Nếu nuôi trùng cỏ hoặc bobo bạn có thể dùng cách như sau:
- Chọn 1 cái thau hay chậu lớn, nhớ là kích thước phải lớn chút, diện tích hẹp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm, bốc mùi. Mặt thoáng của hồ nuôi phải rộng, cấm chỉ định nuôi trong bình hoa, chai dầu ăn hay chai nước,...v...v...!
- Đổ nước máy vào đó, rồi để tầm 2 ngày, giải dưới đáy hồ nuôi 1 lớp đất mùn mỏng, nếu có ít bùn ở ao hồ là tốt nhất. Thứ này để cho bobo trùng cỏ sinh sản và ẩn nấp. Nguyên nhân trùng cỏ nuôi ở hồ kính, thùng nhựa sạch hay chết và khó nuôi là ở đây, khi không có đất bùn, chúng sẽ sinh sản lên chính những xác lá rau mà chúng đã ăn xong, nhưng đây là cách thức tạm thời, không duy trì được quần thể.
- Tiếp theo thả trùng cỏ, bobo giống vào hồ. Chỉ cần thả 2 con thôi ^^! 1con cũng được do trong bùn ao hồ cũng chứa sẵn 1 ít rồi, thả cho chắc chắn
- Thức ăn cho trùng cỏ có thể dùng lá rau hàng ngày bạn vẫn dùng trong bữa ăn, không nhất thiết phải là rau này rau nọ, mất công, bóp nhẹ tay rồi vứt vào, ít ít thôi nhé
- Sau đó bạn đổ 1 ít nước cơm vào (cái này là chất kích trùng cỏ nhé, nó sẽ phát sinh trùng cỏ rất nhanh, cực nhanh luôn, nó cũng là thức ăn mà bạn sẽ phải dùng cho bobo, nhưng thứ này lạm dụng thì lại không được, châm thêm ít một bên cạnh lá rau thôi, khoảng 2-3 ngày mới cho 1 lần, và nếu không thấy bobo, trùng cỏ ăn hết thì tuyệt đối không cho ăn thêm (ăn hết là khi nước trong hơn)
- Ngoài nước cơm bạn có thể dùng nước vo gạo (nhưng cái này chậm hơn), nước hoa quả ép (nhưng cái này hôi hơn và chua hơn nuôi ao hồ thì vô tư, nuôi ở nhà là lãnh đủ), các loại dịch hữu cơ khác, bạn nên chọn thứ nào dễ tìm, rẻ tiền, không nặng mùi, đã có kẻ áp dụng nước mắm, vẫn cho kết quả nhưng không khả thi vì gia chủ không dám dùng trùng cỏ mình đã làm.
- Chỗ để hồ nuôi bobo trùng cỏ không nên quá nắng, ánh nắng gián tiếp là tốt nhất. Vi khuẩn cần ánh sáng để trao đổi chất, nhưng nếu quá nhiều thì chúng sẽ bị "tiệt khuẩn"!
OK rồi đó, bạn đã có 1 quần thể vi khuẩn đông đúc đáp ứng cho nhu cầu của mình ^^. Nhưng bạn cần lưu ý điều này nhé, đó là bạn phải làm ít nhất 2 thùng, thùng này làm chênh với thùng kia thời gian là 3 ngày. Do trùng cỏ với bobo có 1 chu kỳ sống khá phức tạp mà mình chưa giải thích được, trong môi trường nhân tạo, dù có nuôi tốt đến đâu, trùng cỏ, bobo chỉ có thể duy trì trong khoảng 10 chu kỳ sinh sản (tức là 30 ngày), sau đó sẽ triệt tiêu dần dần ngày càng ít đi, tuy không chết hết nhưng sẽ chỉ còn lại vài con không thể đủ số lượng để chúng ta sử dụng. Nếu thay toàn bộ nước mới và bắt đầu lại quá trình nuôi từ đầu thì kết quả lại rất tốt.
