thẳng. Răng nhiều hàng trên mỗi hàm, hàng ngoài răng nhọn, cứng và bén, những hàng răng trong nhỏ và mảnh.
Vảy trên đường bên nhỏ, các vảy dưới đường bên lớn và có xu hướng nhỏ dần khi tới phần bụng. Vây lưng gồm gia cứng ở phía trước, tia phân nhánh ở phía sau, có 11 – 12 gai cứng và 14-15 tia vây mềm, gai cứng đầu tiên biệt lập với các gai còn lại và hướng về phía trước, gai thứ 5 hoặc thứ 6 mập, kéo dài to nhỏ không đều. Có vảy bao ở phần tia mềm vây lưng và vây hậu môn. Khởi điểm vây hậu môn nằm dưới gai cứng vây lưng thứ 10-11. Vây đuôi hơi tròn. Gốc vây bụng có vảy nách. Trên lưng cá có màu xanh nâu, bên sườn có màu xanh xám và màu bạc ở phía dưới bụng. Vảy có màu sẫm tạo thành viền chạy dọc thân. Cơ thể có màu xanh xám và màu bạc ở phía dưới bụng. Vảy có màu sẫm tạo thành viền chạy dọc thân. Cơ thể có hình thuôn dẹt, chiều dài gấp 1,9-2,1 chiều ngang. Chiều dài toàn thân gấp 3,4-3,7 chiều dài đầu. phần đầu có 5 lỗ nhỏ ở mỗi bên hàm.
Màu sắc: Toàn thân màu nâu vàng hơi đỏ, phía lưng mầu sẫm, bụng nhạt. Có hai hàng đốm sẫm nâu dọc hai bên thân. Vây ngực xám trắng, các vây khác đen nhạt (Hình 1). (Năm 1992, Mai Đình Yên và Nguyễn Văn Trọng xếp nhầm loài này vào họ cá tráp Sparidae trong sách định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ, trang 280).
Sách đỏ IUCN: Near Threatened (NT)
KS. Nguyễn Hữu Thanh của Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ cho biết, trên cả nước chỉ có vùng sông Nhà Bè có cá chìa vôi. Nó chỉ chọn vùng ranh giữa hai con sông làm nơi sinh sống, nên càng trở nên khan hiếm.
Nhiều năm trước, người săn cá chìa vôi ở Phú Xuân rất đông, lập thành nhóm, bất chấp màn đêm và sương gió; có người câu không phải vì mưu sinh mà để thỏa lòng săn tìm cá quý. Ngày 16/11/2008, một ngư dân Nhà Bè săn được một cá chìa vôi nặng 10 kg gây xôn xao dư luận. Ông chủ nhà hàng Hàng Dương rinh về, với giá trên 15 triệu đồng. Hiện nay, vẫn có nhiều quán giới thiệu đặc sản này, nhưng người không sành ăn khó ăn được chìa vôi. Liên hệ nhiều chủ vựa đặt mua, nghe qua giá thấy chóng mặt: loại 1 kg 1,2 triệu đồng, cá lớn đắt hơn nữa, không được xem hàng trước nếu chưa đồng ý giá cả.
Cá chìa vôi có dạng hình cầu, thân dày, vảy vàng óng, vây lưng phát triển thành đoạn xương cứng chắc, dài và chìa lên trên giống như cây dùng quệt vôi ăn trầu nên được gọi là chìa vôi - đây cũng là vũ khí tự vệ của cá. Con nặng nhất được bắt năm 1997 là 14 kg.
Ngày 20/3/2006, bộ trưởng Bộ thủy sản Tạ Quang Ngọc ký Thông tư số 02 hướng dẫn thực hiện Nghị định 59 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, trong đó có ghi tên 21 loại thủy sản bị cấm đánh bắt, trong đó có cá chìa vôi. Tuy nhiên, hoạt động săn bắt vẫn diễn ra ráo riết ở khu vực Nhà Bè - Cần Giờ.
Trong lúc nhiều người lo ngại loài cá độc đáo này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, các nhà khoa học ở Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đang sưu tầm và thuần dưỡng cá chìa vôi. KS. Nguyễn Hữu Thanh cho biết, hiện trung tâm đang nuôi vỗ 60 cá thể và tiến hành các thí nghiệm cần thiết để cho đàn cá sinh sản nhân tạo và được ươm nuôi...
Bộ: Perciformes
Họ: Ephippidae
Chi: Proteracanthus (có một loài duy nhất)
Loài: Proteracanthus sarissophorus (Cantor, 1849)
Tên Việt Nam: Cá chìa vôi
Kích thước: Thường gặp: 9-11 cm, lớn nhất: 32cm.
Phân bố: Thế giới: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine, Campuchia. Việt Nam: Cửa Soài Rạp, Nhà Bè (Nam Bộ).
Sinh học: Là loài cá quí hiếm, sống đáy ở vùng cửa sông (nước lợ), vùng nhiệt đới. Thức ăn là các loài động vật đáy cỡ nhỏ.
