Cách Nuôi Rùa Sao Ấn Độ Đẹp Nhất Thế Giới

thienduongcacanh

Administrator
Thành viên BQT
Cách Nuôi Rùa Sao Ân Độ Đẹp Nhất Thế Giới- Geochelone elegans
Những năm gần đây thú chơi bò sát nổi lên như cồn, đặc biệt là rùa sao ấn độ - loài rùa được mệnh danh đẹp nhất thế giới được nhiều người yêu thích.

Rùa Sao Ấn Độ (Geochelone elegans) là loài rùa xuất xứ từ những vùng khô cằn và rừng cây bụi ở Ấn Độ và Sri Lanka. Tên gọi của chúng xuất phát từ những hoa văn màu vàng tươi tỏa ra như ngôi sao giữa các tấm mai đen bóng. Với cơ thể cân đối, màu sắc ấn tượng và hoa văn đẹp, chúng được giới sinh vật cảnh quốc tế đánh giá là một loài rùa đẹp hàng đầu của thế giới.
Đó cũng là lý do khiến rùa sao Ấn Độ được nhân nuôi rộng rãi tại nhiều quốc gia để bán làm vật cưng. Khi mới nở, mai rùa sao Ấn Độ khá nhẵn. Càng lớn, mai của chúng càng gồ ghề. Cũng như nhiều loài rùa sống trên cạn khác, chiếc mai gồ cao giúp rùa sao Ấn Độ dễ dàng lấy lại tư thế cũ nếu chẳng may bị lật úp.

Loài rùa này đã được nhập vào Việt Nam, Chúng có giá khá đắt, khoảng 1 triệu đồng cho một chú rùa nhỏ cỡ 5, 6cm. Rùa càng có kích thước lớn, giá càng cao, vì chúng càng lớn càng đẹp. Trong điều kiện nhân tạo, việc nuôi rùa sao Ấn Độ khá khó khăn vì chúng đòi hỏi nhiệt độ cao và chế độ ăn uống tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt. Chúng dễ mắc bệnh hô hấp và các bệnh khác nếu không được chăm sóc đúng cách. Mặc dù được nuôi sinh sản nhưng giá trị lớn cùng nhu cầu cao từ thị trường khiến rùa sao Ấn Độ bị săn bắt ráo riết ngoài tự nhiên. Điều này khiến tình trạng bảo tồn chúng ngày càng trở nên cấp thiết.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc rùa sao ấn độ nói riêng và các loại rùa khá nói chung

Chuồng nuôi rùa sao ấn độ
Sử dụng một hồ với 4 mặt gỗ và một mặt trước là kính rất phù hợp, lại có tính thẩm mỹ cao. Vật liệu của nắp đậy hồ nên làm bằng lưới hoặc các chất liệu dễ dàng cho ánh sáng đi qua. Luôn cung cấp đủ nhu cầu về ánh sáng tuỳ theo loài rùa mà bạn nuôi, đặc biệt là tia UVB.

Như mọi loài động vật hoạt động ban ngày, rùa sẽ cần khoãng thời gian ban ngày dài hơn. Ánh sáng cung cấp cho rùa của bạn nên đầy đủ quang phổ ánh sáng, rất quan trọng bởi vì rùa cũng như các loài bò sát khác cần tia cực tím để giúp chúng chuyển hóa canxi bằng cách sản xuất vitamin D3.

Nhiệt độ yêu cầu của rùa sẽ khác nhau tuỳ vào loài bạn đang nuôi. Nên đặt một nhiệt kế vào hồ nuôi ruà của bạn để đảm bảo đang cung cấp cho rùa nhiệt độ thích hợp. Một điểm sưởi với nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường tổng thể sẽ tốt cho rùa của bạn. Tuy nhiên, nếu đặt đèn không phù hợp có thể gây bỏng nghiêm trọng cho rùa. Tại điểm sưởi, ta nên bố trí một tảng đá bằng phẳng hay một tấm ván để giúp rùa sưởi một cách dễ dàng hơn. nên chỉnh vị trí điểm sưởi phù hợp để rùa có thể né đi khi quá nóng.