Bây giờ mình chỉ tạm hiểu hiện tượng này là do vi khuẩn đã hấp thụ hết vi chất cần thiết trong môi trường nuôi thôi, chưa biết đúng hay sai, nuôi ngoài ao thì không bao giờ bị cái này hjx hjx!
Cách ươm trùng cỏ đơn giản tại nhà
Trùng cỏ có mặt ở rất nhiều nơi như : ao, hồ, sông suối và có cả ở cống rãnh ....Vì vậy chúng ta muốn ươm nuôi trùng cỏ trước hết cần phải có con giống.
Cách lấy con giống : lấy mẫu nước ao, hồ, sông suối... hoặc xin những ai có nguồn trùng cỏ giống sẵn là tốt nhất .
+ Cách thực hiện làm trùng cỏ :
Thành phần, nguyên liệu chính :
Trùng cỏ giống (khoảng 1 ly nước là ổn)
Xà lách (xà lách dập ngoài chợ nhiều lắm không cần phải mua . :lol: )
1 cái xô hay thau dùng chứa nước (khoảng 4 - 5l là đủ dùng)
Cuối cùng là nước :mrgreen: :mrgreen:
Cách thực hiện :
Cho vào xô hay thau có chứa nước đã khử clo (tốt nhất là dùng nước cũ đã để qua đêm) 1 ly nước có chứa trùng cỏ giống. Sau đó xà lách chúng ta bóp cho mềm (không bóp cũng ko sao :mrgreen: ) rồi cho vào xô (khoảng 3 lá cho 4 -5 l nước)
--> Không nên cho quá ít (chậm quá trình) hay cho quá nhiều xà lách (sinh ra vi khuẩn nhiều không tốt, dễ tạo mùi hôi thối)
Để nơi thoáng mát (không cần thiết phải có ánh sáng trực tiếp) trong khoảng 2 - 3 ngày là có thể sử dụng tốt.
Các vấn đề phát sinh khi thực hiện :
Trong quá trình thực hiện sẽ xảy ra 1 số hiện tượng như sau :
Thứ 1 :
+ Khi cho xà lách vào trong 24 tiếng nếu như nguồn trùng cỏ của chúng ta tốt và nhiều thì sẽ phân hủy hầu như 70% lá xà lách
+ Đến ngày thứ 2 thì lượng xà lách đã bị phân hủy nhanh chóng gần như hoàn toàn , lúc này là lúc tốt nhất chúng ta bắt đầu tiến hành cho cá bột ăn (chỉ cho ăn khi thấy lá xà lách bị phân hủy nhiều và nước không có mùi hôi thối)
Thứ 2 :
+ Khi cho xà lách vào trong 24 tiếng nếu như nguồn trùng cỏ của chúng ta không có hoặc ít thì sẽ không thấy hiện tượng gì xảy ra
++ Nếu trùng cỏ ít thì đến 24 giờ sau sẽ bắt đầu thấy phân hủy lá xà lách (nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng trùng cỏ có trong nước). Lúc này nước vẫn còn hơi trong và mùi hơi hăng chút ít .Đặc biệt là không có mùi hôi thối.
++ Nếu trùng cỏ không có hoặc quá ít thì đến giờ thứ 36 chúng ta bắt đầu thấy xà lách phân hủy, đi kèm với hiện tượng phân hủy bắt đầu xuất hiện váng (màng mỏng trên mặt nước) .Lúc này cả trùng cỏ (có thể không có) và vi khuẩn bắt đầu phát triển mạnh ,nếu chỉ có vi khuẩn thì sẽ tạo ra mùi hôi thối.
+ Qua ngày thứ 3 mùi hôi thối có thể hết hoặc còn nhiều hơn .Lúc này chúng ta nên chuẩn bị làm lại thì tốt hơn. Khi cho cá bột ăn nếu dùng nguồn nước này nguy cơ nhiễm bệnh chết là rất cao.
Cơ chế và giải thích cơ chế :
Trong trường hợp thứ 1 : Trùng cỏ giống tốt nên khi cho xà lách vào, trùng cỏ sẽ tấn công ngay (chât hữu cơ) làm cho lá xà lách bị phân hủy nhanh chóng, khi nhận thấy lượng xà lách tan gần hết chính là lúc mật độ trùng cỏ đang đông có thể làm thức ăn cho cá bột.