Hình thái: D: XII, 14- 15; A: III, 13-14; P: 19; V: I, 5; Ll: 60-61. Thân cao dẹp, hình đĩa bầu dục, chiều dài bằng 1,9-2,2 lần chiều cao và bằng 3,3-3,7 lần chiều dài đầu. Mõm trước tù hơi tròn. Miệng nhỏ nằm dưới đầu, mắt cao gần đỉnh đầu. Vẩy lược, đường bên liên tục. Vây lưng có phần trước gồm các gai cứng khỏe, gai thứ 1-5 ngắn với độ dài lớn dần từ 1-5, gai thứ nhất mọc ngược, gai thứ 6 rất mập và dài, gần bằng hoặc lớn hơn chiều cao thân, các gai sau đó ngắn dần, gai thứ 7 chỉ dài bằng 35-40% gai thứ 6. Có vảy bao ở gốc phần tia mềm của vây lưng và vây hậu môn. Vây bụng có vảy nách, vây đuôi lõm kép ở rìa sau.
Thân cá có hình bầu dục, dẹp ngang. Viền của đầu hơi tù. Thân phủ vảy lược, phần đầu phủ vảy trừ khu vực quanh miệng, mũi và nắp mang. Miệng nhỏ, nằm ở dưới mõm. Moi trên rất dày. Mắt nằm ở nửa trên của mặt bên đầu. Có hai lỗ mũi, lỗ mũi trước tròn ở đầu mõm, lỗ mũi sau là một vạch dài ngay trước mắt. Đường bên liên tục, cong ở phía trước, phía sau thẳng. Răng nhiều hàng trên mỗi hàm, hàng ngoài răng nhọn, cứng và bén, những hàng răng trong nhỏ và mảnh.
Vảy trên đường bên nhỏ, các vảy dưới đường bên lớn và có xu hướng nhỏ dần khi tới phần bụng. Vây lưng gồm gia cứng ở phía trước, tia phân nhánh ở phía sau, có 11 – 12 gai cứng và 14-15 tia vây mềm, gai cứng đầu tiên biệt lập với các gai còn lại và hướng về phía trước, gai thứ 5 hoặc thứ 6 mập, kéo dài to nhỏ không đều. Có vảy bao ở phần tia mềm vây lưng và vây hậu môn. Khởi điểm vây hậu môn nằm dưới gai cứng vây lưng thứ 10-11. Vây đuôi hơi tròn. Gốc vây bụng có vảy nách. Trên lưng cá có màu xanh nâu, bên sườn có màu xanh xám và màu bạc ở phía dưới bụng. Vảy có màu sẫm tạo thành viền chạy dọc thân. Cơ thể có màu xanh xám và màu bạc ở phía dưới bụng. Vảy có màu sẫm tạo thành viền chạy dọc thân. Cơ thể có hình thuôn dẹt, chiều dài gấp 1,9-2,1 chiều ngang. Chiều dài toàn thân gấp 3,4-3,7 chiều dài đầu. phần đầu có 5 lỗ nhỏ ở mỗi bên hàm.
Màu sắc: Toàn thân màu nâu vàng hơi đỏ, phía lưng mầu sẫm, bụng nhạt. Có hai hàng đốm sẫm nâu dọc hai bên thân. Vây ngực xám trắng, các vây khác đen nhạt (Hình 1). (Năm 1992, Mai Đình Yên và Nguyễn Văn Trọng xếp nhầm loài này vào họ cá tráp Sparidae trong sách định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ, trang 280).
Sách đỏ IUCN: Near Threatened (NT)
KS. Nguyễn Hữu Thanh của Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ cho biết, trên cả nước chỉ có vùng sông Nhà Bè có cá chìa vôi. Nó chỉ chọn vùng ranh giữa hai con sông làm nơi sinh sống, nên càng trở nên khan hiếm.
Nhiều năm trước, người săn cá chìa vôi ở Phú Xuân rất đông, lập thành nhóm, bất chấp màn đêm và sương gió; có người câu không phải vì mưu sinh mà để thỏa lòng săn tìm cá quý. Ngày 16/11/2008, một ngư dân Nhà Bè săn được một cá chìa vôi nặng 10 kg gây xôn xao dư luận. Ông chủ nhà hàng Hàng Dương rinh về, với giá trên 15 triệu đồng. Hiện nay, vẫn có nhiều quán giới thiệu đặc sản này, nhưng người không sành ăn khó ăn được chìa vôi. Liên hệ nhiều chủ vựa đặt mua, nghe qua giá thấy chóng mặt: loại 1 kg 1,2 triệu đồng, cá lớn đắt hơn nữa, không được xem hàng trước nếu chưa đồng ý giá cả.
Cá chìa vôi có dạng hình cầu, thân dày, vảy vàng óng, vây lưng phát triển thành đoạn xương cứng chắc, dài và chìa lên trên giống như cây dùng quệt vôi ăn trầu nên được gọi là chìa vôi - đây cũng là vũ khí tự vệ của cá. Con nặng nhất được bắt năm 1997 là 14 kg.
Ngày 20/3/2006, bộ trưởng Bộ thủy sản Tạ Quang Ngọc ký Thông tư số 02 hướng dẫn thực hiện Nghị định 59 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, trong đó có ghi tên 21 loại thủy sản bị cấm đánh bắt, trong đó có cá chìa vôi. Tuy nhiên, hoạt động săn bắt vẫn diễn ra ráo riết ở khu vực Nhà Bè - Cần Giờ.
Trong lúc nhiều người lo ngại loài cá độc đáo này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, các nhà khoa học ở Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đang sưu tầm và thuần dưỡng cá chìa vôi. KS. Nguyễn Hữu Thanh cho biết, hiện trung tâm đang nuôi vỗ 60 cá thể và tiến hành các thí nghiệm cần thiết để cho đàn cá sinh sản nhân tạo và được ươm nuôi...