Có 3 loại môi trường phổ biến của rùa

Rùa sống ở vùng khí hâu nóng, khô hạn. Nên việc giữ nhiệt độ ban ngày và ban đêm bằng nhau là việc không tốt, có thể gây căng thẳng cho rùa. Thường thì giữ nhiệt độ cao ban ngày và hạ nhiệt độ vào ban đêm để rùa có thể cảm thấy thoải mái hơn và không bị căng thẳng.

Rùa sống ở vùng khí hậu có độ ẩm trung bình nên được nuôi trong hồ có độ ẩm thích hợp và ổn định bằng các phương pháp phun sương, tưới nền, hoặc bố trí một vài dĩa nước nông trong hồ để đảm bảo độ ẩm cần thiết cũng như để rùa uống nước. Rùa thường làm dơ nước nhanh nên bạn phải luôn luôn bảo quản cho rùa một nguồn nước sạch sẽ để tránh các bệnh tật.

Rùa từ vùng khí hậu nhiệt đới hay rừng. Nếu bạn có loại rùa này, cố gắng nuôi chúng trong môi trường có ánh sáng khuếch tán. Trồng cây không độc hại trong hồ nuôi có thể làm cho rùa dễ chịu hơn cũng như tăng phần thẩm mỹ cho ngôi nhà của rùa. Khi nuôi các loài rùa này, hãy đảm bảo cung cấp độ ẩm cao cần thiết và ổn định. Những loài rùa thuộc vùng này thường rất thích ngâm mình trong nước trong nhiều giờ nên hãy đặt một chén nước thích hợp cho rùa của bạn ngâm mình mà không làm cho chúng chết đuối. Việc ngâm mình này rất tốt cho sức khoẻ cũng như việc vệ sinh của rùa.

Tránh các loại gỗ thông, tuyết tùng trong việc làm nhà cho rùa vì chúng có thể gây ngộ độc cho rùa.

Rùa của bạn có thể sẽ ăn cả những loại cây mà bạn trồng trong môi trường của chúng, nên bảo đảm rằng các loại cây đó không có độc tố.

Luôn vệ sinh hồ, chuồng nuôi rùa theo định kì nhằm đảm bảo sức khoẻ của rùa. Một môi trường nuôi không sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh cho rùa. Sử dụng một số hoá chất trong việc vệ sinh sẽ giúp bạn tẩy trùng các vật dụng nhưng phải bảo đảm rửa sạch các hoá chất đó trước khi cho rùa vào lại nhằm tránh gây ngộ độc cho rùa.


Thức ăn cho rùa cảnh
Các chế độ ăn uống của một con rùa nên bao gồm chủ yếu là rau xanh (các loại cỏ nếu có thể) và một số rau quả. Khoảng mười phần trăm của chế độ ăn uống có thể là trái cây. Một chế độ ăn cho rùa tốt phải ít protein, chất béo, và các loại dầu. Các chất như vậy nên được thay thế bằng các chất xơ cũng như các vitamin và khoáng chất được cung cấp trong trái cây và rau quả, bên cạnh việc được cấp đủ nguyên tố vi lượng. Nhiều loại cỏ cũng rất tốt.

Không nên chỉ cho rùa ăn một loại thức ăn cố định mà nên được cho ăn một cách đa dạng tránh gây sự nhàm chán thức ăn, cũng như bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Cho rùa ăn một chế độ ăn uống không phù hợp có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin hay khoáng chất, quá nhiều vitamin và khoáng chất cũng có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong rùa. Dư thừa protein, có thể ngăn chặn sự chuyển hoá canxi và dư thừa vitamin A có thể gây ra vấn đề về mắt ở rùa. Canxi là một thành phần đặc biệt quan trọng của chế độ ăn uống của rùa, vì vậy nên tạo cho chú rùa của bạn có một chế độ ăn đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể bổ sung canxi cho rùa bằng cách bổ sung bột canxi vào chế độ ăn của rùa một cách phù hợp.