Trong trường hợp thứ 2 : Nếu trùng cỏ quá ít (Rất ít) thì chúng ko thể phân hủy hết lượng chất hữu cơ (3 lá xà lách) trong thời gian ngắn nên vi khuẩn sẽ đồng thời sử dụng chất hữu cơ đó. Khi vi khuẩn bắt đầu tăng sinh thì chúng chiếm rất nhiều dinh dưỡng và háo khí (lấy oxi) đồng thời chúng sinh khí rất mạnh (H2S, CH4 ...) làm cho nguồn nước có mùi hôi thối. Nếu chúng ta để qua 3 -4 ngày khi lượng chất hữu cơ hết thì Vii khuẩn sẽ bị trùng cỏ tấn công và lúc đó sẽ nhẹ mùi hơn .Tuy nhiên chúng ta không nên sử dụng nguồn trùng cỏ có quá nhiều vi khuẩn như vậy vì nó tăng cao nguy cơ nhiễm bệnh cho cá con.
Thành quả :
Sau 2- 3 ngày chúng ta thấy trong xô sẽ có 1 số xơ lá xà lách còn xót lại, nước vẫn khá trong và không có mùi (có thể có mùi hăng hăng ) lúc này có thể đem vào sử dụng tốt.
Sử dụng :
Tùy vào diện tích hồ mà chúng ta chia làm nhiều lần cho ăn trong ngày . Ví dụ như dùng 1 ly nước cho hồ 1m chẳng hạn. 1 ngày cho ăn 3-5 lần là được.
Kết luận :
Cách làm trùng cỏ không khó nhưng chúng ta làm ra đúng thời điểm cho cá con vừa bơi ngang được ăn thì không phải ai cũng làm được, cách tốt nhất là lúc nào ta cũng nên có 1 xô trùng cỏ làm giống tại nơi nuôi cá của mình là tốt nhất.
Chúc các bạn thành công !
Nguồn: Thienduongcacanh
- Chọn 1 cái thau hay chậu lớn, nhớ là kích thước phải lớn chút, diện tích hẹp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm, bốc mùi. Mặt thoáng của hồ nuôi phải rộng, cấm chỉ định nuôi trong bình hoa, chai dầu ăn hay chai nước,...v...v...!
- Đổ nước máy vào đó, rồi để tầm 2 ngày, giải dưới đáy hồ nuôi 1 lớp đất mùn mỏng, nếu có ít bùn ở ao hồ là tốt nhất. Thứ này để cho bobo trùng cỏ sinh sản và ẩn nấp. Nguyên nhân trùng cỏ nuôi ở hồ kính, thùng nhựa sạch hay chết và khó nuôi là ở đây, khi không có đất bùn, chúng sẽ sinh sản lên chính những xác lá rau mà chúng đã ăn xong, nhưng đây là cách thức tạm thời, không duy trì được quần thể.
- Tiếp theo thả trùng cỏ, bobo giống vào hồ. Chỉ cần thả 2 con thôi ^^! 1con cũng được do trong bùn ao hồ cũng chứa sẵn 1 ít rồi, thả cho chắc chắn
- Thức ăn cho trùng cỏ có thể dùng lá rau hàng ngày bạn vẫn dùng trong bữa ăn, không nhất thiết phải là rau này rau nọ, mất công, bóp nhẹ tay rồi vứt vào, ít ít thôi nhé
- Sau đó bạn đổ 1 ít nước cơm vào (cái này là chất kích trùng cỏ nhé, nó sẽ phát sinh trùng cỏ rất nhanh, cực nhanh luôn, nó cũng là thức ăn mà bạn sẽ phải dùng cho bobo, nhưng thứ này lạm dụng thì lại không được, châm thêm ít một bên cạnh lá rau thôi, khoảng 2-3 ngày mới cho 1 lần, và nếu không thấy bobo, trùng cỏ ăn hết thì tuyệt đối không cho ăn thêm (ăn hết là khi nước trong hơn)
- Ngoài nước cơm bạn có thể dùng nước vo gạo (nhưng cái này chậm hơn), nước hoa quả ép (nhưng cái này hôi hơn và chua hơn nuôi ao hồ thì vô tư, nuôi ở nhà là lãnh đủ), các loại dịch hữu cơ khác, bạn nên chọn thứ nào dễ tìm, rẻ tiền, không nặng mùi, đã có kẻ áp dụng nước mắm, vẫn cho kết quả nhưng không khả thi vì gia chủ không dám dùng trùng cỏ mình đã làm.
