Cá chình moray

Paradise Fish

Moderator
Thành viên BQT
Hàm răng sắc nhọn là vũ khí lợi hại của cá chình Moray, nhưng chúng còn "giấu" một hàm răng nữa trong cơ thể.


Cá chình Moray (tên khoa học Anguilliformes), hay lươn biển (Morey eel), là một nhóm gồm khoảng 200 loài thuộc họ Muraenidae. Chúng sinh sống chủ yếu tại các vùng biển, nhưng một số loài còn phân bố ở các vùng nước lợ và nước ngọt. Người ta còn gọi chúng là cá chình răng nanh hay cá chình Moray hổ. (Ảnh: bishopmuseum.org)


Loài lớn nhất trong nhóm có chiều dài thân trung bình khoảng 4m, còn chiều dài thân của loài nhỏ nhất vào khoảng 11,5cm. (Ảnh: aquaviews.net)



Lớp da của chúng có màu vàng và vàng cam sáng. (Ảnh: blogspot.com)

Chúng nổi tiếng bởi bộ răng khỏe và sắc nhọn với những chiếc răng giống thủy tinh và chiều dài răng có thể đạt tới vài cm. Do đầu của cá chình Moray khá hẹp nên chúng không thể tạo ra áp suất âm để nuốt mồi như nhiều loài cá khác. Vì thế tạo hóa ban cho chúng một hàm răng thứ hai trong họng. Khi chúng nuốt mồi, hàm răng thứ hai sẽ dịch chuyển vào miệng để tóm và đưa con mồi vào dạ dày. (Ảnh: Daily Mail)

Khi săn mồi, chúng ngoạm con mồi bằng những chiếc răng nhọn và dùng thân quấn chặt mục tiêu giống loài trăn. (Ảnh: ifeng.com)

Các hang hốc nhỏ và các khe nứt ở độ sâu tới 50m dưới biển là nơi trú ẩn của cá chình Moray. (Ảnh: underseahunter.com)

Khi bị đe dọa, cá chình Moray há to miệng phòng thủ, và mặc dù trông rất dữ tợn, chúng sẽ không tấn công trừ khi kẻ khác khiêu khích chúng. (Ảnh: galapagos.org)

Chúng thường săn mồi vào ban đêm. Con mồi của chúng là cá, giáp xác, động vật thân mềm. (Ảnh: wetpixel.com)

Do thị lực rất kém nên cá chình Moray dùng bộ phận khứu giác cực nhạy để tìm mồi. (Ảnh: blogspot.com)

Cá chình Moray không có vảy và da chúng được bao phủ bằng một lớp nhớt rất trơn. Ở một số loài, trên lớp da trơn đó còn một loại chất độc, thứ được coi là “vũ khí bí mật” của chúng khi săn bắt mồi. (Ảnh: realmonstrosities.com)




 

dangngocgiabao

Thành Viên Chính Thức
Ghét nhật loài ở pic thứ 7 từ trên xuống nhìn nó ghê ghê sao ak, ủa mà thấy nó dữ vậy sao ngta vuốt ve mà nó ko cắn, thấy có vẻ thích thú giống mấy con cún nữa chứ, à mà loài này có phóng điện mà phải ko mod, sao ngta chạm vào được vậy?
 

Paradise Fish

Moderator
Thành viên BQT
Ghét nhật loài ở pic thứ 7 từ trên xuống nhìn nó ghê ghê sao ak, ủa mà thấy nó dữ vậy sao ngta vuốt ve mà nó ko cắn, thấy có vẻ thích thú giống mấy con cún nữa chứ, à mà loài này có phóng điện mà phải ko mod, sao ngta chạm vào được vậy?
Đó có lẽ do cá đã được thuần hóa.
Chúng sẽ tấn công nếu bị khiêu khích,đã có nhiều trường hợp thợ lặn bị cá chình moray tấn công.
Một điều nữa,chúng kg ăn được vì cơ thể chúng có thể gây ngộ độc.
Đoạn clip cho thấy chủ cá rất tinh tế khi đã thuần hóa được cá chình moray.Trên tivi thường chiếu các đoạn phim tài liệu,trong đó có 1 số đề cập đến mối quan hệ cộng sinh.Một số loài cá bé làm vệ sinh cho cá lớn,cá lớn hoàn toàn có khả năng nuốt chứng chúng.Nhưng chúng không ăn vì cả 2 bên đều có lợi,cá làm vệ sinh sẽ được ăn những vi khuẩn.Còn những con cá to thì dc lấy bớt những vi khuẩn trên người.
Trong clip thấy chủ cá đã thực hiện như vậy.Do đó cá sẽ xác định được đây không phải là thức ăn,cũng không phải là mối đe dọa.Sau khi "Mát-xa"cho cá,chủ cá còn cho cá ăn.Nên đó có thể là lí do cá không tấn công khi được cung cấp nguồn thức ăn,được vệ sinh,và chúng có thể cảm nhận không phải là mối đe dọa.
 

Cá Cửu Sừng

Thành Viên Chính Thức
hay quá.nhưng theo 1 số tài liệu em đọc thì cá chình này có 1 số loài sống ở lợ và ngọt nhưng chưa thấy hình
:Ddù sao cũng cảm ơn;)
 

Bạn cần biết

Nội Quy Mua Bán
Cần tuyển mod
địa chỉ thiên đường cá cảnh
Trụ Sở Chính ( Kho Hàng Sỉ ):
Cung cấp tổng hợp đầy đủ các loại cá cảnh, cá KOI và phụ kiện.
60 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, HCM
 0988 347 508 Mr.Lân
địa chỉ thiên đường cá cảnh Chi Nhánh 2:
Cung cấp cá cảnh và phụ kiện.

32 Trần Não, Q.2, HCM
0902 93 7474 Mr.Nam

Quảng Cáo

Top