Kiểm tra và chăm sóc sức khỏe của rùa
Khi nắm giữ một con rùa, hãy cầm nó bằng cả hai tay. Hầu hết rùa trở nên căng thẳng khi chúng cảm thấy không khí dưới chân chúng, và chúng sẽ được thoải mái hơn nếu chúng có thể cảm thấy bàn tay của bạn hỗ trợ cho đôi chân của chúng. Cầm nắm rùa như vậy cũng sẽ giảm tỉ lệ rùa bị rớt và bị thương nặng.

Rùa khi mới vào môi trường mới thường sẽ rất nhát, và chỉ chui rút trong mai của chúng. Hãy đừng làm phiền chúng trong thời gian này và hãy để rùa có thời gian tìm hiểu xung quanh. Tránh gây stress cho rùa bằng cách giảm thiểu các tiếng động cũng như tác động từ môi trường ngoài gây ra.

Zoonoses là bệnh có thể truyền từ động vật sang người. Người bị suy giảm miễn dịch hoặc ức chế miễn dịch, bệnh nhân trải qua các liệu pháp ức chế miễn dịch, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già, và những người có bệnh mãn tính của hệ miễn dịch sẽ dễ dàng bị mắc bệnh này.

Cách tốt nhất để phòng bệnh này là luôn rửa tay sạch sẽ với nước ấm và xà bông sau khi cầm nắm rùa của bạn.

Các loại bệnh ký sinh ở rùa

1/ Abscesses - bị nhiễm khuẩn các khu vực của mô bị thiệt hại, bị lây lan bởi các vết thương dưới da

*Các triệu chứng thể chất - nốt, có thể tiết ra một chất lỏng màu vàng hoặc mủ hoặc có thể trở thành cặn với dịch huyết thanh khô. Khả năng phát triển Abscesses có thể được tăng cường bởi suy giảm miễn dịch do rùa bị căng thẳng.

*Nguyên nhân / truyền - chủ yếu là từ một vết thương, bỏng, vết cắn, hoặc tổn thương liên quan đến ký sinh trùng đã bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn dẫn đến Abscesses.

* Điều trị - thường là Abscesses sẽ được làm bể ra và để ráo nước, sau đó tưới bằng dung dịch iốt povidone. thuốc mỡ kháng sinh cũng có thể được áp dụng tại vết thương. Không sử dụng gạc bông hoặc các vật liệu khác mà có thể để lại sợi ở vết thương.


2/ Ký sinh trùng ngoài - động vật chân đốt mà tồn tại bằng cách hút máu động vật chủ. Loài phổ biến nhất trong số này là nhện và bọ ve. Ve là động vật chân đốt có kích thước nhỏ. Chúng sống bằng cách hút máu và được tìm thấy trên cả động vật nuôi nhốt và hoang dã. Nếu bị ký sinh lâu dài có thể gây sẹo, thiệt hại mô, và xuất huyết da. Bọ ve là động vật chân đốt màu đỏ hoặc nâu khoảng 0,5cm. Và có thể dễ dàng nhìn thấy được

* Triệu chứng - Ve sẽ để lại vết cắn, hút máu cảu động vật chủ một vết đốt màu đỏ, có khi có một ít máu dính lại.

* Nguyên nhân - Ve có thể dễ dàng được truyền từ các loại động vật khác trong nhà.

* Ngăn chặn - Luôn bảo quản cho rùa một môi trường nuôi sạch sẽ, ít tiếp xúc với các loại động vật khác, thường xuyên quan sát rùa để sớm phát hiện nếu rùa có bị ký sinh ngoài.