- Chỗ để hồ nuôi bobo trùng cỏ không nên quá nắng, ánh nắng gián tiếp là tốt nhất. Vi khuẩn cần ánh sáng để trao đổi chất, nhưng nếu quá nhiều thì chúng sẽ bị "tiệt khuẩn"!
OK rồi đó, bạn đã có 1 quần thể vi khuẩn đông đúc đáp ứng cho nhu cầu của mình ^^. Nhưng bạn cần lưu ý điều này nhé, đó là bạn phải làm ít nhất 2 thùng, thùng này làm chênh với thùng kia thời gian là 3 ngày. Do trùng cỏ với bobo có 1 chu kỳ sống khá phức tạp mà mình chưa giải thích được, trong môi trường nhân tạo, dù có nuôi tốt đến đâu, trùng cỏ, bobo chỉ có thể duy trì trong khoảng 10 chu kỳ sinh sản (tức là 30 ngày), sau đó sẽ triệt tiêu dần dần ngày càng ít đi, tuy không chết hết nhưng sẽ chỉ còn lại vài con không thể đủ số lượng để chúng ta sử dụng. Nếu thay toàn bộ nước mới và bắt đầu lại quá trình nuôi từ đầu thì kết quả lại rất tốt.
Bây giờ mình chỉ tạm hiểu hiện tượng này là do vi khuẩn đã hấp thụ hết vi chất cần thiết trong môi trường nuôi thôi, chưa biết đúng hay sai, nuôi ngoài ao thì không bao giờ bị cái này hjx hjx!
Cách ươm trùng cỏ đơn giản tại nhà
Trùng cỏ có mặt ở rất nhiều nơi như : ao, hồ, sông suối và có cả ở cống rãnh ....Vì vậy chúng ta muốn ươm nuôi trùng cỏ trước hết cần phải có con giống.
Cách lấy con giống : lấy mẫu nước ao, hồ, sông suối... hoặc xin những ai có nguồn trùng cỏ giống sẵn là tốt nhất .
+ Cách thực hiện làm trùng cỏ :
Thành phần, nguyên liệu chính :
Trùng cỏ giống (khoảng 1 ly nước là ổn)
Xà lách (xà lách dập ngoài chợ nhiều lắm không cần phải mua . :lol: )
1 cái xô hay thau dùng chứa nước (khoảng 4 - 5l là đủ dùng)
Cuối cùng là nước :mrgreen: :mrgreen:
Cách thực hiện :
Cho vào xô hay thau có chứa nước đã khử clo (tốt nhất là dùng nước cũ đã để qua đêm) 1 ly nước có chứa trùng cỏ giống. Sau đó xà lách chúng ta bóp cho mềm (không bóp cũng ko sao :mrgreen: ) rồi cho vào xô (khoảng 3 lá cho 4 -5 l nước)
--> Không nên cho quá ít (chậm quá trình) hay cho quá nhiều xà lách (sinh ra vi khuẩn nhiều không tốt, dễ tạo mùi hôi thối)
Để nơi thoáng mát (không cần thiết phải có ánh sáng trực tiếp) trong khoảng 2 - 3 ngày là có thể sử dụng tốt.