3/ Vấn đề về Mắt - nhiễm trùng, viêm, loét mắt, ...
* Các triệu chứng thể chất - đỏ, sưng lên, hoặc một phần nhắm mắt lại.
* Nguyên nhân / truyền - Có thể là do thương tích cho các nhiễm trùng mắt, vi khuẩn hoặc siêu vi, chế độ ăn uống thiếu sót, dư Vitamin A, nhiễm trùng đường hô hấp, độ ẩm thấp, điều kiện bẩn.
* Điều trị - Cô lập ngay cá thể bị bệnh, giữ trong một môi trường tối ưu, ấm áp, sạch sẽ. Và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc mắt, hoặc điều trị bằng kháng sinh.
Nội ký sinh trùng - ký sinh trùng sống trong cơ quan nội tạng của vật chủ. Ví dụ như ký sinh trùng đơn bào (Monocercomonas và Giardia) và sán dây.
4/ Các triệu chứng thể chất - thường thì sẽ không có triệu chứng mặc dù một số loài động vật có thể lười ăn, giảm trọng lượng và ói mửa sau khi ăn.
* Nguyên nhân / truyền - ký sinh trùng thường được truyền cá thể động vật khác sang rùa hoặc từ nguồn thức ăn không đảm bảo.
* Điều trị - tham khảo ý kiến bác sĩ thú y của bạn. Hoặc sử dụng các loại thuốc như Metronidazole, Oxfendazole, Fenbendazole, hoặc Levamisole.
Nhiễm trùng đường hô hấp - vi khuẩn hoặc virus nhiễm trùng đường hô hấp. Bao gồm các bệnh như viêm phổi hoặc Hội chứng chảy nước mũi (viêm mũi mạn tính) [RNS].
5/ Các triệu chứng thể chất - mũi có bong bóng, có chất nhầy trong miệng, hả hổng miệng, thở khò khè, ho.
* Nguyên nhân / truyền - Nhiễm trùng đường hô hấp sau khi đẻ trứng, sinh con, bị vận chuyển quá mạnh, hay bị quá lạnh hoặc ẩm ướt.
* Điều trị - đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng ổn định, phù hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y của bạn. Nhiễm trùng đường hô hấp thường được điều trị bằng kháng sinh.
Shell Rot - còn được gọi là bệnh lở loét mai (USD). Đây là một bệnh nhiễm trùng của vỏ liên quan đến tổn thương trước đó. Khu vực bị thương đã bị nhiễm trùng bởi nấm hoặc vi khuẩn. Bệnh này có thể có cả hai hình thức khô và ướt. Khi không được điều trị, bệnh này có thể dẫn đến nhiễm trùng hệ thống nói chung.
6/ Các triệu chứng thể chất - chất lỏng hoặc máu rỉ ra từ vỏ, vỏ bất thường nhìn thấy được.
* Nguyên nhân / truyền - vỏ bị tổn thương, bầm tím, hoặc trầy xước do đồ đạc sắc nhọn, bị cắn bởi động vật khác, ký sinh trùng xâm nhập, hoặc bỏng từ các yếu tố nhiệt.
* Điều trị - giữ sạch khu vực bằng dung dịch iốt povidone. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y của bạn. Nói chung sử dụng kháng sinh tại chỗ bị thương thường được áp dụng, và thuốc kháng sinh phải hợp lí theo đơn toa của bác sĩ. Giữ rùa bị ảnh hưởng ở môi trường khô ráo. Và ngâm trong nước sạch sẽ kèm theo chà rửa vết thương.
7/ Nhiễm trùng da - Da bị nhiễm bởi vi khuẩn.
* Các triệu chứng thể chất - sưng, nhạy cảm, có mùi hôi, hoặc da ẩm ướt.
* Nguyên nhân / truyền - nhiễm trùng vết thương nhỏ hoặc nhiễm trùng lan rộng đến vỏ bên dưới hoặc gần các mô da.
* Điều trị - Giữ sạch khu vực với dung dịch iốt povidone. Tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y, chùi rửa khu vực da bị nhiễm trùng một cách nhẹ nhàng, sạch sẽ để tránh gây ra sự lây lan tới các khu vực khác.
Nuôi rùa sinh sản
Việc đầu tiên và thiết yếu của việc sinh sản là bạn phải xác định rõ ràng giới tính của rùa.
Khi trưởng thành, cá thể rùa đực thường có đuôi dài hơn so với cá thể rùa cái. Thông thường chúng sẽ để đuôi sang một bên khi chúng bước đi. Yếm của rùa đực thường lòi lõm, không bằng phẳng thay vì yếm ở rùa cái thường bằng phẳng hơn.
Thường thì hành vi tán tỉnh bao gồm các động tác đâm sầm vào con cái. Một số rùa đực cũng sẽ phát ra âm thanh trong quá trình ve vãn. Một khi các con rùa đã sẵn sàng giao phối, con đực sẽ lại gần con cái và xác định vị trí mở bộ phận sinh dục của con cái và gắn kết với chóp đuôi của rùa đực có thể đưa dương vật và tinh trùng của mình vào bộ phận sinh dục của con cái. Thường thì những con cái sẽ nâng cao phần hậu môn của mình lên một chút để dễ dàng cho việc giao phối.
Trong mùa sinh sản, các con rùa cái sẽ cần một không gian thích hợp khiến chúng thoải mái và đẻ trứng. Rùa lớn thường thích một hồ rộng với chất nền sâu để thuận tiện trong việc tìm chỗ để trứng. Nhiều con rùa cái sẽ đào thử chất nền nhiều lần trước khi đẻ.
Một khi trứng đã được đẻ, chúng sẽ được bạn di dời vào một lồng ấp nhằm bảo đảm nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho việc ấp trứng. Thông thường lồng ấp là một hộp kín đơn giản với một tỷ lệ quy định của đất khoáng và nước để tạo độ ẩm thích hợp. Những quả trứng được đặt bên trong. Giới tính của rùa con có thể được xác định bởi nhiệt độ, vậy nếu bạn muốn bầy rùa con của mình mang tỉ lệ đực hay cái cao là tuỳ vào khoảng thời gian bạn ấp trứng.
Khuyến khích nên giữ một nhiệt kế trong lồng ấp để chắc chắn rằng trứng rùa đang phát triển được giữ ở nhiệt độ mà bạn mong muốn. Tránh đụng và di chuyển những quả trứng trong khi ấp. Luôn giữ trứng cũng như con non tránh xa các loài động vật như rắn, chim, chó, mèo, chuột,...... Để đảm bảo an toàn cho trứng cũng như con non.
Khi con rùa đầu tiên nở, chúng thường rất tròn, ngay cả yếm của chúng cũng vậy. Đó là do quãng thời gian dài hình thành phôi trong trứng. Khoãng vài ngày sau khi nở, những chú rùa con sẽ được tự định hình lại.


Quá trình nở có thể mất một vài giờ, và một số loài rùa nhỏ sẽ ở lại trong trứng đến ngày hôm sau khi trứng nở. Trong thời gian này, những con rùa sẽ hấp thụ các túi trứng gắn liền với chúng và sẽ trở nên mạnh hơn trước khi ra ngoài vỏ. Cũng có trường hợp mai rùa con bị dính chặt vào vỏ, trong trường hợp này, bạn có thể nhẹ nhàng lau những khu vực bị ảnh hưởng với nước vô trùng bằng một miếng gạc cotton để giúp tách mai rùa ra khỏi vỏ. Sau khi rùa đã ra khỏi vỏ, hãy di chuyển chúng vào một khu vực đặc biệt ở nhiệt độ giống như trong lồng ấp và dần dần bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ đến một mức độ phù hợp hơn cho các con rùa non. Hãy đặt vỏ trứng chung với các con rùa non để chúng có thể ăn chúng như một nguồn canxi tốt cho những phát triển đầu đời.
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top