Các vấn đề phát sinh khi thực hiện :
Trong quá trình thực hiện sẽ xảy ra 1 số hiện tượng như sau :
Thứ 1 :
+ Khi cho xà lách vào trong 24 tiếng nếu như nguồn trùng cỏ của chúng ta tốt và nhiều thì sẽ phân hủy hầu như 70% lá xà lách
+ Đến ngày thứ 2 thì lượng xà lách đã bị phân hủy nhanh chóng gần như hoàn toàn , lúc này là lúc tốt nhất chúng ta bắt đầu tiến hành cho cá bột ăn (chỉ cho ăn khi thấy lá xà lách bị phân hủy nhiều và nước không có mùi hôi thối)
Thứ 2 :
+ Khi cho xà lách vào trong 24 tiếng nếu như nguồn trùng cỏ của chúng ta không có hoặc ít thì sẽ không thấy hiện tượng gì xảy ra
++ Nếu trùng cỏ ít thì đến 24 giờ sau sẽ bắt đầu thấy phân hủy lá xà lách (nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng trùng cỏ có trong nước). Lúc này nước vẫn còn hơi trong và mùi hơi hăng chút ít .Đặc biệt là không có mùi hôi thối.
++ Nếu trùng cỏ không có hoặc quá ít thì đến giờ thứ 36 chúng ta bắt đầu thấy xà lách phân hủy, đi kèm với hiện tượng phân hủy bắt đầu xuất hiện váng (màng mỏng trên mặt nước) .Lúc này cả trùng cỏ (có thể không có) và vi khuẩn bắt đầu phát triển mạnh ,nếu chỉ có vi khuẩn thì sẽ tạo ra mùi hôi thối.
+ Qua ngày thứ 3 mùi hôi thối có thể hết hoặc còn nhiều hơn .Lúc này chúng ta nên chuẩn bị làm lại thì tốt hơn. Khi cho cá bột ăn nếu dùng nguồn nước này nguy cơ nhiễm bệnh chết là rất cao.
Cơ chế và giải thích cơ chế :
Trong trường hợp thứ 1 : Trùng cỏ giống tốt nên khi cho xà lách vào, trùng cỏ sẽ tấn công ngay (chât hữu cơ) làm cho lá xà lách bị phân hủy nhanh chóng, khi nhận thấy lượng xà lách tan gần hết chính là lúc mật độ trùng cỏ đang đông có thể làm thức ăn cho cá bột.
Trong trường hợp thứ 2 : Nếu trùng cỏ quá ít (Rất ít) thì chúng ko thể phân hủy hết lượng chất hữu cơ (3 lá xà lách) trong thời gian ngắn nên vi khuẩn sẽ đồng thời sử dụng chất hữu cơ đó. Khi vi khuẩn bắt đầu tăng sinh thì chúng chiếm rất nhiều dinh dưỡng và háo khí (lấy oxi) đồng thời chúng sinh khí rất mạnh (H2S, CH4 ...) làm cho nguồn nước có mùi hôi thối. Nếu chúng ta để qua 3 -4 ngày khi lượng chất hữu cơ hết thì Vii khuẩn sẽ bị trùng cỏ tấn công và lúc đó sẽ nhẹ mùi hơn .Tuy nhiên chúng ta không nên sử dụng nguồn trùng cỏ có quá nhiều vi khuẩn như vậy vì nó tăng cao nguy cơ nhiễm bệnh cho cá con.
Thành quả :
Sau 2- 3 ngày chúng ta thấy trong xô sẽ có 1 số xơ lá xà lách còn xót lại, nước vẫn khá trong và không có mùi (có thể có mùi hăng hăng ) lúc này có thể đem vào sử dụng tốt.
Sử dụng :
Tùy vào diện tích hồ mà chúng ta chia làm nhiều lần cho ăn trong ngày . Ví dụ như dùng 1 ly nước cho hồ 1m chẳng hạn. 1 ngày cho ăn 3-5 lần là được.
Kết luận :
Cách làm trùng cỏ không khó nhưng chúng ta làm ra đúng thời điểm cho cá con vừa bơi ngang được ăn thì không phải ai cũng làm được, cách tốt nhất là lúc nào ta cũng nên có 1 xô trùng cỏ làm giống tại nơi nuôi cá của mình là tốt nhất.
Chúc các bạn thành công !
Nguồn: Thienduongcacanh